Chúng tôi cũng tìm thấy một kinh nghiệm về đời sống xuất gia, chúng ta phải nhận ra một sự việc rằng, một người tu thường hay có thái độ phân biệt điều này đúng điều kia sai, chúng ta thường có một nấc thang cố định về giá trị của cuộc sống, điều nào cao, điều nào thấp, điều nào phải, điều nào quấy, tự nhiên điều này nó dẫn ta đến thái độ dễ để phê phán, dễ chỉ trích người khác, trong một bài kinh Đức Phật Ngài dạy chúng ta, gọi là kinh Tư Lượng, Ngài dạy chúng ta về cách để nhìn người khác, đặt biệt là nhìn lỗi lầm người khác một cách khôn ngoan, ví dụ chúng ta thấy một người bị cái tật nói nhiều, hoặc giả chúng ta thấy một người có tật hay khoe khoang, khi chúng ta thấy như vậy thì chúng ta hãy tâm niệm rằng, mong rằng mình sẽ không có như vậy, bởi vì mình đã thấy được bằng cái nhìn khách quan, thấy người đó có những hình ảnh không đẹp, thay vì mình chỉ trích người đó xấu, người đó không đúng v.v... chúng ta hãy đem về và tự nhắc nhở trong lòng mình rằng, mong rằng mình sẽ không có như vậy.
TT Giác Đẳng – Kinh Pháp Cú kệ 253 - Minh Hạnh chuyển biên
TT Giác Đẳng – Kinh Pháp Cú kệ 253 - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment