Tuesday, June 25, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Chỉ quy y Phật, quy y Pháp mà không quy y Tăng có được không?

Hỏi:  Nếu một người nói rằng họ chỉ kính Phật, kính Pháp mà không kính Tăng thì họ có thật sự hiểu Pháp, họ có thật sự hiểu Phật, họ có thật sự kính Phật, thật sự kính Pháp không, nếu mà họ không kính Tăng?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 7-5-2013, Thiên Ân chuyển biên)


TT Pháp Đăng trả lời:  Ở trong câu hỏi này, thì thật sự bây giờ cũng có nhiều người họ nói như vậy, nhưng thật sự ra khi họ hiểu tường tận thì họ không nói như vậy. Chư Tăng lo lập chùa, viết kinh viết sách, thuyết pháp, dạy học, và tất cả những người Phật Tử mà họ hiểu được Phật Pháp thì do hạnh đức của Chư Tăng hoằng truyền gọi là “Trụ Như Lai xứ, hành Như Lai sự”. 

Và tất cả Chư Tăng trên thế giới này đã tôn thờ Đức Phật thì một là giảng về Đức Tướng của Đức Phật hay nói về công hạnh của Đức Phật, hay sự tu tập của Ngài, sự thành tựu, sự giáo hóa, Giáo Pháp thiết thực như thế nào mà chư tăng đã thuyết giảng, chùa chiền hay hình tượng Phật thì phải nói đến công hạnh của Chư Tăng. Những người biết được Phật Pháp cần phải do Chư Tăng truyền bá Chánh Pháp, hoặc họ học với vị này, hoặc họ học với vị kia, hoặc những người cư sĩ học với nhau nhưng họ phải biết rằng, cư sĩ có sách để học cũng là do Chư Tăng thuyết giảng hoặc viết ra kinh sách, hoặc thuyết giảng, hoặc dạy học cho những người học hiểu biết Giáo Pháp của Đức Phật, rồi mới trình bày cho những người có lòng tin, họ biết về Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài. 

Nhìn vào thì không tách ly Chư Tăng được. Nếu người nào nói rằng bỏ Chư Tăng ra, quy y Nhị Bảo thôi thì  chuyện này hơi có vấn đề. 

Ở trong Tam Tạng Kinh Điển hay trong thời kỳ hóa độ của Ngài có quy y Nhị Bảo, lúc đó có Đức Phật và có Giáo Pháp Ngài thuyết bài Chuyển Pháp Luân, hay là hai người thương buôn quy y Phật Pháp là hai người quy y đầu tiên thì có thể nói là quy y Nhị Bảo. Nhưng thật sự khi mà đã truyền dài rồi thì Đức Phật cũng là hình bóng của Chư Tăng, bởi Đức Phật Ngài trong hàng Tăng Bảo, Ngài là bậc Đạo Sư, nhưng Ngài cũng mang hình bóng Chư Tăng, cũng mang y bát giống như Chư Tăng, Chư Tăng cũng giống theo hạnh của Ngài. Như vậy thì thật sự ra nếu người nào suy nghĩ ngày xưa khi Đức Phật đắc Đạo Quả, Ngài mới giảng dạy sáu mươi vị Tỳ kheo, Ngài khuyên Chư Tăng hãy đi mỗi người một ngả và hãy đem Giáo Pháp này hoằng truyền, bản thân Đức Phật cũng hoằng truyền nhưng chính Chư Tăng đã giúp Giáo Pháp lan rộng ra. Đức Phật viên tịch Niết Bàn rồi thì Tăng Bảo nối thừa nhau từ đời kiếp này đến đời kiếp khác cho tới bây giờ. Quý vị thấy Đức Phật thọ được 80 tuổi thọ thôi, nhưng Tăng bảo kế thừa đến vô lượng kiếp về sau. 

Chúng ta thấy Đức Phật viên tịch Niết Bàn, bây giờ chúng ta quy y, chúng ta thấy rằng con xin quy y Phật đã nhập Niết Bàn, quy y Pháp, quy y Tăng, quy y Tăng thì không nói Tăng đã nhập Niết Bàn, và trong đó phân ra hai hạng Thánh Tăng và Phàm Tăng, Thánh Tăng là những vị còn thân ngũ uẩn, chưa viên tịch Niết Bàn, nhưng vị nào bỏ thân ngũ uẩn rồi thì gọi là Thánh Tăng đã Niết Bàn. Bởi hàng Tăng Bảo được truyền thừa mạng mạch không dứt kéo dài, nên khi những người quy y Phật đã nhập Niết Bàn, quy y Pháp, quy y Tăng, xin Chư Tăng nhận biết rằng con đã quy y Tam Bảo kể từ hôm nay đến trọn đời. Quý vị biết rằng, Đức Phật tuyên bố người cư sĩ rất khó biết tất cả các Pháp thiện, rất khó biết tất cả các Pháp bất thiện, ngay cả đến Chư Tăng có nhiều khi hỏi đến những câu như từ tâm giải thoát hoặc là vị thân chứng, kiến trí, tùy tín hành thiền pháp hành, có nhiều vị còn không biết, đừng nói đến hàng cư sĩ biết được hết, nên Đức Phật Ngài nói rằng Phật tử thì nhờ gần Chư Tăng, Chư Tăng thì nhờ gần các vị đa văn quảng kiến, nhờ gần các vị Trưởng Lão mà Chư Tăng thành nhân chi mỹ. Thì người Phật tử cũng vậy, nhờ gần gũi Chư Tăng nên học hỏi. Có nhiều khi họ xét Chư Tăng ở đời sống sinh hoạt, họ không nhìn thực tế, có nhiều khi họ nghĩ Chư Tăng ngày xưa là những vị sống trong rừng trong núi, bây giờ Chư Tăng không như vậy nên suy nghĩ của họ có phần tiêu cực, không hiểu rõ tường tận thì họ lại có cách nói bây giờ họ không quy y Tăng Bảo. Không riêng gì Phật giáo Nam Tông, mà Phật Giáo Bắc Tông cũng có nhiều người nói như vậy. Nhưng khi họ nghe ra đầy đủ rồi thì họ không còn tư tưởng đó, thì họ hiểu rằng hàng Tăng Bào nối truyền vô lượng thời gian, ngày nào còn hình bóng Chư tăng, ngày nào còn vị hành Bát Chánh Đạo thì ngày đó còn các bậc Thánh Tăng. Đức Phật nói rằng Bát Chánh Đạo được Chư Tăng học hỏi và Chư Tăng hành, ngày nào còn hành thì ngày đó còn Thánh Tăng. 

Như vậy Đức Phật đã khẳng định hàng Tăng bảo là hàng chứng ngộ Thánh Đạo, Thánh Quả nên quý vị thấy những người cư sĩ khi đắc Đạo Quả rồi thì cũng được liệt vào Tăng, Tăng là nói đến Đạo Quả, hình tướng là người cư sĩ, nhưng Đạo Quả gọi là Thánh Tăng đã đắc Đạo Quả Tu Đà Hườn, đắc Đạo Quả Tư Đà Hàm, đắc Đạo Quả A Na Hàm, đắc Đạo Quả A La Hán. Nên khi mình nói đến từ “Trọng Phật Kính Tăng” là chính xác chứ không thể nói rằng mình kính Phật mà không kính Tăng. Những lần đại hội kết tập Kinh Điển, chính Chư Tăng đã kết tập Tam Tạng Kinh Điển sau khi Đức Phật Niết Bàn ba tháng, là lần kết tập Tam Tạng lần thứ nhất là nhớ bằng tâm, không viết ra, lần thứ hai, thứ ba khi thấy bậc Thánh Tăng ít thì lúc bấy giờ mới viết Tam Tạng ra trên Lá Bối để trên giỏ Pitaka, giỏ Kinh, giỏ Luật, giỏ Luận và truyền cho đời sau. Quý vị thấy ngày xưa khi kinh điển chưa được viết ra bằng sách, thì tất cả Phật ngôn mà Đức Phật dạy thì Chư Tăng phải học, như Tôn giả Rāhula mỗi ngày phải bốc một nắm cát và nguyện hôm nay học nhiều Phật ngôn như nắm cát này, và Ngài học như vậy nên được gọi là Đệ Nhất hiếu học. Thì đó là chúng ta thấy hàng Tăng Bảo đã học Phật Ngôn do Đức Phật dạy và đã truyền khẩu lẫn nhau, ngày xưa Phật Pháp không rối loạn, khi nào mình tìm đúng Chư Tăng thì mình học Phật Pháp, còn những người ngoại đạo có nghe cũng không nhớ được bao nhiêu, nói họ hiểu đúng, nhớ đúng thì họ đã trở thành Thánh Tăng rồi. Nên quý vị thấy có nhiều khi ngoại đạo họ cũng nói, cũng thuyết về Sắc, Thọ, về Dục thì giữa Đức Phật và những người đó khác biệt nhau như thế nào. 

Trong bài kinh Đại Khổ uẩn mà Đức Phật Ngài nói về ngoại đạo nói về Dục, Sắc và các cảm thọ, thì Đức Phật Ngài tuyên bố rằng ta không thấy một chúng sanh nào có thể thấy được vị ngọt của Dục, nguy hiểm của Dục và xuất ly Dục, thì khi hỏi như vậy thì ngoại đạo không biết, ngoại đạo họ cũng đến nghe Đức Phật, nhưng khi họ về củng cố, chúng ta thấy cũng có nhiều Tôn giáo nghe Phật giáo rồi củng cố giáo lý của họ, họ sửa đổi cách giảng, và có nhiều khi người ta vào nghe giảng người ta nói mấy vị linh mục trong nhà thờ, mấy Cha trong nhà thờ giảng giống Phật giáo vậy, cũng nói Nhân Quả, cũng nói này kia nọ, thì chính những người đó họ đọc sách, ngày xưa thì họ nghe, nếu hiểu được thì trở thành bậc Thánh rồi, thấy Pháp nhãn thanh tịnh rồi, nhưng họ còn Phàm nhân còn tri kiến tà kiến nên với trí tuệ của họ không thể nào nhớ được, nên ngày xưa Pháp là do Chư Tăng nắm giữ, học để truyền dạy lẫn nhau, xuất gia đi theo để các vị lớn dạy các vị nhỏ, còn bây giờ viết theo kinh sách thì họ nghĩ rằng họ không cần Tăng Bảo, thậm chí bây giờ nhiều vị nhỏ cũng không cần vị lớn, họ nghĩ rằng bây giờ họ tự học được rồi, cũng có những trường hợp đó, ngày xưa thì không có trường hợp đó, nên chúng ta thấy Phật Pháp ngày xưa Chư Tăng truyền khẩu với nhau thì chiều hướng để tầm cầu học hỏi thì có, ví dụ như vị nhỏ phải kính vị Trưởng Lão để học hỏi, để xin y chỉ, nhưng bây giờ có Tam Tạng Kinh Điển rồi nên có nhiều vị họ không nương ai hết, họ tự học nên chúng ta mới thấy có rối loạn, Phật tử cũng có trường hợp này nên nhiều khi họ nói rằng họ quy y Phật, quy y Pháp, không quy y Tăng, nhưng khi họ hiểu đúng thì không phải như vậy. Nếu họ không quy y Tăng thì họ không hiểu được ân đức Chư Tăng đã học hỏi truyền thừa Chánh Pháp của Đức Phật lại. Khi Di mẫu Gotami đem bộ y cúng dường Đức Phật, Đức Phật Ngài nói rằng cúng dường cho Ngài không có phước bằng cúng dường cho Tăng chúng, vì Tăng chúng có Đức Phật quá khứ, có Đức Phật hiện tại, Đức Phật tương lai nữa, thành ra khi Di Mẫu Gotami cúng dường bộ y mà Đức Phật không nhận là quý vị thấy tại sao Ngài không nhận. Ngài muốn nói lên Tăng chúng trong đó là tất cả các bậc Chánh Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác, những vị đang đắc Đạo Quả và sẽ đắc Đạo Quả, Chư Tăng đã đắc đạo trong quá khứ, hiện tại, vị lai, ân đức Tăng Bảo thù diệu như vậy. 

No comments:

Post a Comment