Thursday, June 20, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Phải chăng để đoạn trừ tà pháp không những là chỉ "không làm ác pháp" mà còn phải huân tu thiện pháp đối trị?

Hỏi. Phải chăng để đoạn trừ tà pháp không những là chỉ "không làm ác pháp" mà còn phải huân tu thiện pháp đối trị?  

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 19-6-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân trả lời: Trong Phật Pháp thì Đức Phật Ngài có nói rõ ràng ác pháp là ác pháp, thiện pháp là thiện pháp. Trong A Tỳ Đàm chúng ta thấy rằng những pháp thuộc về thiện, những pháp thuộc về bất thiện đã phân nhóm rõ ràng. Có những pháp thuộc về vô ký, nhưng vô ký ở đây thì cả pháp thiện và bất thiện đều có động lực để mang đến quả nếu bằng với pháp ý thiện với bằng chủ ý thiện thì tác tạo phối hợp với tâm thiện thì vẫn được đưa đến quả an vui cho mình, nếu bằng tác ý bất thiện chủ ý bất thiện thì phối hợp với những tâm bất thiện có những hành vi bất thiện thì vẫn dẫn đến quả khổ. Điều đó là điều chúng ta biết. Còn đối với những pháp vô ký thì nó không có quả, có những pháp vốn là không có động lực và nó cũng không phải chỉ là kết quả của một nhân thiện hay nhân bất thiện để mang đến quả gọi là những pháp vô nhân hay gọi là những pháp vô ký.

 Thì ở đây, trong kinh phân ra nhóm nào là nhóm bất thiện, nhóm nào là thuộc nhóm thiện. Nhóm thiện thì cần phải tu tập, nhóm bất thiện thì cần phải đoạn trừ. 

 Trong cuộc sống luân hồi của phàm phu chúng sanh do nhân phiền não, do nhân của nghiệp, cho nên có sanh tử luân hồi, do đó có quả của luân hồi. Cho nên, việc tu tập ở trong Phật Pháp Đức Phật có dạy rõ là chúng ta cần phải loại bỏ những phiền não. Như trong câu Pháp Cú Đức Phật dạy:

 - "Không làm các việc ác, thực hành các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Chư Phật" 

 Khi đọc những câu Phật ngôn như vậy, mình biết các việc ác thì không làm mà các việc thiện thì mình phải năng nỗ làm và phải làm cho tâm ý mình trong sạch, vì tâm ý vốn không trong sạch, nó bị bợn nhơ của phiền não, đó là vô minh tham ái và chấp thủ, do như vậy nó khiến cho có hành vi bất thiện.

 Cho nên, một người tu tập thì cần phải tu tập những thiện pháp và loại bỏ những ác pháp. Trong kinh còn có ví dụ rằng nếu mà thiện pháp tăng trưởng thì ác pháp sẽ đẩy lùi, cũng như, ánh sáng xuất hiện ở nơi nào thì bóng tối lui dần ở nơi đó. Cũng như vậy, với một người tu tập những thiện pháp đó là việc cần làm để loại trừ những ác pháp.

 Tiáo lý của Đạo Phật thì không phải là vốn tự nhiên, không phải như Đạo Giáo cho rằng mọi pháp đều là tự nhiên, mọi điều trên thế gian này vốn là tự nhiên, và thuận theo cái tự nhiên đó để rồi trở thành cái tịnh mặc, đó là theo triết lý của Đạo Giáo. 

 Nhưng đối với Phật Giáo thì chúng ta thấy rõ một điều là nguyên nhân dẫn đến luân hồi sanh tử là do nghiệp, do phiền não, vì có phiền não cho nên chúng sanh luân hồi sanh tử và khổ đau. Mình muốn bỏ đi cái khổ đau muốn chấm dứt cái khổ đau thì chỉ có tu tập những thiện pháp để loại bỏ những ác pháp. Và chúng ta không phải là thuận theo những cái tự nhiên mà nó lại vốn theo chủ trương của một số triết lý của một số tôn giáo hay là một số triết lý nào đó. Nhưng, đối với Phật Giáo thì việc tu tập để thuần thiện rất là cần, bởi vì chỉ những điều đó mới thật sự mang đến điều thanh lọc được nội tâm. 

 Mà thanh lọc được nội tâm là con đường mình tu tập, tu tập giới, tu tập định, tu tập tuệ, là nền tảng giới định tuệ, dựa trên nền tảng giới định tuệ đó vị hành giả hay một người tu theo Đạo Phật cần phải thực hành. 

 Cho nên, đối với các pháp, cả nhóm pháp bất thiện cần phải loại trừ bỏ tức là mình phải tu tập những thiện pháp để loại bỏ. Mình có chánh ngữ thì phải bỏ tà ngữ, mình phải tu tập chánh ngữ. Không phải là mình chỉ im lặng bởi vì các tác tạo của thân nghiệp, khẩu nghiệp, hoặc ý nghiệp đều bằng sự chủ tâm và cái chủ tâm đó là cái đổng lực để mình cương quyết hay cái chủ tâm để mình làm những điều đó cho nên mình muốn bỏ ác pháp thì mình cần phải tu tập những thiện pháp, và mình muốn bỏ được tà ngữ thì mình phải tu tập những thiện ngữ, tu tập chánh ngữ, cái gì mang đến hại mình hại người hoặc là gây khổ đau cho chúng sanh thì đó là tà ngữ. 

 Tu tập chánh ngữ là mình không nói lời chia rẽ hay nói lời độc ác hay nói lời thô ác mà mình cần phải nói những lời dịu ngôn nói những lời hoà hợp nói những lời tiến bộ, nói những lời được lợi ích v.v.... thì đó là những điều mình cần phải làm và qua đó thì quả vị thánh nhân hoặc quả vị Phật đều là do sự nỗ lực của cá nhân của từng mỗi người, quả vị đó là do khi loại bỏ những phiền não loại bỏ hết những bợn nhơ hay nói rõ là loại bỏ hết những ác pháp và tu tập những thiện pháp. 

 Trong kinh có ví dụ: với tâm phiền não thì có những pháp mình cần phải tu tập để mình loại bỏ hay mình lấy thiện pháp để loại trừ ác pháp. Một người có tâm suy nghĩ những điều bất thiện như tham dục như sân hận như não hại v.v... khi mình suy nghĩ những điều đó là mình biết là tư duy bất thiện, cho nên lúc bấy giờ vị hành giả có tu tập phải hướng tâm của mình đến tư duy thiện để loại bỏ những pháp bất thiện, như một người tu tập chánh niệm, dùng chánh niệm của mình để loại bỏ những tà niệm. Trong kinh thí dụ, giống như đối với một người thợ mộc dùng cái nêm này để thay bỏ cái nêm khác, cái nêm cũ đã dính. Bây giờ mình dùng chánh niệm để loại bỏ tà niệm, dùng chánh ngữ để loại bỏ tà ngữ, hoặc là dùng chánh tư duy để loại bỏ tà tư duy, chứ không phải tự nhiên mà nó đến với mình, hay hoặc là tự nhiên nó lại thành pháp thiện. Cả điều thiện và cả điều bất thiện thì bằng sự nỗ lực hay bằng sự dũng tâm của mình tác tạo.

 Trong kinh Pháp Cú có dạy: "Đã làm thiện thì phải hăng say, chứ lành nhất định vui vầy luôn luôn, mà đã làm ác thì phải bỏ mau mau, chứ ác nhất định khổ sầu luôn luôn". Do vậy, mình đã làm thiện thì mình phải hăng say để loại bỏ những pháp bất thiện, và khi mà mình có những pháp bất thiện ở trong lòng trong tâm thì mình phải loại bỏ mà muốn loại bỏ thì mình phải thực hành những thiện pháp ./.     
             

No comments:

Post a Comment