TT Giác Đẳng hỏi: xin TT Tuệ Siêu hoan hỷ giúp cho mọi người phân biệt một điểm, là thông thường khi một người lớn lên đi vào đời, đặc biệt trong quan niệm Đông Phương, chúng ta là người đàn ông, bậc nam nhi ở đời thì phải có trí cả, trí cả tức là một trí lớn mong mỏi làm một cái gì đó cho sự nghiệp cho cuộc đời. Nhưng mà rồi, lại có nhiều người cho rằng tham vọng và trí cả đó, hầu như chúng là một chứ chúng ta không có phân biệt được. Hễ một người nuôi hoài bão lớn, nuôi một trí nguyện lớn thì điều đó có nghĩa tham vọng lớn, do vậy bây giờ chúng ta thử đặt trường hợp nếu tham vọng được tính là phiền não, thì chúng ta cũng phải nói rằng có những thứ trí cả, có những thứ trí lớn mà ở đó nó nằm ngoài sự chi phối của phiền não. Nếu chúng ta nói như vậy thì TT Trí Siêu có thể cho thấy sự khác biệt gì giữa một người lập trí, và một người chạy theo tham vọng của mình, hai điểm đó khác nhau như thế nào? và làm sao để chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt của chúng, để chúng ta không chạy theo những tham vọng mù quáng, nhưng đồng thời vẫn nuôi được trí lớn của mình?
(câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Trí Siêu trả lời: Thực ra, hai từ này theo quan niệm thường thức, thì mọi người họ nghĩ rằng sẽ giống nhau, nhưng thực tế nếu phân tích cho kỹ, chúng ta sẽ thấy sự khác nhau. Như chúng ta biết chữ chanda nghĩa là ham muốn, ước muốn, chữ chanda này, nếu chúng ta nói một cách chung chung như vậy, thì chưa hẳn đề cập đến tham vọng thuộc về bất thiện pháp, bởi vì nếu mà ý kiến, hay là trí cả, hoặc là nói theo Phật Pháp, thì đây là một trí nguyện nó đều xuất phát từ chữ chanda mà ra, cho nên chữ chanda ở đây nó còn bao hàm theo nghiã thiện nữa, nghĩa tốt nữa.
Bởi vậy cho nên khi chúng ta đề cập đến vấn đề tham vọng, và một người có một trí cả, trong trường hợp này chúng ta nên nhận xét như thế nào, một sự hoài bảo như thế nào là tham vọng, và hoài bảo như thế nào được gọi là ý trí rất đáng tôn trọng, rất đáng để được tán thán.
Những người mà họ có một ướt muốn để đạt đến mục đích thành tựu, một địa vị, một quyền chức và để nâng cao nhân phẩm của họ, cái danh dự của họ, để họ có được một đời sống vẻ vang hơn, tốt đẹp hơn bây giờ, thì trong trường hợp này gọi người đó là người có tham vọng.
Nhưng nếu như một người có một trí nguyện có tánh cách là để phục vụ cho tha nhân, phục vụ bất cầu lợi và để thành tựu được mục đích cao thượng, thì trong trường hợp này người đó lập nên một cái hoài bảo một cái ý trí, một cái trí cả, thì theo trường hợp đó chúng ta không nên dùng từ gọi là tham vọng.
Và ở đây trong trường hợp này theo từ chữ chanda mà ra, nếu như là tham vọng thì chúng ta nên gọi là Kamacchanda, còn nếu như chỉ là một hoài bão thì chúng ta gọi là dhamma chanda, còn nếu như chúng ta nói đó là một ý trí thì chúng ta gọi đó là danh từ dhiti hoặc dhiti chanda, chúng ta sài những từ như thế đó thì có lẽ chúng ta sẽ được rõ ràng hơn.
Và ở đây nói tóm lại, theo thường thức thông thường họ nói rằng một người có một hoài bão làm việc lớn, thì họ cho rằng đó là người có tham vọng lớn, nhưng ở đây chúng ta chưa vội để chúng ta khẳng định điều đó, còn tùy thuộc vào mục đích mà người đó đạt tới, mục đích đó phục vụ cho quần chúng, cho tha nhân, và mục đích đó là thoát ly khỏi sự đam mê thụ hưởng. Hay là mục đích đó sẽ thành tựu được những gì mà họ thích thụ hưởng. Thì chúng ta sẽ tùy theo mục đích, tùy theo giá trị tính chất mà người đó đặt hoài bão để dùng từ gọi là trí cả hay là từ tham vọng.
No comments:
Post a Comment