Đức Phật Ngài dạy rằng cuộc sống quan trọng ở chỗ sở hành, Ngài hướng chúng ta thường về một điểm vô cùng tinh tế, điểm đó là chữ tạo tác. Không phải sự tạo tác của cơ năng hay là sự tạo tác mang tánh cách máy móc, mà sự tạo tác đó mang tánh cách nghiệp báo, mang tánh cách nhân quả. Nhân quả kể cả nhân quả dị thục. Quả dị thục chúng tôi muốn nói ở tại đây khi Đức Phật đề cập đến thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, thì Ngài cho chúng ta biết một khía cạnh quan trọng rằng, ở trong vòng hiện hữu liên tục đó có nhiều thứ mà chúng ta không kiểm soát được.
Chúng tôi lấy ví dụ là sáng nay quí vị soi gương thấy ở trên mặt đã bắt đầu có vài vết nhăn, những dấu ấn của thời gian đã tìm thấy ở trên khuôn mặt xinh đẹp của mình. Quí vị có thể nghĩ rằng mình tìm cách khống chế lại nó. Nhưng Đức Phật cho chúng ta biết rằng những tiếp diễn của thời gian, những thay đổi của thời gian, những dấu hiệu đó không nằm nhiều ở trong sự kiểm soát của chúng ta. Cho dù chúng ta có làm thế nào đi nữa thì, cái chung cuộc hoặc sớm hoặc muộn thì chúng ta cũng phải già.
TT Giác Đẳng – Kinh Pháp Cú - kệ 281, Minh Hạnh chuyển biên
Chúng tôi lấy ví dụ là sáng nay quí vị soi gương thấy ở trên mặt đã bắt đầu có vài vết nhăn, những dấu ấn của thời gian đã tìm thấy ở trên khuôn mặt xinh đẹp của mình. Quí vị có thể nghĩ rằng mình tìm cách khống chế lại nó. Nhưng Đức Phật cho chúng ta biết rằng những tiếp diễn của thời gian, những thay đổi của thời gian, những dấu hiệu đó không nằm nhiều ở trong sự kiểm soát của chúng ta. Cho dù chúng ta có làm thế nào đi nữa thì, cái chung cuộc hoặc sớm hoặc muộn thì chúng ta cũng phải già.
TT Giác Đẳng – Kinh Pháp Cú - kệ 281, Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment