Hỏi: Bạch Sư, theo kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật Ngài dậy chỉ có một con đường duy nhất đưa đến Niết Bàn là Tứ Niệm Xứ. Nếu những đề mục thiền chỉ không đưa đến giải thoát thì tại sao Đức Phật lại dạy 40 đề mục thiền chỉ làm gi`?
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Đăng trả lời: Câu hỏi là tại sao Đức Phật Ngài dậy bài kinh Niệm Xứ là con đường duy nhất mà Ngài còn dạy 40 đề mục thiền?
Vì những đề mục này, Đức Phật Ngài biết cơ tánh của chúng sanh. Chúng sanh nào mến cõi dục thì lấy cõi dục làm cảnh hiện hữu, những chúng sanh mến cõi sắc thì lấy đề mục cõi sắc làm hiện hữu, chúng sanh mến vô sắc thì lấy đề mục vô sắc làm hiện hữu. Dù trong 31 cõi thì bậc Đạo Sư Ngài cũng biết được chúng sanh dính mắc ở chỗ nào, và đối với những người cần thần thông thì Đức Phật phải có thần thông mới độ họ được.
Thì như vậy, bậc Đạo Sư Ngài thiện sảo trong vấn đề thiền định, và Ngài cũng biết được những cơ tánh của những chúng sanh, do những người hành nan đắc nan, hành vị đắc vị, hành vị đắc nan, hành nan đắc vị. Và Ngài cũng biết cơ tánh của chúng sanh, biết chúng sanh này do nhiều đời họ thích những cái gì đó đẹp.
Như câu chuyện đệ tử Ngài Sariputta, vị Tỳ khưu này nếu dạy đề mục thể trược thì vị này không tu được, và những đề mục bất tịnh thì vị này cũng không tu được. Nhưng ngược lại vị này do tu nhiều đời nhiều kiếp làm thợ bạc thường hay nhìn vàng, thường tạo những nữ trang bằng vàng nạm ngọc rất đẹp, nên vị này do thường cận y duyên nhiều như vậy, mà đưa đề mục bất tịnh thì sẽ không bao giờ niệm mà tu được.
Nên Ngài Sariputta độ đệ tử lâu mà không được mới đem đến Đức Phật, Đức Phật biết được cơ tánh của chúng sanh này và Đức Phật nói: "thôi được rồi , sáng đem lên ta rồi chiều đem về". Xong rồi sáng đem đến Đức Phật Ngài dùng thần thông, Ngài hóa ra đề mục như là cánh hoa sen để cho vị đó ngồi nhìn cánh hoa sen đó, một cánh hoa sen rất rực rỡ rồi từ từ tâm vị này lắng lòng thu húc vào đó thi` cánh hoa sen đó bị héo sào đi và vị đó mới chuyển qua đề mục thiền quán được. Nghĩ rằng vật này dù nó đẹp như vậy nhưng nó cũng bị hoại đi.
Thì khi Đức Phật Ngài nói về những đề mục thiền chỉ cho những người đó đắc thần thông, và Ngài cũng biết những người có thần thông cũng phải nhờ đề mục thiền chỉ này, về đề mục như, xanh, đỏ, trắng, vàng, đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, và hư không là những đề mục có thể hiện được thần thông, đó là thiền chỉ .
Và nếu mà nhờ chỉ quán song tu, có nghĩa là nhờ thiền chỉ để Ty` Khưu này đắc được đạo quả với lục thông, với tứ tuệ phân tách. Thời kỳ của Đức Phật, đặc biệt những chúng sanh đắc được đạo quả có lục thông tuệ phân tích, đó là do khả năng, do phước báu chúng sanh đó mà họ có thể tu chỉ quán song tu, hoặc là có thể tu thiền chỉ trước rồi tu thiền quán sau, hoặc có thể tu thiền quán trước rồi tu thiền chỉ sau. Thì như vậy, nên căn cơ trình độ chúng sanh như thế nào, Đức Phật Ngài biết hoàn toàn nên Ngài không có thiên một bên nào. Ngài đã biết được như chân như thật.
Có những vị Tỳ Khưu cần đắc được thiền định rồi mới đè được 5 triền cái như: dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái thì vị đó chuyển qua thiền quán được. Thì như vậy nên khả năng thiền định cũng đè được những triền cái mà trong bát chánh đạo chúng ta thấy như chánh định và chánh niệm.
Thì Chánh Định tìm thấy ở đâu? tìm thấy ở trong 5 chi thiền, gọi chánh định tìm thấy được trong 5 chi thiền, rõ ràng là như vậy.
Chánh Niệm tìm thấy ở đâu?, tìm thấy ở trong 4 Nệm Xứ.
Thì như vậy là giáo pháp của Đức Phật trong bát chánh đạo có định niệm gọi là định quán hay gọi là thiền chỉ quán song tu, thì trong bát chánh đạo, nếu mi`nh coi kỹ lại mới thấy rõ ràng trong chi định, Đức Phật hỏi:
Định tìm thấy ở đâu?, tìm thấy ở trong 5 thiền chi.
Niệm tìm thấy ở đâu? tìm thấy trong 4 Niệm Xứ.
Thì chính như vậy Đức Phật nói trong bát chánh đạo rõ ràng là như vậy, chứ không phải Đức Phật Ngài không biết, mà giáo pháp của những vị đại nhân như Đức Phật là vị Chánh Đẳng Giác thì giáo pháp của Ngài đầy đủ hết.
Nó giống như có đủ thức ăn cho người nào muốn ăn loại vật thực nào cũng được, chứ không phải riêng loại vật thực cho người mạnh khoẻ, mà không có vật thực cho người bịnh, thì không phải như vậy. Nên những đề mục thiền định đó cũng không khác gì những đề mục cho những người già hoặc những em bé ăn được vật thực này nó sẽ lớn từ từ. Do có định rồi sẽ có niệm, về niệm thân, niệm thô, niệm tâm, niệm pháp, chính vì như vậy nên giáo pháp của Đức Phật, chúng ta nhìn thấy trong bát chánh đạo, chúng ta sẽ thấy rõ ràng.
Như vậy định niệm có thì tuệ quán sẽ phát sanh một chánh kiến, đó là tri đạo sẽ bắt đầu sanh lên ở trong đạo đế để làm thành việc bát chi đạo nó hoàn thành trong tâm đạo, chính đề mục thiền chỉ cũng trợ lực, cũng đè được 5 triền cái. Và Đức Phật Ngài biết được tường tận như vậy nên không phải riêng về đề mục thiền quán như là thân thọ tâm pháp, mà Ngài cũng dạy đề mục thiền chỉ để cho là chỉ quán xong tu, hoặc có thể dùng đề mục thiền chỉ này là hiện tại lạc trú nhập vào thiền duyệt, gọi là thiền nirodha, như vậy nên có đề mục thiền chỉ này nó cũng hộ trợ cho những vị đó hiện tại nhập vào những đề mục thiền gọi là 9 thiền, thiền nirodha là định hiện tại lạc trú, hiện tại hưởng được hương vị Niết bàn.
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Đăng trả lời: Câu hỏi là tại sao Đức Phật Ngài dậy bài kinh Niệm Xứ là con đường duy nhất mà Ngài còn dạy 40 đề mục thiền?
Vì những đề mục này, Đức Phật Ngài biết cơ tánh của chúng sanh. Chúng sanh nào mến cõi dục thì lấy cõi dục làm cảnh hiện hữu, những chúng sanh mến cõi sắc thì lấy đề mục cõi sắc làm hiện hữu, chúng sanh mến vô sắc thì lấy đề mục vô sắc làm hiện hữu. Dù trong 31 cõi thì bậc Đạo Sư Ngài cũng biết được chúng sanh dính mắc ở chỗ nào, và đối với những người cần thần thông thì Đức Phật phải có thần thông mới độ họ được.
Thì như vậy, bậc Đạo Sư Ngài thiện sảo trong vấn đề thiền định, và Ngài cũng biết được những cơ tánh của những chúng sanh, do những người hành nan đắc nan, hành vị đắc vị, hành vị đắc nan, hành nan đắc vị. Và Ngài cũng biết cơ tánh của chúng sanh, biết chúng sanh này do nhiều đời họ thích những cái gì đó đẹp.
Như câu chuyện đệ tử Ngài Sariputta, vị Tỳ khưu này nếu dạy đề mục thể trược thì vị này không tu được, và những đề mục bất tịnh thì vị này cũng không tu được. Nhưng ngược lại vị này do tu nhiều đời nhiều kiếp làm thợ bạc thường hay nhìn vàng, thường tạo những nữ trang bằng vàng nạm ngọc rất đẹp, nên vị này do thường cận y duyên nhiều như vậy, mà đưa đề mục bất tịnh thì sẽ không bao giờ niệm mà tu được.
Nên Ngài Sariputta độ đệ tử lâu mà không được mới đem đến Đức Phật, Đức Phật biết được cơ tánh của chúng sanh này và Đức Phật nói: "thôi được rồi , sáng đem lên ta rồi chiều đem về". Xong rồi sáng đem đến Đức Phật Ngài dùng thần thông, Ngài hóa ra đề mục như là cánh hoa sen để cho vị đó ngồi nhìn cánh hoa sen đó, một cánh hoa sen rất rực rỡ rồi từ từ tâm vị này lắng lòng thu húc vào đó thi` cánh hoa sen đó bị héo sào đi và vị đó mới chuyển qua đề mục thiền quán được. Nghĩ rằng vật này dù nó đẹp như vậy nhưng nó cũng bị hoại đi.
Thì khi Đức Phật Ngài nói về những đề mục thiền chỉ cho những người đó đắc thần thông, và Ngài cũng biết những người có thần thông cũng phải nhờ đề mục thiền chỉ này, về đề mục như, xanh, đỏ, trắng, vàng, đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, và hư không là những đề mục có thể hiện được thần thông, đó là thiền chỉ .
Và nếu mà nhờ chỉ quán song tu, có nghĩa là nhờ thiền chỉ để Ty` Khưu này đắc được đạo quả với lục thông, với tứ tuệ phân tách. Thời kỳ của Đức Phật, đặc biệt những chúng sanh đắc được đạo quả có lục thông tuệ phân tích, đó là do khả năng, do phước báu chúng sanh đó mà họ có thể tu chỉ quán song tu, hoặc là có thể tu thiền chỉ trước rồi tu thiền quán sau, hoặc có thể tu thiền quán trước rồi tu thiền chỉ sau. Thì như vậy, nên căn cơ trình độ chúng sanh như thế nào, Đức Phật Ngài biết hoàn toàn nên Ngài không có thiên một bên nào. Ngài đã biết được như chân như thật.
Có những vị Tỳ Khưu cần đắc được thiền định rồi mới đè được 5 triền cái như: dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái thì vị đó chuyển qua thiền quán được. Thì như vậy nên khả năng thiền định cũng đè được những triền cái mà trong bát chánh đạo chúng ta thấy như chánh định và chánh niệm.
Thì Chánh Định tìm thấy ở đâu? tìm thấy ở trong 5 chi thiền, gọi chánh định tìm thấy được trong 5 chi thiền, rõ ràng là như vậy.
Chánh Niệm tìm thấy ở đâu?, tìm thấy ở trong 4 Nệm Xứ.
Thì như vậy là giáo pháp của Đức Phật trong bát chánh đạo có định niệm gọi là định quán hay gọi là thiền chỉ quán song tu, thì trong bát chánh đạo, nếu mi`nh coi kỹ lại mới thấy rõ ràng trong chi định, Đức Phật hỏi:
Định tìm thấy ở đâu?, tìm thấy ở trong 5 thiền chi.
Niệm tìm thấy ở đâu? tìm thấy trong 4 Niệm Xứ.
Thì chính như vậy Đức Phật nói trong bát chánh đạo rõ ràng là như vậy, chứ không phải Đức Phật Ngài không biết, mà giáo pháp của những vị đại nhân như Đức Phật là vị Chánh Đẳng Giác thì giáo pháp của Ngài đầy đủ hết.
Nó giống như có đủ thức ăn cho người nào muốn ăn loại vật thực nào cũng được, chứ không phải riêng loại vật thực cho người mạnh khoẻ, mà không có vật thực cho người bịnh, thì không phải như vậy. Nên những đề mục thiền định đó cũng không khác gì những đề mục cho những người già hoặc những em bé ăn được vật thực này nó sẽ lớn từ từ. Do có định rồi sẽ có niệm, về niệm thân, niệm thô, niệm tâm, niệm pháp, chính vì như vậy nên giáo pháp của Đức Phật, chúng ta nhìn thấy trong bát chánh đạo, chúng ta sẽ thấy rõ ràng.
Như vậy định niệm có thì tuệ quán sẽ phát sanh một chánh kiến, đó là tri đạo sẽ bắt đầu sanh lên ở trong đạo đế để làm thành việc bát chi đạo nó hoàn thành trong tâm đạo, chính đề mục thiền chỉ cũng trợ lực, cũng đè được 5 triền cái. Và Đức Phật Ngài biết được tường tận như vậy nên không phải riêng về đề mục thiền quán như là thân thọ tâm pháp, mà Ngài cũng dạy đề mục thiền chỉ để cho là chỉ quán xong tu, hoặc có thể dùng đề mục thiền chỉ này là hiện tại lạc trú nhập vào thiền duyệt, gọi là thiền nirodha, như vậy nên có đề mục thiền chỉ này nó cũng hộ trợ cho những vị đó hiện tại nhập vào những đề mục thiền gọi là 9 thiền, thiền nirodha là định hiện tại lạc trú, hiện tại hưởng được hương vị Niết bàn.
No comments:
Post a Comment