Hỏi: Nếu một người nói rằng Phật tử làm phước mà ưa thích trong phước báo cũng là sự tăng trưởng lòng tham. Chúng ta nên trả lời câu hỏi đó như thế nào?
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, thời giảng kinh Pháp Cú, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Đăng: Nếu có một người hỏi mình làm phước mà ưa thích trong phước báu cũng là sự tăng trưởng lòng tham. Nếu điều này được hỏi thì nên phân biệt cho họ thấy đức Phật ngài cũng tuyên bố rất là nhiều về vấn đề này. Nếu một người biết bố thí hay bất luận làm các thiện sự công đức nào thì chúng ta làm ra đó bằng cái gì tế khôn phò nguy.
Đức Phật Ngài cũng nói với bà Sumanà: Này Sumanà, nếu người bố thí hay người có hành động lành từ thân thì người này nếu làm những thiện sự công đức như vậy người đó sẽ được sanh thiên giới. Hoặc người đó sanh làm người thì phước báo vẫn cho người đó được an ổn. Nếu người đó xuất gia thì người đó cũng nhận được sàn tọa, y phục hoặc thường được nhận y phục. Đức Phật Ngài đã dạy như vậy. Người đó đến hội chúng nào thì hội chúng đó vui mừng tiếp đón. Và nếu người đó được sanh thiên giới thì cảnh trời nào cũng hoan hỷ tiếp đón. Sự mong mỏi thiện sự công đức như vậy, nếu người đó làm được như vậy thì rất tốt đẹp vì việc làm đó hoàn toàn mình cho ra. Một người bố thí như vậy là hoàn toàn cho ra. Làm cho mọi người ưa thích, hội chúng đó ưa thích. Cho dù người nói lời ái ngữ và thực sự dùng lời ái ngữ thì đó là lời nói dễ nghe, dễ chấp nhận và lời nói đó luôn luôn người ta thích nghe và muốn nghe chứ không phải là những lời nói thô bỉ, cọc cằn, thô ác.
Vậy nên đối với người có thiện sự công đức nhiều thì thân nghiệp người đó cũng từ hòa, khẩu nghiệp người đó cũng từ hòa, ý nghiệp người đó cũng từ hòa với lợi ích cho rất nhiều người. Người đó tới đâu thì ở đó có lợi ích cho hội chúng đó, tới hội chúng đó với một sự tự tín.
Đức Phật Ngài dạy nếu một người có sự bố thí, hội chúng nào người đó đi đến với lòng tư tín, không hoang mang lo sợ và người nào làm với thân nghiệp, với khẩu nghiệp, với ý nghiệp đẹp thì người đó cũng tự tin. Tự tin mình là con người tốt đẹp, mình với bàn tay mở rộng và mình đã thực hành pháp tối thượng. Pháp bố thí, pháp cho ra cũng là pháp nhiếp phục mọi người. Người làm được thiện sự công đức như vậy thì gọi là pháp dục, trong đó thiện sự công đức mong mỏi làm cho thế giới này được an lạc. Mong mỏi làm cho mình thoát khỏi lòng bỏn xẻn, keo kiết, cũng mong mỏi cho mọi người, làm gương lành cho mọi người, cho xã hội, cho quần chúng. Nên đức Phật Ngài cũng khuyên nếu một người nào muốn được mọi người ái kính thì người đó phải là người có thiện sự, thiện sự công đức trong thân hành, khẩu hành, ý hành.
Nếu nói rằng đó là tham vọng thì đó là pháp dục tốt đẹp cho bản thân mình, cho người, cho đời này, cho đời sau, cho hội chúng mình, hội chúng người, lợi ích an lạc cho đời này và cho đời sau. Như vậy đức Phật Ngài đã dạy rằng rất nhiều lợi ích đối với một người có thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp tốt đẹp, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có thiện sự, biết bố thí, biết giữ giới, một sự tự tín có đối với người đó. Đó là cái tốt đẹp chứ không phải là tham vọng.
Tham vọng thì thường có một thu đoạt, còn làm thiện sự là pháp dục, nghĩa là mong mỏi làm được nhiều thiện sự công đức, cho ra bằng ngoại vật tứ chi, bằng cả sanh mạng của mình. Đó là ly tham tối thượng. Trong tất cả các pháp hữu vi, vô vi, đức Phật gọi ly tham là tối thượng. Ly tham là cho ra. Người đó khi làm thiện sự công đức như vậy thì tâm người đó là tâm ly tham.
Con xin trả lời: Người làm được nhiều thiện sự công đức vậy là người ly tham. Người ly tham như vậy là người tối thắng. Trong tất cả các hội chúng mà hội chúng nào có ly tham thì hội chúng đó tối thắng. Biềt cho ra là một người biết ly tham.
No comments:
Post a Comment