Hỏi :Sự tưởng qua giữa hơi thở và trạng thái tâm được nói thế nào trong Phật Pháp?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 2-9-2013, Từ Minh chuyển biên)
TT Tuệ Quyền: Có thể nói hơi thở chính là thân hành của chúng ta. Tâm cần phải đặt trên hơi thở, tức có chánh niệm và chánh định dù trong thiền chỉ hay thiền quán. Chúng ta không thể nói rằng chúng đang thở nhưng không biết đang thở ra hơi thở. Đó là không có định niệm trong đó. Có thể nói tâm chúng ta đang bị phóng dật. Khi chúng ta định trong hơi thở của mình hay theo dõi hơi thở theo thiền quán, hơi thở cần phải được tâm định. Tâm chánh niệm liền kề ngay khi đó. Khi chứng đắc Sơ, Nhị, Tam và Tứ thiền, hơi thở của vị đó có thể ngừng lại. Tâm điều khiển một cách trực tiếp xuyên qua hơi thở và gắn liền với hơi thở. Chúng đi một cách song hành với nhau. Dĩ nhiên, tâm có điều khiển đi trước. Ta ghi nhận hơi thở vào, ra nhẹ nhàng, mạnh biết mạnh. Trong bài kinh Nhập Xuất Tức Niệm hoặc Tứ Niệm Xứ, hơi thở ra dài, vị ấy biết hơi thở ra dài. Tập vị ấy biết rõ. Hơi thở ra ngắn, biết ngắn, hít vào ngắn, thở ra ngắn. Hít vào dài, thở ra dài. Vị ấy đều biết rõ như vậy. Chúng ta thấy có một sự liên quan mật thiết trạng thái của tâm được nói đến một cách khắn khít, liền kề với hơi thở. Người tu không thể không biết mình thở dốc, thở dài, thở ngắn. Trong mọi oai nghi, nhất là về hơi thở, vị ấy dùng tâm chánh niệm dựa trên và bám sát đề mục của mình. Có chánh định gắn chặt ở nơi đó sẽ đưa đến hiệu quả và phát huy trong tu tập. Khi không có chánh định nơi hơi thở, đó chỉ là hơi thở bình thường như trong lúc ta ngủ hay của phóng dật và trạng thái tâm xả. Khi đó, ta rơi vào hôn phần. Trong đời sống hàng ngày, khi ta không rơi vào ngủ, không có sự theo dõi, chú ý, tác động, hơi thở đó, đó là của người không có tu tập, của tà niệm, tà định, tà tâm, bất thiện. Trong tu tập, ta cần có sự lưu ý đặc biệt về sự tương quan giữa hơi thở và trạng thái tâm của chính mình.
No comments:
Post a Comment