Hỏi: Có nên phiền não với những thị phi của cuộc đời không?
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TTGiác Đẳng: Nếu mỗi chúng ta ở trong một pháp hội, một trường hợp nào đó tâm tư rất là hoan hỷ, nhẹ nhàng, rất trọn vẹn với niềm tịnh tín, mà một người nào khác bước vào với ngôn ngữ sằng bậy với những lời nói không được tốt đẹp làm cho chúng ta phiền não. Thì thật sự chúng ta nên nhớ những lời dạy của Đức Phật, đó là một cách sống rất đẹp. Bởi vì Đức Phật Ngài dạy rằng ở trên thế gian này có rất nhiều lầm lỗi, cuộc đời này vốn nhiều sự phỉ báng, vốn nhiều ác khẩu, vọng ngữ, ỷ ngữ, những thứ đó rất thường thấy ở trong cuộc đời này, và với một người sống khôn ngoan, thật sự khôn ngoan với chính mình thì thay vì bận tâm với những gì của cuộc đời, bận tâm với những gì mà thế nhân đang reo rắc thì chúng ta nên bận tâm với những gì mà mình đã làm hay không làm.
Nếu chúng ta đặt lại cái nhìn của mình. Cái quan niệm ở trong đời sống của chúng ta thường là quan niệm nghĩ đến đúng sai phải quấy của người khác nhiều mà không xét lại chính mình. Nếu chúng ta đặt lại vấn đề, nhìn lại cái gì của chính mình thì mình sẽ thoải mái hơn. Bởi vì khi chúng ta đặt vấn đề đúng sai phải quấy của người khác, mình có rất ít khả năng để hoán chuyển, mình có rất ít điều kiện để thay đổi bởi vì đó là hành động của người, đó là sự cư xử của người, đó là tâm ý của người.
Chúng ta có trách móc, có hờn dỗi, có giận dữ, có bực tức, thì đó là chuyện của chúng ta, chúng ta không có nhiều quyền lực đối với thế gian này, cho dù một tổng thống của một cường quốc đi nữa thì cũng khó có thể dùng quyền lực của mình để có thể điều khiển được tất cả sự suy tư của người khác.
Thay vào đó Đức Phật Ngài khuyên rằng chúng ta nên tự vấn chính mình, khi chúng ta tự vấn rằng mình đã làm được những gì nên làm và đã không làm được những gì nên làm thì lúc đó cái nhìn của chúng ta về cuộc sống hoàn toàn khác, cái thái độ của chúng ta hoàn toàn khác, cái nhân sinh quan của chúng ta hoàn toàn khác.
Thật ra, đôi lúc mặc dầu chúng ta không phải là một vị Thánh đã đoạn tận phiền não, nhưng nếu chúng ta khéo nhận thức, nếu chúng ta khéo hướng tâm về cái nhìn của mình ở trong đời sống thì sự phản ứng và thái độ và nhân sinh quan của chúng ta có thể thay đổi rất nhiều, từ một cảnh giới có bao nhiêu phiền lụy chúng ta có thể trở về sống rất thực với thực tại, rất gần với chính bản thân của mình với một ý thức trọn vẹn cái gì mình nên làm và cái gì mình không nên làm.
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TTGiác Đẳng: Nếu mỗi chúng ta ở trong một pháp hội, một trường hợp nào đó tâm tư rất là hoan hỷ, nhẹ nhàng, rất trọn vẹn với niềm tịnh tín, mà một người nào khác bước vào với ngôn ngữ sằng bậy với những lời nói không được tốt đẹp làm cho chúng ta phiền não. Thì thật sự chúng ta nên nhớ những lời dạy của Đức Phật, đó là một cách sống rất đẹp. Bởi vì Đức Phật Ngài dạy rằng ở trên thế gian này có rất nhiều lầm lỗi, cuộc đời này vốn nhiều sự phỉ báng, vốn nhiều ác khẩu, vọng ngữ, ỷ ngữ, những thứ đó rất thường thấy ở trong cuộc đời này, và với một người sống khôn ngoan, thật sự khôn ngoan với chính mình thì thay vì bận tâm với những gì của cuộc đời, bận tâm với những gì mà thế nhân đang reo rắc thì chúng ta nên bận tâm với những gì mà mình đã làm hay không làm.
Nếu chúng ta đặt lại cái nhìn của mình. Cái quan niệm ở trong đời sống của chúng ta thường là quan niệm nghĩ đến đúng sai phải quấy của người khác nhiều mà không xét lại chính mình. Nếu chúng ta đặt lại vấn đề, nhìn lại cái gì của chính mình thì mình sẽ thoải mái hơn. Bởi vì khi chúng ta đặt vấn đề đúng sai phải quấy của người khác, mình có rất ít khả năng để hoán chuyển, mình có rất ít điều kiện để thay đổi bởi vì đó là hành động của người, đó là sự cư xử của người, đó là tâm ý của người.
Chúng ta có trách móc, có hờn dỗi, có giận dữ, có bực tức, thì đó là chuyện của chúng ta, chúng ta không có nhiều quyền lực đối với thế gian này, cho dù một tổng thống của một cường quốc đi nữa thì cũng khó có thể dùng quyền lực của mình để có thể điều khiển được tất cả sự suy tư của người khác.
Thay vào đó Đức Phật Ngài khuyên rằng chúng ta nên tự vấn chính mình, khi chúng ta tự vấn rằng mình đã làm được những gì nên làm và đã không làm được những gì nên làm thì lúc đó cái nhìn của chúng ta về cuộc sống hoàn toàn khác, cái thái độ của chúng ta hoàn toàn khác, cái nhân sinh quan của chúng ta hoàn toàn khác.
Thật ra, đôi lúc mặc dầu chúng ta không phải là một vị Thánh đã đoạn tận phiền não, nhưng nếu chúng ta khéo nhận thức, nếu chúng ta khéo hướng tâm về cái nhìn của mình ở trong đời sống thì sự phản ứng và thái độ và nhân sinh quan của chúng ta có thể thay đổi rất nhiều, từ một cảnh giới có bao nhiêu phiền lụy chúng ta có thể trở về sống rất thực với thực tại, rất gần với chính bản thân của mình với một ý thức trọn vẹn cái gì mình nên làm và cái gì mình không nên làm.
No comments:
Post a Comment