Thursday, February 20, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Có thể nào, khi nghe người ta chửi mình, người ta đánh mình, người ta đập mình mà mình nói được lời từ bi hay có hành động từ bi được hay không?”

Hỏi: Có thể nào, khi nghe người ta chửi mình, người ta đánh mình, người ta đập mình mà mình nói được lời từ bi hay có hành động từ bi được hay không?”

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TTTuệ Quyền: Chúng ta còn phàm thì chúng ta có những cách phản kháng lại. Nhưng nếu chúng ta tu tâm  thực nghiệm lời Phật dạy thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ có cách hành xử khác hơn, phù hợp hơn để giữa chúng ta và người hại mình cảm thấy đứng dậy, cảm thấy ra về không cảm thấy thua thiệt, không cảm thấy bực tức nữa. Chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ cố gắng thực hiện bằng cách vậy thôi. Chứ quả nhiên khi mình nghe câu nói này, kẻ thù đem hại  kẻ thù. Tức là người ta gây hại mình, thì chắc chắn mình hại lại phải không? 

Trong đời sống thường nhựt của con người như cha mẹ làm thì con chịu. Như trong phim kiếm hiệp chúng ta thấy hễ người ta giết thì người ta giết hết không chừa bất cứ cái gì. Tinh thần phong kiến hồi xưa tru di tam tộc vì người ta sợ mầm móng về sau trả thù. Cho nên không còn một cơ sở nào, một chủng tử, phần tử nào có thể là mầm móng có thể lật đổ lại. Cũng như vậy đó. Theo nghiệp duyên của Phật Pháp thì chúng ta thấy tất cả chúng sanh đều có nghiệp riêng, có điều lành, điều tốt của cá nhân họ, không ai có thể hại họ được. Sự thật, khi chúng ta hiểu Phật pháp, chúng ta tin nghiệp quả, chúng ta mới nghiệm lại. Bây giờ người ta hại mình, mình hại lại người ta có được hay không thì đó cũng là cái nghiệp của người ta thôi.

Thí dụ hôm nay chửi tui, tui chửi lại quí vị nhưng quí vị chửi một cách rất  khôn khéo. Mình liệu mình chửi được như vậy hay không? Hay người ta đánh mình một cái mình có tình huống mình đánh lại người ta hay không? Nhưng trên tinh thần của Phật, nhiều khi người ta đánh mình rồi người ta bỏ đi mình không bao giờ gặp lại. Thì sao đây? Chúng tôi muốn nói cái nghiệp của mình. Khi người ta hành động ác không phải nghiệp ác trả liền nhưng chắc chắc rằng hễ mà nhân tác động. Nghiệp tức là tư, tư hành động. Hành động ở đây có thể là thân hành động, khẩu hành động, ý hành động, chắc chắn gây nên nghiệp.

Là người Phật tử thì dù cho người ta có chửi mình, mắng mình, có hại mình thì chắc chắn thì tự người ta ôm. Mình không trả thù thì chắc chắn sẽ có nghiệp ác xảy đến cho họ. Vì chỗ này cho nên chúng tôi nghĩ rằng người Phật tử mình phải hiểu và có cái nhìn tổng quát hơn. 

Và chính ở gốc độ khác hơn đối người Phật tử như hồi nảy chúng tôi đã nói là trả thù. Mình trả thù mà cái nghiệp người ta không chết thì không bao giờ người ta chết được. Mà khi người ta không chết được thì sao? Thì chính mình đã mang thêm một nghiệp ác nữa, mình cũng tạo nên cái nhân mới nữa bởi chính mình. Rốt cuộc mình chưa hại được kẻ thù của mình, mà mình lại chính là kẻ thù của chính mình rồi. Chính mình đã tạo các nghiệp ác. Đó là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này./.



No comments:

Post a Comment