Hỏi: Những Pháp của Đức Phật nêu ra có tánh cách phương tiện phải không?
(Giảng trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma 17-3-2010 Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Chữ phương tiện ở đây là một từ mà rất là chúng ta phải cẩn trọng, chúng tôi nói một lần nữa là người học Phật phải cẩn trọng với chữ phương tiện. Chữ phương tiện có nghĩa là giả lập, có nghĩa là bày ra chứ nó không thật. Chúng tôi lấy ví dụ như bây giờ có nhiều vị thầy giảng Tịnh Độ Tông là ở thế giới Phương Tây có một cảnh giới cực lạc, có 7 hàng cây báu, có chim ca lăng tần già v.v.... Nhưng có vị khác nói rằng điều đó Đức Phật Ngài phương tiện chế ra chúng sanh thích một cảnh giới, sanh chỗ này, chỗ kia rồi được như vậy, là Đức Phật Ngài chế ra chứ thật sự thì 7 hàng cây báu tượng trưng cho Thất Giác Chi, rồi chim ca lăng tần già tượng trưng cho cái gì đó. Chúng ta gọi đó là phương tiện mà nói. Thì khi chúng tôi đi sang Ấn Độ chúng tôi thấy có một điều như vậy là tận trong tâm của người Phật tử đi hành hương có hai khuynh hướng: một khuynh hướng xem rằng những sự kiện liên quan đến cuộc đời của Đức Phật là những điều thật. Lấy ví dụ như Ngài sanh ra là một vị Thái Tử, rồi Ngài dứt áo ra đi từ giả thê nhi, trên đường Ngài tu khổ hạnh, chúng ta đọc qua mỗi giai đoạn như vậy chúng ta cảm động tại vì đó là đời sống thật. Nhưng một lý thuyết được phổ thông trong Phật giáo Đại Thừa đó là điều đó chỉ là sự thị hiện mà thôi. Chữ thị hiện có nghĩa là bày cho thấy thôi, thị hiện giống như chúng ta tạm gọi là mình viết kịch bản chẳng hạn, tức là câu chuyện đó là một hư cấu mình viết ra để làm cảm động lòng người. Thì đối với Phật giáo Đại Thừa đa số những chi tiết về cuộc đời của Đức Phật mang tánh cách thị hiện có nghĩa là Đức Phật Ngài muốn cho những chúng sanh có căn cơ thấp căn cơ cao họ thấy họ biết như vậy thôi chứ không phải là chân lý, và những điều đó là điều không để ý thấy. Ví dụ như Đức Phật Ngài già hay Đức Phật Ngài bệnh đó chỉ là điều thị hiện chứ thật sự không phải là như vậy.
Thì chúng tôi thưa với qúi Phật tử ở một điểm này nên cẩn thận, thật ra trong giáo pháp của Đức Phật và ở trong nhiều bài kinh chúng ta thấy trong đó có bài kinh Abhaya Sutta tức là kinh Vô Uý Vương Tử, Đức Phật nhắc một điều rằng những pháp nào mà Đức Phật giảng dạy đó là Pháp có hiệu năng dẫn đến giải thoát, Đức Phật Ngài không dạy những điều phù phiếm vô ích, và những Pháp nào mà có hiệu năng giải thoát thì Pháp đó phải tương ứng với sự thật.
Tương ứng với sự thật là thế nào?
Như là đây là Tứ thần túc, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo những pháp đó đều phải tương ứng với sự thật không phải là một phương tiện giả lập. Về điểm này là một sự khác biệt sâu sắc, sự khác biệt lớn giữa Phật Giáo Bắc Truyền và Nam Truyền. Phật Giáo Nam Truyền tin rằng những gì liên quan đến giác ngộ giải thoát thì điều đó phải tương ứng với sự thật, và sự thật này lấy ví dụ như hôm nay chúng ta nói về Vô thường, Khổ, Vô ngã thì bốn pháp này là bốn chân lý là những phương tiện tu tập. Giác ngộ giải thoát không có gì trái chống mâu thuẫn với những lời dạy về Vô thường, Khổ não, Vô ngã.
Đức Phật Ngài ân cần nói rằng những sự thật là Vô thường, Khổ, Vô ngã dù Chư Phật có ra đời hay không thì nó là một tự tánh vốn không có khác biệt không có thay đổi ở trong quá khứ, hiện tại, vị lai, điều đó là điều chúng ta nên nhớ. Và chúng tôi cũng muốn nhắc qúi Phật tử rằng ở trong lời dạy của Đức Phật thì có những lời dạy mang tính bất di bất dịch nói về hiện tượng của các Pháp nhưng mà nó có những điều do Đức Phật chế định thí dụ như Tạng Luật chẳng hạn.
Bây giờ thì chúng tôi nói gọn phần sau cùng đó là theo trong kinh điển Pali thì tất cả những gì liên quan đến sự tu tập thì điều đó phải là điều tương ứng với sự thật, nó không thể là điều giả lập không thể là điều phương tiện được và đây là sự khác biệt giữa Phật Giáo Nam Truyền và Bắc Truyền./.
No comments:
Post a Comment