Monday, July 29, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Làm thiện mà bị phiền não

Hỏi: Nếu một người Phật tử vì thiện sự mà phiền não, vì thiện sự mà lúc nào cũng thấp thỏm lo âu tâm tư không được ổn định an lạc, có lời khuyên gi` đối với những người Phật tử này? 

(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Đăng trả lời: Thật sự cũng như một người hành thiền. Thí dụ nếu chúng ta là một người hành thiền, tập trú vào đề mục thiền định, nhưng lại nghe tiếng nồi ở dưới bếp, hoặc tiếng cửa lao xao lạc xạc. Lúc bấy giờ chúng ta cũng đã hướng tâm ngoài đề mục rồi, lúc bấy giờ chúng ta đã bỏ đề mục, và chúng ta  để ý nghe tiếng đó là tiếng cửa.  Như vậy tâm của chúng ta đã phóng dật, có nghĩa là  tâm chúng ta đã phóng ra với một cảnh mới do nhĩ căn của chúng ta có phan duyên ra ngoài.  Có nghĩa là hướng tâm đến cửa sau hoặc đang chú ý đến những tiếng cửa loạn động. 

Khi chúng ta tu tập thiền  định theo dõi hơi thở, có thể bắt hơi thở bằng thân căn, nhưng vì nhĩ căn của chúng ta bắt cảnh thinh, nên từ những âm thanh va chạm vào tai chúng ta, chúng ta chợt thấy đề mục ta tác ý đến tướng cửa, hoặc tướng cái nồi hoặc tướng cổng, lúc bấy giờ chúng ta đã chạy ra khỏi đề mục thiền định.  Đức Phật Ngài dạy chúng ta nên chú ý tập trung vào một đề mục, và không chú ý đến cảnh khác.

Cũng như vậy, một người Phật tử khi làm việc thiện mà tâm tư của họ hoan hỷ thì họ không buồn phiền với thiện và bất thiện chen với nhau liên tục, chứ không phải là một tâm mà dứt khoát.  Nên nhiều khi chúng ta làm thiện thật sự  khi tâm tư  tập trung vào, thí dụ chúng ta nghe pháp, nếu nghe pháp mà người tập trung vào nghe pháp để học hỏi, để lần sau có người hỏi mình trả lời được, người này rất hoan hỷ trong vấn đề nghe pháp.  Nhưng nghe pháp mà mình thấy bị bắt buộc, hoặc mình nể Thầy mình phải ngồi đó Thầy giảng như thế nào cũng phải ráng ngồi. Nhiều khi ngồi như vậy tâm hướng ra không có sự chú tâm nên ngủ gục. Cũng có thể mình ngồi không tập trung, không để ý vi` đang suy nghĩ viễn vông trong cái gì đó. Nên đó cũng là một cách trongthiện pháp chúng ta làm nó không được xuyên suốt.

Có  người Phật tử họ hộ trì Phật Pháp có một tâm niệm, nhưng  tâm niệm đó không được liên tục, nên chính vì như vậy, cũng như giọt nước nó không nhỏ một chỗ thôi, mà nó nhỏ lao chao đủ chỗ hết thì nó không thể nào văng đất lên để thành một lỗ sâu được, nhưng nếu mái nhà đổ nước xuống một chỗ hoài thì sẽ khuyết đất rất sâu. Cũng như vậy tâm thiện của một người làm thiện, khi họ có một tâm thiện chuyên chú họ biết tâm thiện lúc bấy giờ là mình có phóng tâm hay không, mình có buồn bực gì` hay không, mình làm với hữu trợ hay vô trợ.  Bởi có nhiều người họ làm bằng vô trợ có nghĩa là tự nguyện họ làm. 

Làm bằng hữu trợ do sự động viên từ thân, từ khẩu  của người  khác mà họ phải làm. Khi làm bằng hữu trợ  luôn luôn lúc nào cũng thấy những tâm hữu trợ dễ có yếu sự hợp trí.   Chính như vậy nên phải coi lại hành động của người làm thiện đó có tác y' đến việc thiện đó, tác ý đó có phải là như lý tác ý hay không, tác ý chơn chánh hay không, tác ý đó là một người suy nghĩ ta có nghiệp là tài sản riêng của ta, vì ta ráng làm cái nghiệp thiện cho nó tốt đẹp, đừng có lẫn lộn nghiệp bất thiện ở trong đó.

Nhiều khi nói rằng người làm phước có ba thời kỳ trong sạch, là trước khi làm phước trong sạch tâm, trong khi làm phước trong sạch tâm, và sau khi làm phước tâm cũng trong sạch, như vậy người đó làm đủ tam tư.  Còn nếu người đó làm ngược lại, người đó lúc đầu phát tâm làm trong sạch, nhưng trong khi làm không trong sạch, sau khi làm cũng không hoan hỷ, như vậy việc làm đó sẽ không có đủ tam tư.  Có nghĩa là bệ hạ hay tam tư cho hạ thần, hay là Thầy tam tư cho học trò thì tam tư nơi đây là có tiền tư, hiện tư và hậu tư,  như vậy đó là đủ thiện tâm.  Nếu mình dễ dui hoặc mình lừ đừ giải đãi, chậm lụt, đó là mỗi chúng sanh có phải tự biết tánh của mình, phải biết được cái thất bại của mình, phải vượt qua được như vậy thì lần sau, nhiều lần sau mình làm phước  tâm mình sẽ có khác hơn lúc trước chưa  quen hoặc chưa hiểu được.

Đức Phật Ngài thuyết pháp để phá bỏ si mê, chúng sanh si mê nghe pháp và si mê sẽ hết, Ngài cũng có sách tấn, khích lệ, giảng dậy thuyết phục, đó là cái bốn cái cách của Ngài.  Có nghĩa là Ngài cho si mê rồi, Ngài còn phải trừ cái lười biếng, trừ dễ dui của chúng ta, và Ngài sách tấn để chúng ta siêng năng tinh tấn, để hành thiện tâm liên tục, với thiện pháp liên tục có thể làm việc chính mùi, có thể đạo quả sanh lên, thì chính vì` như vậy nên Đức Phật Ngài khích lệ, Ngài sách tấn người đó, để người đó tinh tấn dõng mãnh liên tục. Chính vì tâm của chúng sanh khi nghe pháp cũng biết tội, biết phước, nhưng rồi thời gian cũng dễ dui có sự lười biếng nên Đức Phật Ngài phải khích lệ sách tấn để cho vị đó cố gắng hành lên. 

Chính cái thiện sự tâm của chúng ta cũng vậy, vào để nghe pháp và học pháp, thì mình phải khích lệ tâm mình liên tục, sách tấn tâm liên tục, để cho mình tự bỏ được sự dễ dui và sự lười biếng, và luôn luôn tin tấn, cuối cùng có thể đạt được cái như ý nguyện của mình, đó là tâm trong sạch và phước báu to lớn hay cao thượng, cái giác ngộ sớm thành nên. Đây là  việc mà tác y' liên tục hay một cái tuệ thấy được như vậy, người đó làm phước không  bị cái sự hời hợt hoặc ơ thờ hoặc là gượng gạo mà làm bằng nhiệt tâm là như vậy. 


No comments:

Post a Comment