Hỏi: Một hành giả áp dụng như thế nào để chuyển hóa cơn giận
(Thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Đăng trả lời : Các vị thiền Sư nói " Không sợ niệm dấy, chỉ sợ giác chầy. " Có nghĩa là tâm chỉ biết có một cảnh thôi. Nếu khi chúng ta hành thiền, chúng ta như lý tác ý cái sân đó đã mất rồi, chứ đâu còn tồn tại một lúc hai tâm được.
Sân có nhiều : Thứ nhất sân như nước khi nước rút thì hết sân. Thứ hai,sân như vẽ trong cát cần phải có một cơn gió. Thứ ba, sân nóng nảy như chữ in trên đất thì nó sẽ lâu hơn. Thứ tư nếu sân như vẽ trên đá thì cái hận đó phải thâm căn cố hữu, có nghĩa tánh sân đã trở thành thói quen.
Như vậy nếu chúng ta tác ý đến sự vô hận, hay chúng ta khéo tác ý như vậy cái sân đã mất rồi, còn nếu tu tiến để diệt trừ cái sân, có thể chúng ta tu tiến từ tâm đưa đến sự an tịnh hay cận định hay an chỉ tịnh, đó là một nguyên nhân để áp chế sân hận. Nếu chúng ta tu tiến tâm từ cho thoát khỏi sân bằng cách rải tâm từ, tinh tấn tu tập liên tục hay chúng ta quán xét nhiều về nghiệp của mình, thì mình có thể chế ngự được tâm sân, hay chúng ta thân cận các thiện hữu trí thức, những vị chuyên tu tâm từ, chúng ta chỉ bàn luận vấn đề phát sanh sự thương yêu nhau, như vậy tâm sân sẽ không có.
Đối trị cơn giận, chuyển hoá cơn giận như thế nào. Tâm không khi nào tồn tại một lúc, vừa thiện, vừa bất thiện, nó chỉ tồn tại một tâm thôi, vì thoáng qua rất mau, bởi vậy chúng ta biết mình sân, tác ý đến sân thì sân tự động mất liền chứ không phải một lúc tồn tại hai loại tâm, nhưng vì tâm sân sanh đi sanh lại nữa, nếu chúng ta tác ý thì tâm sân mất nhưng lại sanh tâm sân khác do sự hiềm hận cái tánh sân quen, hay hiềm hận quen khiến tâm sân của chúng ta khó có thễ trừ hơn.
Chúng ta phải tu tập tâm mình, hay thân cận, hay khéo tác ý, hay quán về nghiệp của mình, mỗi chúng sanh có nghiệp riêng của mình, nếu mình sân hận, mình làm ác bất thiện pháp, như vậy mình sẽ chịu hậu quả về nghiệp của mình đã tạo, nhất là chúng ta thân cận với thiện hữu trí thức, sự sân hận sẽ được áp chế, bởi vậy không phải chúng ta chỉ tồn tại một loại tâm thôi, chúng ta có rất nhiều loại tâm, tâm sân đơn thuần chỉ là loại tâm sân, chỉ vì chúng ta không khéo tác ý. Nếu chúng ta khéo tác ý sẽ đưa đến tâm thiện, khi chúng ta không khéo tác ý sân hận sẽ nổi lên. Như vậy chúng ta áp dụng cách nào để đối trị cơn giận thì chúng ta áp dụng cách tác ý khéo, như lý tác ý, hoặc bằng cách giải tâm từ, hoặc quán xét về mỗi người có nghiệp riêng của mình, thân cận thiện hữu trí thức và chỉ bàn vấn đề sanh sự thương yêu nhau thôi. Như vậy cũng có thể dứt trừ được sân.
Chúng ta nói về người có nhân sân, có năm điều kiện để cho nhân sân sanh khởi : Người có tánh đa sân, có nghĩa là có quá nhiều sân, điều kiện thứ hai là không khéo suy nghĩ cho nên sân sanh khởi, điều kiện thứ ba là không có học pháp và nghe pháp, điều kiện thứ tư là gặp cảnh nghịch lòng, điều thứ năm là mười hiềm hận sự, có nghĩa là mình suy nghĩ rằng người này đang làm tổn thất cho ta, người này đã làm tổn thất cho ta, đang làm tổn thất cho ta, sẽ làm tổn thất cho ta, đã gây sự với người ta yêu mến, đang gây sự và sẽ gây sự, hay là người này đã tạo sự lợi ích cho người đối nghịch với ta, đang tạo sự lợi ích cho người đối nghịch với ta, và sẽ tạo sự lợi ích cho người đối nghịch với ta, hiềm hận thứ mười do vấp ngã gốc cây hoặc do đạp gai hoặc hư bể cái gì đó thì chúng ta có sự sân hận nó nổi lên.
Chính Đức Phật nói có năm điều kiện để sân hận sanh khởi, và nếu chúng ta biết nghĩa của sân hận rồi, chúng ta chế ngự bằng tâm từ, rải tâm từ hay là chúng ta khéo tác ý, khéo suy nghĩ, hoặc chúng ta khi nghe pháp và học pháp, chúng ta gặp cảnh nghịch lòng chúng ta nghĩ đây là sự thử thách mình, như vậy mình có thể chế ngự được cái sân hận của mình, còn nếu không cái sân hận sẽ lớn mạnh lên, chúng ta áp chế bằng cách chúng ta khéo dụng tâm. Tâm là tâm của mình, không phải tâm của ai, mình phát sanh lòng sân hận lên.
Các vị Thiền Sư nói " mình không sợ niệm dấy, chỉ sợ dát chày thôi " có nghĩa là niềm sân hận khởi lên mình không sợ, nhưng sự tỉnh thức của mình quá yếu đuối, điều này mới quan trọng, chứ còn sân hận, si mê ai cũng có, nhưng phiền não sanh lên mà biết được liền thì sân sẽ không có.
Sự sân hận đồng nghĩa với bóng tối, khi chúng ta tác ý đồng nghĩa với ánh sáng, ánh sáng có bóng tối sẽ mất thôi, chứ không thể nào tồn tại giữa bóng tối và ánh sáng trong tâm chúng ta, điều này không có, chúng ta thấy sân hận sanh diệt quá lẹ, chúng ta nghĩ rằng một tâm lâu dài trong tâm chúng ta một tiếng hay hai tiếng đồng hồ, thật sự nó không phải, nó xen kẽ và diệt liên tục. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi này là như vậy.
No comments:
Post a Comment