Nhiều năm sau khi Đức Thế Tôn Niết-bàn thì người ta hay nói đến chữ phương tiện, phương tiện huyền xảo hay phương tiện thiện xảo. Cái phương tiện đó không nhất thiết là sự thật mà nó là một sự ẩn dụ, nó là một giả tá, nó là một sự thi thiết chứ không phải là sự thật. Thật ra thì điều đó không tìm thấy ở trong Đạo Phật Nguyên Thủy, Đức Phật Ngài không ru ngủ chúng ta bằng một thiên đàng hay một cảnh giới cực lạc nào để nhờ đó chúng ta lui tới với chùa chiền hay đảnh lễ Ngài. Mà trái lại Đức Phật Ngài nói rất rõ rằng đây là Vô Thường đây là Khổ đây là Vô Ngã. Và, Đức Phật Ngài cũng không cho chúng ta ăn bánh vẽ, nếu, mà chúng ta nghĩ rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện nghĩa là tuy nó là bánh vẽ thật nhưng mà nhờ bánh vẽ đó con người về sau này có lợi ích. Thì chuyện đó không có trong Đạo Phật. Có thể là nhiều vị ở đây không đồng ý với chúng tôi, nhưng chúng ta hãy xét cho rất kỹ ở trong Phật Pháp đặc biệt là ở trong kinh Abhayakumarasutta Trung Bộ kinh thì Đức Phật Ngài khẳng định một điều rằng điều gì liên hệ đến giác ngộ giải thoát thì điều đó phải đúng với sự thật và người nghe có thể ưa thích hoặc không ưa thích. Nhưng chưa có một điều nào mà Đức Phật nói rằng điều đó có liên hệ đến giác ngộ giải thoát mà nó không đúng với sự thật, thì Đức Phật Ngài vẫn nói không có. Tất cả những điều gì là chân thì không nhất thiết là thiện trong Phật Pháp, nhưng mà điều gì là thiện thì phải là chân.
Ngày hôm nay chúng ta sống về thế giới ảo, cái ảo đó đôi khi chúng ta nghĩ rằng nó chỉ là một sự vay mượn, ở trong cuộc đời này cái gì cũng ảo hết nhưng ở trên thực tế cái nói đó là cái nói vơ đủa cả nắm, cái nói chân xác nhất mà chúng ta nói đó là cho dù là Pháp hay Đạo, cho dù là vô sắc hay sắc, cho dù là giới hay dục giới, thì cái gì là thiện thì cái đó phải y cứ sự thật. Do vậy người ta hay nói đến chân, thiện, mỹ. Nhưng chúng ta phải nói như vầy, không phải cái gì đẹp cái gì mỹ cũng là chân thiện, hay là không phải cái gì chân thì nó phải là thiện. Nhưng có một nguyên tắc chúng tôi lấy từ trong đạo Phật, cái gì thiện thì cái đó phải y cứ trong sự thật, cái gì thiện thì nó phải là chân. Chúng ta khoan nói đến mỹ, cái gì thiện thì nó phải là chân. Do vậy toàn bộ giáo Pháp của Đức Phật khi Ngài dạy về thiện Ngài dạy về giải thoát về giác ngộ, chúng ta nói về thiện và đạt đến chỗ trí thiện thì hành trình đó phải tương ứng với sự thật, và sự thật đó được Đức Thế Tôn giác ngộ.
TT Giác Đẳng - Y Chỉ Chánh Pháp - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment