Khi một người có thể cảm kích câu Phật ngôn này:
Hạnh phúc thay ta sống không hận thù giữa những người thù hận. Giữa những người thù hận ta sống không hận thù.
Hạnh phúc thay ta sống không dính mắc giữa những người đầy dính mắc. Giữa những người dính mắc ta sống không dính mắc.
Đó là hạnh phúc.
Một ngày an tịnh trôi qua, rất bình lặng, đặc biệt là mùa đông trời tương đối lạnh, có thì giờ yên tịnh để đọc một cuốn sách, để nói chuyện trao đổi với một người pháp hữu rất thân thiết về một điều gì, đó là một ngày nhẹ nhàng. Thật sự phải sống nhiều năm ở trong chùa mới cảm nhận được hạnh phúc của những ngày như vậy. Đa phần là chúng ta đi tìm cái sóng gió, tìm cái hào hứng, tìm cái hứng khởi, tìm cái gì mà nó khác hơn là trạng thái an tịnh đó, mình nghĩ đó là hạnh phúc, nhưng thật sự đó là phiền não.
Thì ở tại đây tôn giả Xá Lợi Phất khi nói chuyện với du sĩ Jambuka là người cháu hỏi về Niết-bàn thì Ngài dùng hình ảnh tương phản, Niết-bàn là không tham, không sân, không si, tức là trạng thái không phiền não, trong kinh gọi là "phiền não Niết-bàn". Như là Đức Thế Tôn Ngài thành đạo ở dưới cội Bồ-đề và đoạn tận phiền não. Nhiều Thánh đệ tử Phật đã đi qua nơi đó những giờ phút các Ngài đoạn tận hoàn toàn tham, đoạn tận hoàn toàn sân, đoạn tận hoàn toàn si, những lúc đó gọi là "phiền não Niết-bàn". Nhưng ý của tôn giả Xá Lợi Phất ở đây không đơn giản chỉ nói đến "phiền não Niết-bàn" trong ý nghĩa đoạn tận phiền não mà Ngài còn đặc biệt nói về một điều dể hiểu nhất dễ nói nhất một góc cạnh đặc biệt của Niết-bàn, đó là sự vượt thoát khỏi sư chi phối của phiền não của kiết sử.
TK Giác Đẳng - Đường đến Niết Bàn - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment