Thursday, June 27, 2013

Cổ Học Tinh Hoa

HỌA PHÚC KHÔN LƯỜNG

Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm.
Ông lão nói:
Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu.

Cách mấy tháng con ngựa về lại quyến thêm được một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng rỡ.
Ông lão nói:
Được ngựa thế mà họa cho tôi biết đâu.

Từ khi được ngựa hay, con ông lão thích cưỡi, chẳng may ngã què chân. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm.
Ông lão nói:
Con què thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu.

Cách một năm, có giặc Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ con ông lão, vì què không phải đi lính, mà cha con vẫn có nhau.

Hoài Nam Tử
GIẢI NGHĨA
.Hồ : tức là Hung nô ở phía bắc nước Tàu hay vào nhiễu loạn nước Tàu
Hoài Nam Tử: tên là Lưu An, tôn thất nhà Tây Hán, tức Hoài Nam Vương, làm sách nói về đạo đức.
LỜI BÀN
họa phúc xoay vần, khó lòng biết được. Trong cái phúc thường có cái họa nấp sẵn ở đấy, trong cái họa thường khi lại có cái phúc nấp sẵn ở đây. Cho nên, đối với sự họa phúc, ta không nên vội lấy việc chỉ có một thời mà quyết định cho là hay mãi hay dở mãi được. Ta chỉ nên, khi gặp phúc, thì thao thủ cẩn thận, đừng có kiêu xa phóng túng,may mà giữ được phúc lâu dài, khi gặp họa, thì tu tỉnh lấy thân, đừng có ngã lòng, đừng có oán trách, may mà qua được họa lại gặp phúc chăng.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Con công
Loài chim họp nhau lại bầu ra vua. Con công xòe to cái đuôi của mình và tự đề cử mình làm vua. Tất cả loài chim vì vẻ đẹp của nó đã chọn nó làm vua. Các loài khác bèn nói:

- Anh công này, anh hãy nói cho bọn chúng tôi biết; khi anh lên làm vua, anh sẽ che chở cho chúng tôi khỏi lũ diều hâu như thế nào nếu chúng rợt đuổi chúng tôi?

Công không biết trả lời ra sao, thế là tất cả loài chim suy nghĩ xem liệu công có là ông vua tốt của chúng không? Và chúng không chọn công làm vua nữa, mà chọn đại bàng

Chuyện cười

Nhà sư chuẩn mực!


Có gia đình gửi con đến học đạo ở chùa nọ, người con về than vãn, một hôm 2 bố mẹ đến chùa trách thầy tu:

- Thầy tu, sao ông lại chửi con tôi?
- Thầy tu: Mô Phật! Bần tăng chưa chửi ai bao giờ!
- Bố: Ông còn đánh con tôi nữa.
- TT: Mộ Phật, Bần tăng chưa đánh ai bao giờ.
- Bố: Bực à nghen, ông muốn đánh lộn hả?
- TT: Mô Phật, Mô Phật, Thiện tai, thiện tai! Bần tăng chưa ngán ai bao giờ, mời!

Tuesday, June 25, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Chỉ quy y Phật, quy y Pháp mà không quy y Tăng có được không?

Hỏi:  Nếu một người nói rằng họ chỉ kính Phật, kính Pháp mà không kính Tăng thì họ có thật sự hiểu Pháp, họ có thật sự hiểu Phật, họ có thật sự kính Phật, thật sự kính Pháp không, nếu mà họ không kính Tăng?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 7-5-2013, Thiên Ân chuyển biên)


TT Pháp Đăng trả lời:  Ở trong câu hỏi này, thì thật sự bây giờ cũng có nhiều người họ nói như vậy, nhưng thật sự ra khi họ hiểu tường tận thì họ không nói như vậy. Chư Tăng lo lập chùa, viết kinh viết sách, thuyết pháp, dạy học, và tất cả những người Phật Tử mà họ hiểu được Phật Pháp thì do hạnh đức của Chư Tăng hoằng truyền gọi là “Trụ Như Lai xứ, hành Như Lai sự”. 

Và tất cả Chư Tăng trên thế giới này đã tôn thờ Đức Phật thì một là giảng về Đức Tướng của Đức Phật hay nói về công hạnh của Đức Phật, hay sự tu tập của Ngài, sự thành tựu, sự giáo hóa, Giáo Pháp thiết thực như thế nào mà chư tăng đã thuyết giảng, chùa chiền hay hình tượng Phật thì phải nói đến công hạnh của Chư Tăng. Những người biết được Phật Pháp cần phải do Chư Tăng truyền bá Chánh Pháp, hoặc họ học với vị này, hoặc họ học với vị kia, hoặc những người cư sĩ học với nhau nhưng họ phải biết rằng, cư sĩ có sách để học cũng là do Chư Tăng thuyết giảng hoặc viết ra kinh sách, hoặc thuyết giảng, hoặc dạy học cho những người học hiểu biết Giáo Pháp của Đức Phật, rồi mới trình bày cho những người có lòng tin, họ biết về Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài. 

Nhìn vào thì không tách ly Chư Tăng được. Nếu người nào nói rằng bỏ Chư Tăng ra, quy y Nhị Bảo thôi thì  chuyện này hơi có vấn đề. 

Ở trong Tam Tạng Kinh Điển hay trong thời kỳ hóa độ của Ngài có quy y Nhị Bảo, lúc đó có Đức Phật và có Giáo Pháp Ngài thuyết bài Chuyển Pháp Luân, hay là hai người thương buôn quy y Phật Pháp là hai người quy y đầu tiên thì có thể nói là quy y Nhị Bảo. Nhưng thật sự khi mà đã truyền dài rồi thì Đức Phật cũng là hình bóng của Chư Tăng, bởi Đức Phật Ngài trong hàng Tăng Bảo, Ngài là bậc Đạo Sư, nhưng Ngài cũng mang hình bóng Chư Tăng, cũng mang y bát giống như Chư Tăng, Chư Tăng cũng giống theo hạnh của Ngài. Như vậy thì thật sự ra nếu người nào suy nghĩ ngày xưa khi Đức Phật đắc Đạo Quả, Ngài mới giảng dạy sáu mươi vị Tỳ kheo, Ngài khuyên Chư Tăng hãy đi mỗi người một ngả và hãy đem Giáo Pháp này hoằng truyền, bản thân Đức Phật cũng hoằng truyền nhưng chính Chư Tăng đã giúp Giáo Pháp lan rộng ra. Đức Phật viên tịch Niết Bàn rồi thì Tăng Bảo nối thừa nhau từ đời kiếp này đến đời kiếp khác cho tới bây giờ. Quý vị thấy Đức Phật thọ được 80 tuổi thọ thôi, nhưng Tăng bảo kế thừa đến vô lượng kiếp về sau. 

Chúng ta thấy Đức Phật viên tịch Niết Bàn, bây giờ chúng ta quy y, chúng ta thấy rằng con xin quy y Phật đã nhập Niết Bàn, quy y Pháp, quy y Tăng, quy y Tăng thì không nói Tăng đã nhập Niết Bàn, và trong đó phân ra hai hạng Thánh Tăng và Phàm Tăng, Thánh Tăng là những vị còn thân ngũ uẩn, chưa viên tịch Niết Bàn, nhưng vị nào bỏ thân ngũ uẩn rồi thì gọi là Thánh Tăng đã Niết Bàn. Bởi hàng Tăng Bảo được truyền thừa mạng mạch không dứt kéo dài, nên khi những người quy y Phật đã nhập Niết Bàn, quy y Pháp, quy y Tăng, xin Chư Tăng nhận biết rằng con đã quy y Tam Bảo kể từ hôm nay đến trọn đời. Quý vị biết rằng, Đức Phật tuyên bố người cư sĩ rất khó biết tất cả các Pháp thiện, rất khó biết tất cả các Pháp bất thiện, ngay cả đến Chư Tăng có nhiều khi hỏi đến những câu như từ tâm giải thoát hoặc là vị thân chứng, kiến trí, tùy tín hành thiền pháp hành, có nhiều vị còn không biết, đừng nói đến hàng cư sĩ biết được hết, nên Đức Phật Ngài nói rằng Phật tử thì nhờ gần Chư Tăng, Chư Tăng thì nhờ gần các vị đa văn quảng kiến, nhờ gần các vị Trưởng Lão mà Chư Tăng thành nhân chi mỹ. Thì người Phật tử cũng vậy, nhờ gần gũi Chư Tăng nên học hỏi. Có nhiều khi họ xét Chư Tăng ở đời sống sinh hoạt, họ không nhìn thực tế, có nhiều khi họ nghĩ Chư Tăng ngày xưa là những vị sống trong rừng trong núi, bây giờ Chư Tăng không như vậy nên suy nghĩ của họ có phần tiêu cực, không hiểu rõ tường tận thì họ lại có cách nói bây giờ họ không quy y Tăng Bảo. Không riêng gì Phật giáo Nam Tông, mà Phật Giáo Bắc Tông cũng có nhiều người nói như vậy. Nhưng khi họ nghe ra đầy đủ rồi thì họ không còn tư tưởng đó, thì họ hiểu rằng hàng Tăng Bào nối truyền vô lượng thời gian, ngày nào còn hình bóng Chư tăng, ngày nào còn vị hành Bát Chánh Đạo thì ngày đó còn các bậc Thánh Tăng. Đức Phật nói rằng Bát Chánh Đạo được Chư Tăng học hỏi và Chư Tăng hành, ngày nào còn hành thì ngày đó còn Thánh Tăng. 

Như vậy Đức Phật đã khẳng định hàng Tăng bảo là hàng chứng ngộ Thánh Đạo, Thánh Quả nên quý vị thấy những người cư sĩ khi đắc Đạo Quả rồi thì cũng được liệt vào Tăng, Tăng là nói đến Đạo Quả, hình tướng là người cư sĩ, nhưng Đạo Quả gọi là Thánh Tăng đã đắc Đạo Quả Tu Đà Hườn, đắc Đạo Quả Tư Đà Hàm, đắc Đạo Quả A Na Hàm, đắc Đạo Quả A La Hán. Nên khi mình nói đến từ “Trọng Phật Kính Tăng” là chính xác chứ không thể nói rằng mình kính Phật mà không kính Tăng. Những lần đại hội kết tập Kinh Điển, chính Chư Tăng đã kết tập Tam Tạng Kinh Điển sau khi Đức Phật Niết Bàn ba tháng, là lần kết tập Tam Tạng lần thứ nhất là nhớ bằng tâm, không viết ra, lần thứ hai, thứ ba khi thấy bậc Thánh Tăng ít thì lúc bấy giờ mới viết Tam Tạng ra trên Lá Bối để trên giỏ Pitaka, giỏ Kinh, giỏ Luật, giỏ Luận và truyền cho đời sau. Quý vị thấy ngày xưa khi kinh điển chưa được viết ra bằng sách, thì tất cả Phật ngôn mà Đức Phật dạy thì Chư Tăng phải học, như Tôn giả Rāhula mỗi ngày phải bốc một nắm cát và nguyện hôm nay học nhiều Phật ngôn như nắm cát này, và Ngài học như vậy nên được gọi là Đệ Nhất hiếu học. Thì đó là chúng ta thấy hàng Tăng Bảo đã học Phật Ngôn do Đức Phật dạy và đã truyền khẩu lẫn nhau, ngày xưa Phật Pháp không rối loạn, khi nào mình tìm đúng Chư Tăng thì mình học Phật Pháp, còn những người ngoại đạo có nghe cũng không nhớ được bao nhiêu, nói họ hiểu đúng, nhớ đúng thì họ đã trở thành Thánh Tăng rồi. Nên quý vị thấy có nhiều khi ngoại đạo họ cũng nói, cũng thuyết về Sắc, Thọ, về Dục thì giữa Đức Phật và những người đó khác biệt nhau như thế nào. 

Trong bài kinh Đại Khổ uẩn mà Đức Phật Ngài nói về ngoại đạo nói về Dục, Sắc và các cảm thọ, thì Đức Phật Ngài tuyên bố rằng ta không thấy một chúng sanh nào có thể thấy được vị ngọt của Dục, nguy hiểm của Dục và xuất ly Dục, thì khi hỏi như vậy thì ngoại đạo không biết, ngoại đạo họ cũng đến nghe Đức Phật, nhưng khi họ về củng cố, chúng ta thấy cũng có nhiều Tôn giáo nghe Phật giáo rồi củng cố giáo lý của họ, họ sửa đổi cách giảng, và có nhiều khi người ta vào nghe giảng người ta nói mấy vị linh mục trong nhà thờ, mấy Cha trong nhà thờ giảng giống Phật giáo vậy, cũng nói Nhân Quả, cũng nói này kia nọ, thì chính những người đó họ đọc sách, ngày xưa thì họ nghe, nếu hiểu được thì trở thành bậc Thánh rồi, thấy Pháp nhãn thanh tịnh rồi, nhưng họ còn Phàm nhân còn tri kiến tà kiến nên với trí tuệ của họ không thể nào nhớ được, nên ngày xưa Pháp là do Chư Tăng nắm giữ, học để truyền dạy lẫn nhau, xuất gia đi theo để các vị lớn dạy các vị nhỏ, còn bây giờ viết theo kinh sách thì họ nghĩ rằng họ không cần Tăng Bảo, thậm chí bây giờ nhiều vị nhỏ cũng không cần vị lớn, họ nghĩ rằng bây giờ họ tự học được rồi, cũng có những trường hợp đó, ngày xưa thì không có trường hợp đó, nên chúng ta thấy Phật Pháp ngày xưa Chư Tăng truyền khẩu với nhau thì chiều hướng để tầm cầu học hỏi thì có, ví dụ như vị nhỏ phải kính vị Trưởng Lão để học hỏi, để xin y chỉ, nhưng bây giờ có Tam Tạng Kinh Điển rồi nên có nhiều vị họ không nương ai hết, họ tự học nên chúng ta mới thấy có rối loạn, Phật tử cũng có trường hợp này nên nhiều khi họ nói rằng họ quy y Phật, quy y Pháp, không quy y Tăng, nhưng khi họ hiểu đúng thì không phải như vậy. Nếu họ không quy y Tăng thì họ không hiểu được ân đức Chư Tăng đã học hỏi truyền thừa Chánh Pháp của Đức Phật lại. Khi Di mẫu Gotami đem bộ y cúng dường Đức Phật, Đức Phật Ngài nói rằng cúng dường cho Ngài không có phước bằng cúng dường cho Tăng chúng, vì Tăng chúng có Đức Phật quá khứ, có Đức Phật hiện tại, Đức Phật tương lai nữa, thành ra khi Di Mẫu Gotami cúng dường bộ y mà Đức Phật không nhận là quý vị thấy tại sao Ngài không nhận. Ngài muốn nói lên Tăng chúng trong đó là tất cả các bậc Chánh Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác, những vị đang đắc Đạo Quả và sẽ đắc Đạo Quả, Chư Tăng đã đắc đạo trong quá khứ, hiện tại, vị lai, ân đức Tăng Bảo thù diệu như vậy. 

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

Chúng ta sống ở trong chùa, hay là trong một cộng đồng Phật tử, hay cả trong gia đình nếu chúng ta gặp những việc rất bất bình, và trong sự bất bình này trước khi chúng ta nói chuyện đúng, chuyện sai, ai phải, ai quấy ,chúng ta hãy tự đặt một vấn đề là tâm phẫn nộ đó có một giá trị như thế nào, để chúng ta dùng nó làm  cơ sở quyết định cho mỗi suy tưởng của mình. Thông thường thì chúng ta chỉ sống với phẫn nộ và làm theo sự phẫn nộ, và chúng ta không chịu bước sang một bên để phản tỉnh và nhìn lại phẫn nộ chính mình. Một bài học lớn của kinh Phật, bài học lớn của thiền học đó là hãy lẵng lặng nhìn vào cái gì đang diễn ra bên trong chúng ta, điều đó ít khi được chúng ta thực tập mà thay vào đó chúng ta chỉ dùng cái lý tính của mình ,mà cái lý tính này không may là nó dựa trên cơ sở của phiền não.

  TT Giác Đẳng -  Kinh Pháp Cú phẩm Phẫn nộ - Minh Hạnh chuyển biên

Cổ Học Tinh Hoa

GIỮ LẤY NGHỀ MÌNH
Nước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba năm mới thành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm dù, đi học nghề làm gầu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gầu, thì trời mưa luôn mãi không ai dùng đến gầu. Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù như trước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính, mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khí thì đã già quách rồi.

Úc Ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:

-Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngày xưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứ cấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nào cũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.

Lưu Cơ
GIẢI NGHĨA
Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam bây giờ.

Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.

Nhung phục: Y phục nhà binh.

Úc Ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc Ly Tử mà nói trong bài này.

Đại nạn sắm thuyền...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.

Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gây dựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.
LỜI BÀN
Người ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy được phát đạt, thịnh vượng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời, hoá dở. Như thế thì cái thời cũng là quan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu chớ không tự mình gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề, không thành nghề, thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu tính công việc, còn công việc nên, hay không nên, là do tại trời. Song người có gan, dù cho lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít, chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mài không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Rùa và đại bàng


Rùa nài xin đại bàng dạy cho nó biết bay. Đai bàng không dạy vì rùa không thể bay được, nhưng rùa cứ khẩn khoảng nài mải. Đại bàng bèn lấy móng quặp rùa bay lên cao rồi thả ra: rùa rơi bộp xuống.

Chuyện cười trong ngày

 Tây Du Ký Tân Thời


Sau khi trải qua 81 kiếp nạn, thày trò Đường Tăng cũng đến đượcc đất Phật để thỉnh kinh. Mọi người hồ hởi gặp Đức Như Lai.
Như Lai hỏi: 
- các người có mang theo USB không ?
 Đường Tăng: 
- Dạ không.
Đức Như Lai hỏi:
- Thế ta truyền kinh cho các người bằng gì bây giờ?
 Ngộ Không gãi đầu nói: 
- Ngài gửi vào di động cho con.
 Ngộ Không lắc mạnh tay máy di động Iphone hiện ra.
 Như Lai  lấy một cái Iphone từ trong áo cà sa ra, chỉ trong vài giây, việc truyền kinh đã xong và Như Lai biến mất.
- Đường Tăng lẩm bẩm, biết thế ở nhà lên mạng internet search rồi download nhanh hơn.

Monday, June 24, 2013

24-6-2013 Suy Niệm trong ngày


Phật Học Vấn Đạo - Văn hóa của Phật Giáo Nam Truyền phải chăng là liên hệ nhiều đến Pháp Tọa?

Câu hỏi của TT Giác Đẳng:  Ở các quốc gia Phật Giáo Nam Tông như Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan thì có Pháp Tọa, tức là ở trong chùa, ở trong giảng đường thường hay có chỗ ngồi, một ghế tương đối là cao, ghế dành cho các vị Pháp Sư giảng pháp. Nhưng, chưa bao giờ có ai nói rằng Pháp Tọa là một biểu tượng của Phật Giáo. Nhưng mà, bạch Thượng Tọa Tuệ Siêu, Thượng Tọa có nghĩ rằng hình ảnh Pháp Tọa được đặt một cách trang trọng, được tạo ra một cách tôn quý, được sử dụng một cách hợp tình hợp lý ở tại các ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông, thì biểu tượng Pháp Tọa đó có nên là một điều mà người Phật Tử nên quan sát, nên biết giá trị của Pháp Tọa hay không. Tại vì văn hóa của Phật Giáo Nam Truyền phải chăng là liên hệ rất nhiều đến Pháp Tọa. Xin thỉnh ý kiến của Thượng Tọa Tuệ Siêu.

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, ngày 7-5-2013 Thiên Ân chuyển biên)

TT. Tuệ Siêu: Theo ý kiến của chúng tôi, thật ra thì trong Kinh điển không có đề cập đến phải có bảo tọa, Pháp tọa trong chùa, nhưng ở tại các xứ quốc giáo, Phật giáo Nam Truyền thì luôn luôn ở trong chùa, trong Chánh Điện có Pháp tọa. Nó dựa vào hai lý do, thứ nhất, là cung kính Pháp tức cung kính Đức Phật, bởi vì chính Đức Phật, sau khi Ngài thành đạt quả vị A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc đó Ngài mới suy nghĩ rằng, thật không phải lẽ nếu như sống mà không có sự cung kính ai đó, rồi Đức Phật Ngài mới suy xét xem có vị Sa Môn, Bà La Môn nào trong đời này để cho Ngài kính lễ hay không, rồi lúc đó Ngài xét thấy trong thế gian này không ai có thể có đủ đức độ để Ngài có pháp cung kính, vì nếu chúng sanh thường tình chấp nhận sự đảnh lễ của vị Chánh Đẳng Chánh Giác, thì đầu người đó sẽ bị vỡ tan, do Đức của một vị A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác.

 Cho nên Đức Thế Tôn suy nghĩ rằng: "vậy thì ta cung kính Giáo Pháp, Pháp mà ta đã chứng đạt được, đã Giác Ngộ". 

Rồi Ngài đứng yên và Ngài nhìn cội cây bồ đề, nơi Ngài đã Giác Ngộ, và tỏ sự kính trọng, tôn kính Giáo Pháp. 

Ở đây thưa qúy vị, Đức Phật Ngài đã cung kính Pháp. 

Khi chúng ta nói Phật Pháp, thuyết giảng Phật Ngôn mà có sự cung kính Pháp thì giống như là cung kính Đức Phật. Nếu ngày xưa ở tại trú xứ của bà Visākhā hay ông Cấp Cô Độc hoặc trong hoàng cung của vua Pasenadi, vua Bimbisāra có những chỗ ngồi dọn sẵn cho các vị Tỳ kheo và có chỗ ngồi đặc biệt dành cho Đức Phật mỗi khi thỉnh Ngài đến để cùng dường, thì chỗ ngồi đặc biệt của Đức Phật gọi là Phật Tọa. Và ngày nay, chúng ta đã thờ Đức Phật trong Chánh Điện ở một vị trí, cho nên người ta để Pháp Tọa thì Pháp Tọa đó vừa là để biểu tượng nơi thuyết giảng Phật ngôn, vừa có sự cung kính Pháp, nhớ đến Pháp. Đây là vấn đề, nguyên nhân mà chúng tôi trình bày, chia sẻ với quý vị. 

Vấn đề thứ hai, nó cũng liên quan đến Luật. Ở trong Sekhiya dhamma, Ưng Học Pháp, Đức Phật Ngài dạy một vị Tỳ kheo là "Na nīce āsane nisīditvā ucce āsane nisin-nassa agilānassa dhamma desessāmī'ti sikkhā karaīyā," cần phải học tập rằng ta không ngồi ở chỗ thấp nói Pháp cho người vô bệnh ngồi ở chỗ cao. 

Điều Luật Ưng Học Pháp, liên hệ đến việc thuyết pháp có mười sáu điều gọi là dhammadesanāpaṭisaṃyutta, tức mười sáu điều liên quan đến vấn đề thuyết pháp. 

Cho nên ở Phật giáo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy Therāvāda, đặc biệt rất cung kính Pháp. 

Một là dựa theo luật của Đức Phật đã chế định, thứ hai là dựa theo sở hành của Đức Phật về việc cung kính Pháp vào buổi xưa khi Ngài Giác Ngộ, dựa vào hai điều đó mà ngày nay ở các chùa xứ quốc giáo, xứ Phật Giáo Therāvāda luôn luôn ở những nơi giảng đường hoặc là nơi Chánh Điện đều có Pháp Tọa uy nghiêm để khi một vị Trưởng Lão, một vị Pháp sư lên thuyết pháp, thuyết giảng Phật Ngôn, vị ấy sẽ được ngồi trên chỗ này để thuyết giảng, đặc biệt là khi một vị Pháp sư thuyết giảng Phật Ngôn, dù cho đó là một vị Tỳ kheo nhỏ hạ hơn trong số các vị trưởng lão ngồi trong Chánh Điện hay trong Giảng đường, mặc dù nhỏ hạ nhưng các vị Trưởng Lão vẫn chấp nhận cho ngồi trên đó vì các vị ấy tôn trọng Pháp Bảo, tôn trọng Giáo Pháp. Chính vì lẽ này mà chúng ta phải hiểu rằng hình thức Pháp Tọa ở trên Chánh Điện, ở trong mỗi chùa mặc dù không được kể, không được xem như là nét đặc thù của Phật Giáo Therāvāda, nhưng chúng ta phải hiểu đó là một hình thức rất quan trọng cho việc thuyết pháp, thuyết giảng Phật Ngôn. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của Thượng Tọa Giác Đẳng tại đây. Namo Buddhāya.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

Trong đời sống hàng ngày chính bản thân chúng tôi, có đôi lúc cũng bị phiền lụy vì phiền não, và sự phiền lụy phiền não đó dày vò làm cho cuộc sống này giống như nghẹt thở, giống như bẩn trật, nhưng chúng tôi đã kịp thời, đã hiểu được những gì cần phải làm, chúng tôi phải thư giãn một chút, và khi chúng tôi đã thư giãn được, và đã có chánh niệm giữ tâm được, đã quay trở về với những công việc thích hợp, thì tự nhiên tâm của mình được an lạc. Cho nên chúng tôi xin gởi gấm đến quí vị một lời nói, là hãy tự cho mình một đời sống an tịch, để rồi nội tại chúng ta không bị phiền lụy. Chỉ có một lời đó, chúng tôi xin gửi đến quí vị.

    TT Trí Siêu - Kinh Pháp Cú kệ 378 - Minh Hạnh chuyển biên

Cổ Học Tinh Hoa

HỌC TRÒ BIẾT HỌC

Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử. Ở nhà thầy đã ba năm mà không mấy khi đọc sách. Thầy Tăng Tử hỏi: Ngươi đến đây học đã ba năm nay, ta xem ý người không mấy khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao? Công Minh Tuyên nói: Thưa thầy, con vẫn học. Còn thầy: thầy ở trong nhà, trước mặt song thân, lúc nào cũng hiều thuận, hòa nhã, cho đến giống vật như chó, mèo, thầy cũng không quở mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lẽ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ bề ngoài rất là nghiêm trọng mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ cả. Ba điều ấy con lấy làm vui lòng mà mãi làm chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở cửa nhà thầy. Thầy Tăng Tử nghe đoạn, tạ Công Minh Tuyên và nói rằng: Ta nay không bằng nhà ngươi. 

Thuyết Uyển

GIẢI NGHĨA

Công Minh Tuyên: người nước Lỗ về đời Xuân Thu, học trò thầy Tăng Tử..

LỜI BÀN

Học trò như Công Minh Tuyên, thầy dạy như Tăng Tử, mới thực là học trò biết học, ông thầy biết dạy, xứng đáng thầy trò vậy. Làm ông thầy, không những lấy tri thức mà truyền thụ, lại cần lấy đức tính mà làm gương giáo hóa cho kẻ đi học nữa. Sách có câu: “Dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo”, cũng là lấy nghĩa ấy. Làm học trò nhưng không những bo bo ở việc học tập văn bài, lại phải học cả động, tĩnh, ngữ, mặc, thái độ hình dung của thầy để bắt chước cho được được thầy nữa. Học như thế mới là học được cái tinh hoa. Công Minh Tuyên chỉ học trong ba điều kể trong bài này, mà tức là học được đủ bồn phận của người đối với gia tộc và xã hội vậy. Đây là học ở trường học thường mà biết học còn hay như thế, huống chi học trường tự nhiên là trường thế giới mà biết học thì hay còn biết chừng nào.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Con thỏ

Thỏ chạy trốn bầy chó và trốn vào rừng sâu. Trong rừng thọ thấy thoải mái, nhưng đã trải qua biết bao nhiêu nỗi sợ hãi nên thỏ còn muốn trốn kỹ hơn nữa. Thỏ đi tìm nơi rậm rạp hơn, và chui vào bụi rậm ở khe cạn, thế nào lại đụng ngay phải sói ở đấy. Sói chộp được thỏ. Thỏ nghĩ bụng: Rõ đúng là đã gặp may chớ có đi tìm cái may khác. Mình muốn đi ẩn trốn kỹ hơn, thế là toi mạng". 

Chuyện cười trong ngày

Nghĩ đến cha

Toà hỏi một bị cáo:

- Khi thực hiện hành vi ăn cướp, anh không nghĩ gì tới người cha già đau yếu sao?

- Thưa toà, có chứ ạ, nhưng tôi chẳng thấy trong cửa hàng đó có thứ gì hợp với ông ấy cả.

Sunday, June 23, 2013

23-6-2013 suy Niệm Trong Ngày


Phật Học Vấn Đạo - Trong cuộc sống sinh họat thường ngày có nhiều cái ‘Tưởng” chi phối

Hỏi: Trong cuộc sống sinh họat thường ngày có nhiều cái ‘Tưởng” chi phối. Làm sao để đối trị nó? 

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Chánh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Quyền trả lời: Bất cứ hình thức tưởng nào cũng vậy, ở đó làm sao chúng ta chấm dứt nó được. Khi chúng ta tưởng nhiều quá tức là chúng ta phóng dật, muồn đoạn trừ nó phải dùng chánh niệm . Thí dụ khi mình tưởng sợi dây là con rắn, hay tưởng nhớ về quá khứ hay vị lai. Khi nghĩ ra những điều đó đều là phóng dật. Trên tinh thần tu tập muốn loại trừ nghi tưởng, hoại tưởng đó chúng ta phải dùng chánh niệm. Chánh niệm có mặt thì phóng dật không có mặt, phóng dật có mặt thì không có chánh niệm. Khi ta tưởng nhiều đó là tính tự nhiên của tâm si phóng dật. nếu chánh nịêm được đặt ở mọi lúc mọi nơi thì tưởng sẽ không có. Đó là pháp hành cụ thể để diệt trừ cái hoang tưởng cái nghi tưởng này. 

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

Đề tài đau khổ và hạnh phúc là một đề tài lớn trong Ðạo Phật, đề tài lớn đó không phải là một đề tài chỉ nói là lớn là đủ mà đặt cả nền tảng cơ sở giáo lý của Ðạo Phật. Trong Trung Bộ Kinh có một lần Ðức Phật Ngài dạy “ Này các Tỳ Kheo Như Lai chỉ dạy về sự khổ và con đường thoát khổ. “ và trong bài kinh Dhammacakkappavattanasùtra - kinh Chuyển Pháp Luân, bài pháp đầu tiên rất đầu tiên của Đức Phật Ngài đã dạy về Tứ Đế ở trong Tứ Đế có Khổ đế và Tập đế là khổ và nguyên nhân sanh khổ, Diệt đế và Đạo đế là chân hạnh phúc là con đường dẫn đến chân hạnh phúc.

Một điều rất thú vị là đau khổ có một địa vị lớn trong Đạo Phật không phải chỉ là một vấn đề của kiếp nhân sinh, mà đau khổ còn được hiểu trong Đạo Phật như là một điều có khả năng khai mở con mắt trí tuệ của chúng ta. Chúng ta sẽ không có gì ngạc nhiên khi nghe nói rằng những chúng sanh sống trong những cõi trời, cõi an lạc, những cõi có quá nhiều hạnh phúc của trần gian, những chúng sanh đó không có cơ may để mở con mắt trạch tuệ của mình. Trong lúc đó ở kiếp nhân sinh sống ở giữa trần gian của kiếp người tạm bợ này chúng ta đối diện với bao nhiêu phiền lụy bất trắc. Thì điều đó được xem như hết sức thích hợp để cho chúng ta khai triển tuệ giác của mình.


Do vậy hạnh phúc là một đề tài lớn không phải chỉ lớn đối với mỗi chúng ta mà lớn đối với đề tài của Phật Pháp, và lớn đối với ai thức dậy vào nửa đêm tự hỏi rằng: "Cái gì thực sự có ý nghĩa trong đời sống của mình?"

 Đạo Phật đã nói đến những niềm hạnh phúc mà đôi lúc làm cho một số chúng ta sửng sốt, ví dụ Ngài nói về sự hạnh phúc là đến từ sự vắng mặt của đau khổ. Ít có ai dám can đảm định nghĩa như vậy, mọi người đều nói rằng ăn ngon mặc đẹp sống trường thọ có được tình yêu có được sự trẻ trung của kiếp người, những thứ đó là hạnh phúc, chúng ta đã vẽ ra một thiên đàng mà trong đó những hạnh phúc trần gian được phóng đại đến mức độ ngoài tất cả sự tưởng tượng của một người mà có thể tưởng tượng được, nhưng điều đó vẫn còn là một bức họa rất là nghèo nàn khi mà nói đến niềm hạnh phúc chân thực của đời sống.

TT Giác Đẳng - Kinh Pháp Cú phẩm Hạnh Phúc. - Minh Hạnh chuyển biên

Cổ Học Tinh Hoa

KHẤU CHUẨN THƯƠNG NHỚ MẸ

Ông Khấu Chuẩn thuở nhỏ, tính hay du đãng, không giữ lễ phép, lại thích chơi chim, chơi chó. Bà mẹ ông vốn là người nghiêm khắc, thấy con thế quở phạt luôn, mà vẫn không chừa.

Một hôm, ông bỏ học đi chơi, bà mẹ giận lắm, cầm cái quả cân ném ông, trúng phải chân, máu chảy đầm đìa... Ông bị đau, ít lâu mới khỏi. Tự bấy giớ ông không dám lêu lổng, phóng túng, chỉ chuyên cần học tập. Về sau, thi đỗ, làm quan đến Tể tướng. Lúc ông quy hiển thì mẹ ông đã tạ thế rồi. Mỗi khi sờ đến vết thương ở chân, thì ông lại nức nở khóc lóc và nói rằng:

“ Chính cái vết thương này làm cho ta nên người đây”.

Nhân Phủ
GIẢI NGHĨA
Khấu Chuẩn: người đời Tống đỗ Tiến sĩ làm quan đời vua Chân Tôn đến chức Tể tướng, có công đánh giặc Khiết Đan.


LỜI BÀN

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Cây sậy và cây ô liu

Cây ô liu và cây sậy tranh cãi nhau xem ai chắc hơn và rắn hơn. Cây ô liu cười cây sậy vì gặp bất cứ cơn gió nào sậy cũng cong xuống. Sậy lặng thinh. Dông bão chợt nổi lên. Sậy nghiêng ngã, lay động, uốn rạp xuống tận mặt đất rồi vẫn còn nguyên vẹn. Cây ô liư chĩa cành nhánh ra chống đỡ gió, thế là gãy gục. .

Chuyện cười trong ngày

Sao không thổi?

Một anh vượt đèn đỏ bị cảnh sát thổi còi bắt ngừng lại và biên giấy phạt. Anh ta hỏi:

- Chị kia vừa vượt đèn đỏ sao anh không thổi ?

- Tôi không muốn phải nhịn đói hôm nay !

- Sao có chuyện no đói ở đây ?

- Vì cô ta là vợ tôi, đang vội về nhà nấu cơm đó!

Saturday, June 22, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Nguyên tắc cuộc sống của người Phật tử là như thế nào?

Hỏi: Nguyên tắc của cuộc sống của người Phật tử là như thế nào, và làm như thế nào để sống một cách trọn vẹn là một người Phật tử, là một người con đáng kính của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng trả lời: nói về những nguyên tắc sống hay những giới luật thì chúng ta phải nói rằng: có đôi khi người Phật tử hiểu rằng giới luật là cái gì mà chúng ta phải theo như  một thứ giáo điều, thật ra giới luật là một phương tiện mà cái phương tiện đó nói lên một số nguyên tắc, những nguyên tắc giúp cho chúng ta tìm thấy được sự thanh thản ở trong đời sống của mình. 

Chúng ta sẽ bàn về điểm này ở trong một bài kệ khác, nhưng có rất nhiều thứ mà người Phật tử có thể theo đó, lấy ví dụ như chúng ta nói về thập thiện tức là chúng ta nói làm như thế nào cho ba nghiệp được thanh tịnh, làm mười điều thiện và tránh xa mười điều ác, nó cũng là nguyên tắc mà chúng ta có thể làm. 

Hoặc giả,  trong Thi Ca La Việt trong Trường Bộ kinh tập bốn, qúi Phật tử có thể tìm thấy ở đó những lời dậy của Đức Phật cho thanh niên Singàlaka là sự cung kính sáu phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới, nói lên sự quan hệ của chúng ta đối với cha mẹ, đối với người hôn phối, đối với bạn bè, đối với những người làm công, đối với những vị samôn v.v….

Khi chúng ta nói đến những điều này, Ngài Narada ở trong một chương nói về trì giới balamật trong cuốn Đức Phật và Phật pháp, Ngài cũng xem đó là một số nguyên tắc mà một vị bồ tát có thể theo đó để hành trì, và thấy ở đó là một điều có thể mang lại lợi lạc cho mình.

Ngũ giới, bát quan trai giới, thập giới v.v… đó là những nguyên tắc liên quan đến giới luật, hoặc giả nếu trong đời sống tu tập của chúng ta hành trình theo bát chánh đạo, mà chúng ta nhớ ba pháp đơn giản nhưng hết sức quan trọng đó là chánh ngữ, chánh niệm và chánh mạng, lời nói chân chánh, hạnh nghiệp chân chánh và sinh kế cũng chân chánh, ba điều đó là những nguyên tắc, thì tối thiểu chúng ta cũng có được một số nguyên tắc rõ nét cho đời sống.

Dĩ nhiên nó không phải chỉ về phương diện giới luật, nó về thái độ sống, và thái độ đàng hoàng của chúng ta. Ở đâu nó ra đó, việc nào nó ra việc đó, ví dụ như có những người  họ không thể nhận ra thế nào là tình bạn, thế nào là tình yêu, thế nào là sự giao thiệp.  Sự giao dịch buôn bán họ lẫn lộn những điều này, nó gây cho họ nhiều rắc rối, và họ không bao giờ có một tình bạn binh thường được.  Khi họ có một tình bạn rồi thì họ đòi hỏi, họ lợi dụng, họ khiến làm hỏng đi một tình bạn rất tốt đẹp,  đó là một điều rất đáng tiếc, tại vì họ không thấy được việc nào ra việc đó. Chúng ta ra chợ thì biết có những việc ở ngoài chợ, chúng ta ra phi trường thì biết cái gì nên làm ở phi trường, chúng ta đi chùa thì biết cái gì làm ở chùa, và chỉ làm vừa phải, làm thích hợp, đó là một người biết sống với nguyên tắc. 

Riêng đối với một người tu thiền,  nguyên tắc ở đây  là chúng ta sống để tâm đến những gì mình đang làm,  không làm việc vừa ngồi  ăn cơm vừa coi TV, chúng ta không làm việc mà chúng ta vừa lái xe và vừa cố gắng nói điện thoại, chúng ta không làm việc vừa nói chuyện với người khác và vừa lật sách ra coi.  Với hai ba công việc nó không rõ ràng như vậy, nó rất dễ dàng làm cho đời sống của chúng ta, cái này  dẫm lên cái kia, cái kia nó lại ràng buộc với cái nọ một cách không cần thiết. 

Nên chi đây là một kinh nghiệm cá nhân mà chúng ta phải áp dụng để tìm thấy ở đó, để hiểu như thế nào là áp dụng những nguyên tắc vào đời sống một cách thiện xảo.  Đọc trong kinh điển có những  câu chuyện về thiên chủ Đế Thích có 7 pháp để trở thành vị thiên vương, một con người hiếu kính với cha mẹ, và lập tâm rằng ngày nào cha mẹ còn sống thì phụng dưỡng cha mẹ một cách hiếu thảo thì đó cũng là một nguyên tắc sống, cũng là một nguyên tắc dậy tâm.

 Đức Phật Ngài có cái nhin như thế rộng lắm, đến nỗi Ngài nói rằng ở trong thời nào đó mà không có Phật Pháp, không có bậc thiện chí, thi` như một người vợ biết lo cho chồng bằng hết bổn phận của mi`nh, thi` đó cũng là cái nhân lành dẫn đến thiên giới, và một người chồng biết lo lắng cho người vợ bằng với tất cả bổn phận của mi`nh, thi` đó cũng là một hạnh phúc cao thượng. 

Những lời nói đó không phải  chúng tôi nói quá đâu, qúi vị có thể ti`m thấy rải rác ở trong kinh Phật, thi` nói chung là nếu trong đời sống của chúng ta dầu rằng chúng ta có biết Phật pháp hay không biết Phật Pháp, dầu chúng ta là người cư sĩ hay vị xuất gia, dầu chúng ta là người như thế nào, nhưng nếu chúng ta sống có chừng mực trong sự ăn uống, chừng mực trong sự cư sử, chừng mực ở trong lời nói mà chúng ta xem đó là nguyên tắc sống, thi` thưa qúi vị điều đó cũng tạo cho chúng ta một điều kiện rất tốt để hướng dẫn tâm tư của mi`nh.

Những cái lộn xộn thường xảy ra ở trong cộng đồng, hay ở trong gia đi`nh có lẽ bởi vi` ta không biết rõ cái ranh giới, cái giới hạn, cái gi` là vừa phải.  Thi` tương tựa như vậy, tâm của chúng ta nếu nó không biết ở đâu là vừa phải mà chúng ta cứ vương theo nó, thi` cái tâm đó lao chao, loạn động, cái tâm phan duyên đó nó sẽ dẫn chúng ta đi, nó trôi dạt về những phương trời vô định và những phương trời đó dần dà chúng ta không co`n biết mi`nh là ai, chúng ta trở nên tha hóa hoàn toàn, chúng ta sẽ không co`n nắm được cái gốc của mi`nh nữa.

Vi` vậy rất quan trọng để một người sống mà gọi là đủ  nghĩa của gọi là làm người theo trong kinh Phật, là người sống với một số nguyên tắc hay một số tôn chỉ nào đó, dầu cho tôn chỉ đó là tôn chỉ rất cá nhân, chỉ có bản thân của mi`nh mới chấp tri`. Nhưng nhờ tôn chỉ đó cho thấy rằng chúng ta là một người sống có căn bản, chúng ta là người sống có nguyên tắc chứ không phải đụng đâu xâu đó, sống sao cũng được, ăn sổi ở thi`, cách sống như vậy là cách sống Đức Phật Ngài gọi là người trí làm cho tâm thẳng như thợ khéo nhặt tên.

Cô Dhammakami đã hỏi một câu hỏi rất quan trọng, là những nguyên tắc nào lên sống.  Thi` thưa qúi vị, nếu trong đời sống của qúi Phật tử đã lựa chọn được một thiện pháp nào, và thiện pháp đó qúi vị thấy rằng có thể làm một điểm tựa, và có thể làm một nơi mà qúi vị có thể trung thành, là một cái pháp môn, là một phương cách, qúi vị có thể sống qua nhiều năm tháng thi` qúi vị lên hoan hỷ. 

Hồi nãy chúng tôi thưa với qúi vị rằng nói về thiện pháp có rất nhiều, qúi vị phát nguyện hiếu thảo cũng được, qúi vị nguyện trong đời sống là báo ân những gi` mà bất cứ ai mi`nh đã thọ ân nó cũng là những hi`nh ảnh rất đẹp, quí vị làm tro`n bổn phận.  Thật ra qúi vị có thể không tu gi` hết, mà qúi vị chỉ làm tro`n bổn phận đối với vợ, đối với chồng đối với con, thi` Đức Phật Ngài dạy đó cũng là những hạnh phúc cao thượng, là những nguyên tắc. 

Nguyên tắc mà đạo Phật dạy thoáng lắm, ngày hôm nay cái nhi`n của chúng ta rất cục bộ, do đó khi chúng ta vào trong đạo chúng ta cảm thấy rằng hi`nh như đạo của chúng ta nó đóng khung, nó không có bao nhiêu hàng rào.  Nhưng thực sự đạo của Đức Phật dạy rất đẹp thưa qúi vị, và khi Đức Phật Ngài đưa ra cho chúng ta con đường tu tập, là Ngài mở cho chúng ta một bầu trời mênh mông, ở trong bầu trời đó có đầy dẫy ky` hoa dị thảo, có bao nhiêu phương tiện để chúng ta áp dụng vào đời sống nội tại của mi`nh, chứ không phải chỉ có một số điều, một hai ba bốn nào đó mà anh A anh B nói với mi`nh rằng việc đó mi`nh phải làm.

Do vậy khi nói đến nguyên tắc thi` chúng tôi thưa với qúi vị là phải nói rằng về điểm này nó không đơn giản, qúi vị có thể lựa ngũ giới, qúi vị có thể lựa thập thiện, qúi vị có thể lựa những nguyên tắc được đề cập đến trong kinh lễ bái lục phương, tức là kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, qúi vị có thể sống tuân theo bát chánh đạo, bất cứ một nguyên tắc nào qúi vị thấy thích hợp, và dựa trên đó để làm cảnh giới trật tự cho nội tâm của mi`nh thi` điều đó đều tốt đẹp, điều đó đều có một giá trị lớn trong việc uốn nắn nội tâm của chúng ta hết, và chúng tôi mong rằng điều này sẽ là một cái gợi y’ để trả lời cho cô Dhammakami.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

Một người tu tập tâm bi phải có cái hiểu về nhân quả, phải có cái nhìn xuyên thấu.  Một người mà đang khổ thì chuyện đó dễ dàng cho chúng ta sanh tâm xúc động.  Nhưng có những người sẽ khổ, những người chưa khổ và những người đang cười hể hả, có thể họ bị khổ mà chúng ta không biết.  Tại sao Đức Phật Ngài có nhiều tâm bi đến muôn loài chúng sinh, bởi vì cái nhìn của Đức Phật là cái nhìn sâu và xa, sâu và xa ở đây là Ngài có thể nhìn thấy xuyên qua những nụ cười, xuyên qua sự che đậy bình thường của chúng ta.

TT Giác Đẳng - Pháp Thoại - Tu Tập Tâm Bi - Minh Hạnh chuyển biên

Cổ Học Tinh Hoa

GIỮ LẤY NGHỀ MÌNH

Nước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba năm mới thành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm dù, đi học nghề làm gầu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gầu, thì trời mưa luôn mãi không ai dùng đến gầu. Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù như trước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính, mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khí thì đã già quách rồi.

Úc Ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:

-Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngày xưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứ cấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nào cũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.

Lưu Cơ

GIẢI NGHĨA

Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam bây giờ.

Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.

Nhung phục: Y phục nhà binh.

Úc Ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc Ly Tử mà nói trong bài này.

Đại nạn sắm thuyền...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.

Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gây dựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.

LỜI BÀN

Người ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy được phát đạt, thịnh vượng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời, hoá dở. Như thế thì cái thời cũng là quan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu chớ không tự mình gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề, không thành nghề, thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu tính công việc, còn công việc nên, hay không nên, là do tại trời. Song người có gan, dù cho lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít, chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mài không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Rùa và đại bàng


Rùa nài xin đại bàng dạy cho nó biết bay. Đai bàng không dạy vì rùa không thể bay được, nhưng rùa cứ khẩn khoảng nài mải. Đại bàng bèn lấy móng quặp rùa bay lên cao rồi thả ra: rùa rơi bộp xuống.

Chuyện cười trong ngày

Lên thiên đường sớm hơn

Một cặp vợ chồng già đã trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, họ ăn uống theo chế độ và tập thể dục thường xuyên. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt, họ lên thiên đàng và được Thánh Pierre đón tiếp nồng hậu. Thánh Pierre đưa hai người đi tham quan nhà bếp khổng lồ, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi golf... Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi Thánh Pierre:

- Chúng tôi có phải trả tiền các dịch vụ không?

- Thánh Pierre trả lời: Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà.

- Đến giờ ăn, Thánh Pierre đưa hai cụ đến bàn bày thức ăn linh đình. Cụ ông hỏi: Tất cả các món ăn này đều miễn phí à?

- Thánh Pierre trả lời: Tất nhiên.

- Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đường, cholesterol à?

- Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đàng mà. Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị béo phì, đái đường hay nhồi máu cơ tim...

- Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, quay sang bà vợ quát to: Tất cả do lỗi của bà! Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục, thì tôi đã lên đây sớm hơn 10 năm!

Friday, June 21, 2013

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

Giác Ngộ là gì ?, Giác Ngộ tức là chúng ta thấy rõ đựơc thực chất, thấy rõ được bản thể của sự vật.
Giải thoát là gì ?, tức là chúng ta vượt ra khỏi vòng cương tỏa của phiền não, vòng cương tỏa của đau khổ. Phiền não và đau khổ là hai cái gì chúng ta đang trải qua và đang cảm nhận được.
Khi mà chúng ta đề cập đến Giác Ngộ Giải Thoát và chúng ta có thể tửơng tượng rất nhiều về cảnh giới mà chúng ta sẽ sanh đến sau khi chúng ta giải thoát. Và Niết Bàn chúng ta tửơng tượng nó là một cõi, hoặc giả chúng ta sẽ trở thành ngừơi này ngừơi khác hay tối thiểu như trong kinh chữ Hán cũng có danh từ là Thượng Sanh Thựơng Phẩm những cái mà chúng ta có thể suy diển được nhưng những thứ đó nó cũng chỉ là sự mô tả rất giới hạn.

Nên chi khi hỏi rằng khi giải thoát chúng ta đi về đâu thì phải trả lời rằng nói đến giải thoát thì chúng ta giải thoát cái gì mới quan trọng hơn là chúng ta sẽ trở thành cái gì,

Giải thoát cái gì ? giải thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghiệp quả của phiền não. Một giải thích rất tương đối đó là giải thoát là không có khổ nữa, không có phiền não nữa. Nhưng sau khi cái không khổ không phiền não cái mà an lạc tự tại, chúng ta là cái gì thì thưa quí vị đó không phải là một điều mà chúng ta có thể tìm thấy trong ngôn ngữ bình thừơng của chúng ta, hãy hỏi rằng giải thoát là giải thoát cái gì thì điều đó nó quan trọng hơn là chúng ta sẽ là cái gì.

TT Giác Đẳng - Pháp đàm - Minh Hạnh chuyển biên

Cổ Học Tinh Hoa

PHÚC ĐẤY HỌA ĐẤY


Một người nhà quê rải cỏ phơi ở chân giậu. Hôm sau ra vơ cỏ, nghe thấy tiếng kêu “tích tích” lật lên xem, thì bắt ngay được một con trĩ. Anh ta thấy thế, lại cứ để cỏ đấy, có ý mong ngày mai lại được con trĩ nữa. Mai ra, lắng tai nghe lại thấy tiếng kêu “tích tích” như hôm trước, trong bụng mừng thầm. Nhưng vừa bới cỏ lên, thì ra một con rắn, nó cắn ngay vào tay, anh ta bị thương rồi chết. Úc Ly Tử nói rằng: “Một việc nhỏ ấy đủ làm gương cho ta. Trong thiên hạ có cái phúc không tưởng được thế, mà may được thế cũng có cái họa không ngờ đến thế, mà xảy ra thế!” Úc Ly Tử


LỜI BÀN

Sự may, sự rủi người ta không thể lường trước được. Trong cái may, biết đâu mà chẳng có cái không may, trong cái chẳng may, biết đâu mà chẳng không có cái may? Cũng một việc, bận trước là chẳng may, bận sau lại may, như người trước gặp trĩ có lợi, sau gặp rắn bị chết, nói trong chuyện này! Chúng ta nên nhớ rằng: tham thì thâm, đã đắc ý một lần, không nên lại đến lần nữa. Đến không những không được như lần trước mà lại còn bị khinh bỉ khổ nhục nữa..

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Thỏ và rùa

Thỏ và rùa tranh cãi nhau xem ai chạy nhanh hơn. Hai đứa thi chạy đoạn đường. Thỏ lập tức vượt lên trước rùa, đến mức chẳng còn thấy rùa đâu. Thỏ bèn nghĩ bụng: "Mình đi đâu mà vội? Ngồi nghỉ đã". Thỏ ngồi xuống nghỉ và ngủ thiếp đi. Con rùa cứ mải miết bò và khi thỏ thức dậy thì rùa đã bò hết đoạn đường. 

Chuyện cười trong ngày

Sai giống nhau

Thầy giáo nói với một bà mẹ học sinh :
- Thưa bà, tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo cho biết là con trai bà đã nhìn vào vở của bạn khi tôi ra bài làm trên lớp, con bà đã chép bài của bạn.
- Dạ, thầy nói gì tôi chưa hiểu.
- Vì cả hai đứa mắc những lỗi giống nhau.
- Thưa thầy, có thể là đứa bạn kia đã chép bài của con trai tôi…
- Thưa bà, đáng tiếc không phải như vậy. Tôi đã ra câu hỏi: “Các em có biết vị trí của quần đảo Acores không ?, đứa bạn của con bà đã ghi: “Em không biết” và con trai bà ghi :”Em cũng thế!”

Thursday, June 20, 2013

20-6-2013 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Phải chăng để đoạn trừ tà pháp không những là chỉ "không làm ác pháp" mà còn phải huân tu thiện pháp đối trị?

Hỏi. Phải chăng để đoạn trừ tà pháp không những là chỉ "không làm ác pháp" mà còn phải huân tu thiện pháp đối trị?  

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 19-6-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân trả lời: Trong Phật Pháp thì Đức Phật Ngài có nói rõ ràng ác pháp là ác pháp, thiện pháp là thiện pháp. Trong A Tỳ Đàm chúng ta thấy rằng những pháp thuộc về thiện, những pháp thuộc về bất thiện đã phân nhóm rõ ràng. Có những pháp thuộc về vô ký, nhưng vô ký ở đây thì cả pháp thiện và bất thiện đều có động lực để mang đến quả nếu bằng với pháp ý thiện với bằng chủ ý thiện thì tác tạo phối hợp với tâm thiện thì vẫn được đưa đến quả an vui cho mình, nếu bằng tác ý bất thiện chủ ý bất thiện thì phối hợp với những tâm bất thiện có những hành vi bất thiện thì vẫn dẫn đến quả khổ. Điều đó là điều chúng ta biết. Còn đối với những pháp vô ký thì nó không có quả, có những pháp vốn là không có động lực và nó cũng không phải chỉ là kết quả của một nhân thiện hay nhân bất thiện để mang đến quả gọi là những pháp vô nhân hay gọi là những pháp vô ký.

 Thì ở đây, trong kinh phân ra nhóm nào là nhóm bất thiện, nhóm nào là thuộc nhóm thiện. Nhóm thiện thì cần phải tu tập, nhóm bất thiện thì cần phải đoạn trừ. 

 Trong cuộc sống luân hồi của phàm phu chúng sanh do nhân phiền não, do nhân của nghiệp, cho nên có sanh tử luân hồi, do đó có quả của luân hồi. Cho nên, việc tu tập ở trong Phật Pháp Đức Phật có dạy rõ là chúng ta cần phải loại bỏ những phiền não. Như trong câu Pháp Cú Đức Phật dạy:

 - "Không làm các việc ác, thực hành các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Chư Phật" 

 Khi đọc những câu Phật ngôn như vậy, mình biết các việc ác thì không làm mà các việc thiện thì mình phải năng nỗ làm và phải làm cho tâm ý mình trong sạch, vì tâm ý vốn không trong sạch, nó bị bợn nhơ của phiền não, đó là vô minh tham ái và chấp thủ, do như vậy nó khiến cho có hành vi bất thiện.

 Cho nên, một người tu tập thì cần phải tu tập những thiện pháp và loại bỏ những ác pháp. Trong kinh còn có ví dụ rằng nếu mà thiện pháp tăng trưởng thì ác pháp sẽ đẩy lùi, cũng như, ánh sáng xuất hiện ở nơi nào thì bóng tối lui dần ở nơi đó. Cũng như vậy, với một người tu tập những thiện pháp đó là việc cần làm để loại trừ những ác pháp.

 Tiáo lý của Đạo Phật thì không phải là vốn tự nhiên, không phải như Đạo Giáo cho rằng mọi pháp đều là tự nhiên, mọi điều trên thế gian này vốn là tự nhiên, và thuận theo cái tự nhiên đó để rồi trở thành cái tịnh mặc, đó là theo triết lý của Đạo Giáo. 

 Nhưng đối với Phật Giáo thì chúng ta thấy rõ một điều là nguyên nhân dẫn đến luân hồi sanh tử là do nghiệp, do phiền não, vì có phiền não cho nên chúng sanh luân hồi sanh tử và khổ đau. Mình muốn bỏ đi cái khổ đau muốn chấm dứt cái khổ đau thì chỉ có tu tập những thiện pháp để loại bỏ những ác pháp. Và chúng ta không phải là thuận theo những cái tự nhiên mà nó lại vốn theo chủ trương của một số triết lý của một số tôn giáo hay là một số triết lý nào đó. Nhưng, đối với Phật Giáo thì việc tu tập để thuần thiện rất là cần, bởi vì chỉ những điều đó mới thật sự mang đến điều thanh lọc được nội tâm. 

 Mà thanh lọc được nội tâm là con đường mình tu tập, tu tập giới, tu tập định, tu tập tuệ, là nền tảng giới định tuệ, dựa trên nền tảng giới định tuệ đó vị hành giả hay một người tu theo Đạo Phật cần phải thực hành. 

 Cho nên, đối với các pháp, cả nhóm pháp bất thiện cần phải loại trừ bỏ tức là mình phải tu tập những thiện pháp để loại bỏ. Mình có chánh ngữ thì phải bỏ tà ngữ, mình phải tu tập chánh ngữ. Không phải là mình chỉ im lặng bởi vì các tác tạo của thân nghiệp, khẩu nghiệp, hoặc ý nghiệp đều bằng sự chủ tâm và cái chủ tâm đó là cái đổng lực để mình cương quyết hay cái chủ tâm để mình làm những điều đó cho nên mình muốn bỏ ác pháp thì mình cần phải tu tập những thiện pháp, và mình muốn bỏ được tà ngữ thì mình phải tu tập những thiện ngữ, tu tập chánh ngữ, cái gì mang đến hại mình hại người hoặc là gây khổ đau cho chúng sanh thì đó là tà ngữ. 

 Tu tập chánh ngữ là mình không nói lời chia rẽ hay nói lời độc ác hay nói lời thô ác mà mình cần phải nói những lời dịu ngôn nói những lời hoà hợp nói những lời tiến bộ, nói những lời được lợi ích v.v.... thì đó là những điều mình cần phải làm và qua đó thì quả vị thánh nhân hoặc quả vị Phật đều là do sự nỗ lực của cá nhân của từng mỗi người, quả vị đó là do khi loại bỏ những phiền não loại bỏ hết những bợn nhơ hay nói rõ là loại bỏ hết những ác pháp và tu tập những thiện pháp. 

 Trong kinh có ví dụ: với tâm phiền não thì có những pháp mình cần phải tu tập để mình loại bỏ hay mình lấy thiện pháp để loại trừ ác pháp. Một người có tâm suy nghĩ những điều bất thiện như tham dục như sân hận như não hại v.v... khi mình suy nghĩ những điều đó là mình biết là tư duy bất thiện, cho nên lúc bấy giờ vị hành giả có tu tập phải hướng tâm của mình đến tư duy thiện để loại bỏ những pháp bất thiện, như một người tu tập chánh niệm, dùng chánh niệm của mình để loại bỏ những tà niệm. Trong kinh thí dụ, giống như đối với một người thợ mộc dùng cái nêm này để thay bỏ cái nêm khác, cái nêm cũ đã dính. Bây giờ mình dùng chánh niệm để loại bỏ tà niệm, dùng chánh ngữ để loại bỏ tà ngữ, hoặc là dùng chánh tư duy để loại bỏ tà tư duy, chứ không phải tự nhiên mà nó đến với mình, hay hoặc là tự nhiên nó lại thành pháp thiện. Cả điều thiện và cả điều bất thiện thì bằng sự nỗ lực hay bằng sự dũng tâm của mình tác tạo.

 Trong kinh Pháp Cú có dạy: "Đã làm thiện thì phải hăng say, chứ lành nhất định vui vầy luôn luôn, mà đã làm ác thì phải bỏ mau mau, chứ ác nhất định khổ sầu luôn luôn". Do vậy, mình đã làm thiện thì mình phải hăng say để loại bỏ những pháp bất thiện, và khi mà mình có những pháp bất thiện ở trong lòng trong tâm thì mình phải loại bỏ mà muốn loại bỏ thì mình phải thực hành những thiện pháp ./.     
             

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

Chúng ta đừng nghĩ rằng hạnh phúc nó tùy vào ngoại cảnh, đồng ý nó cũng tùy thuộc vào ngoại cảnh phát sanh lên sự an vui hạnh phúc, nhưng trước nhất căn bản phải là nội tâm, hễ nội tâm này được an tịnh thì tự nhiên thân an tịnh, và khẩu an tịnh, như vậy sẽ phát sanh hạnh phúc. Bây giờ tự chúng ta mỗi người phải là vị Thầy thuốc của chính mình, là vị bác sĩ của chính mình, để điều trị các căn bịnh của chúng ta. Chúng ta trông cậy vào người khác làm cho mình được an tịnh mà không bị phiền toái thì điều đó không thể được, chúng ta trông cậy vào người khác sẽ làm cho mình được hạnh phúc, được yên vui, điều đó không thể có được, trong khi nột tâm vẫn còn trộn rộn bất an, thử hỏi làm sao chúng ta có được sự an vui, có được hạnh phúc.

    TT Trí Siêu - Kinh Pháp Cú kệ 378 - Minh Hạnh chuyển biên

Cổ Học Tinh Hoa

HỌC TRÒ BIẾT HỌC

Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử. Ở nhà thầy đã ba năm mà không mấy khi đọc sách. Thầy Tăng Tử hỏi: Ngươi đến đây học đã ba năm nay, ta xem ý người không mấy khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao? Công Minh Tuyên nói: Thưa thầy, con vẫn học. Còn thầy: thầy ở trong nhà, trước mặt song thân, lúc nào cũng hiều thuận, hòa nhã, cho đến giống vật như chó, mèo, thầy cũng không quở mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lẽ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ bề ngoài rất là nghiêm trọng mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ cả. Ba điều ấy con lấy làm vui lòng mà mãi làm chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở cửa nhà thầy. Thầy Tăng Tử nghe đoạn, tạ Công Minh Tuyên và nói rằng: Ta nay không bằng nhà ngươi. Thuyết Uyển
GIẢI NGHĨA
Công Minh Tuyên: người nước Lỗ về đời Xuân Thu, học trò thầy Tăng Tử..
LỜI BÀN
Học trò như Công Minh Tuyên, thầy dạy như Tăng Tử, mới thực là học trò biết học, ông thầy biết dạy, xứng đáng thầy trò vậy. Làm ông thầy, không những lấy tri thức mà truyền thụ, lại cần lấy đức tính mà làm gương giáo hóa cho kẻ đi học nữa. Sách có câu: “Dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo”, cũng là lấy nghĩa ấy. Làm học trò nhưng không những bo bo ở việc học tập văn bài, lại phải học cả động, tĩnh, ngữ, mặc, thái độ hình dung của thầy để bắt chước cho được được thầy nữa. Học như thế mới là học được cái tinh hoa. Công Minh Tuyên chỉ học trong ba điều kể trong bài này, mà tức là học được đủ bồn phận của người đối với gia tộc và xã hội vậy. Đây là học ở trường học thường mà biết học còn hay như thế, huống chi học trường tự nhiên là trường thế giới mà biết học thì hay còn biết chừng nào.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Con thỏ

Thỏ chạy trốn bầy chó và trốn vào rừng sâu. Trong rừng thọ thấy thoải mái, nhưng đã trải qua biết bao nhiêu nỗi sợ hãi nên thỏ còn muốn trốn kỹ hơn nữa. Thỏ đi tìm nơi rậm rạp hơn, và chui vào bụi rậm ở khe cạn, thế nào lại đụng ngay phải sói ở đấy. Sói chộp được thỏ. Thỏ nghĩ bụng: Rõ đúng là đã gặp may chớ có đi tìm cái may khác. Mình muốn đi ẩn trốn kỹ hơn, thế là toi mạng". .

Chuyện cười trong ngày

Nhân chứng

Quan toà hỏi bị cáo:

- Tại sao anh lại phủ nhận việc có mặt ở nơi xảy ra vụ án, trong khi những 20 nhân chứng khẳng định rằng họ trông thấy anh ở hiện trường?

- Thưa quý tòa, nhưng tôi có thể mời tới đây hàng trăm nhân chứng không hề trông thấy tôi ở đó.

Wednesday, June 19, 2013

19-6-2013 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo -

Hỏi: Chúng ta có cần sự nương tựa vào Thầy tổ hay Tam bảo không?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Chánh Hạnh chuyển biên)

TTTuệ Quyền trả lời : Trong tinh thần Phật giáo sự nương tựa nơi chính mình là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình tu tập của từng cá thể. 

Trong kinh Pháp cú có câu: 

"Nếu biết thương mình, thì phải bảo vệ lấy mình."

Nếu biết thương mình thì ta là nơi nương tựa của ta không có nơi khác ngoài ta. Đức Phật kêu gọi tự thân nơi con người, thường con người chúng ta hay nương tựa, hay ỷ lại vào chính người Thầy của mình, chính bè bạn, chính đồng hữu của mình. Mỗi người tu là cho chính bản thân mình,không ai hưởng được ngoài mình. Trước lúc viên tịch Đức Phật có dạy: "Sau khi Như-Lai viên tịch các ngươi hãy lấy giáo pháp làm Thầy,làm nơi nương tựa”. Đây là lời dạy chúng ta cần phải y chỉ. Chư; Tăng thời nay cũng như thời xưa chỉ là người đi trước hướng dẫn chỉ đường, nhưng tự chúng ta phải đi, con đường đoạn khổ, và diệt khổ, con đường Niết bàn tự chúng ta phải lần vết về. Trên con đường đó Đức Phật cho chúng ta biết hãy lấy giáo pháp làm điểm tựa, bởi vì không thể đặt niềm tin tuyệt đối vào một người Thầy. Nếu như người thầy đó mất đi, hoặc phạm giới, hoặc hoàn tục thì niềm tin của sự tựa nương đó của chúng ta sẽ sụp đổ, không có nền tảng cho đường đi của chính mình. Nhiều Phật tử rất tin tưởng vâng theo một vị tỷ kheo, một vi thiền sư, nhưng rồi những vị đó không còn tu nữa thì người đệ tử đó mất niềm tin. Đó là chúng ta không tu vì niềm tin Tam Bảo mà tu vì một cá thể, một người đó, tin vì một vị đó.

Các Bậc Thầy Tổ là người chỉ đường cho chúng ta, còn bản thân chúng ta phải đi.

Giáo Pháp muốn được am tưệ, được hiểu, chúng ta phải nghe phải thọ trì từ lời chỉ dậy của các vị Thầy. Xuyên qua đó phải nương tựa vào giáo pháp, chính giáo pháp là nến tảng là cơ sở để chúng ta thực hành. Nương tựa vào vị Thầy không đủ yếu tố, chắc chắn hơn là nương tựa vào giáo pháp. Ở đó cũng có sự tựa nương vào giáo lý nhưng sự tựa nương này là vững chắc. Chính giáo pháp là vị Thầy tuyệt vời nhất. Đó là vị Thầy không lời nói, không la rầy, nhưng làm cho mọi người tâm phục khẩu phục, và làm cho moi người hiểu được sự khổ đau mang một tâm chí diệt khổ.



Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

Rất bình thường để chúng ta thấy rằng sanh ra làm con người thì ai cũng phải già cũng đau cũng chết, cũng sầu bi khổ ưu não, chúng ta thường nghe những chuyện đó  hết sức bình thường.  Dĩ nhiên là bình thường, nhưng câu hỏi mà Thái Tử Sĩ Đạt Đa đặt ra ở tại đây khi Ngài còn là vị Hoàng Tử trong cung vàng điện ngọc, tại vì nó khởi đi một cuộc hành trình và cái ý thức bắt đầu cuộc hành trình đó là một ý thức đặt lại toàn bộ vấn đề, bản thân của mình bị sanh già đau chết sầu bi khổ ưu não nó chi phối thì chúng ta đi tìm cái gì, chúng ta đi tìm một cái giống như vậy, một cái không khác hơn như vậy thì cuộc hành trình đó sẽ dẫn chúng ta đi về đâu, chắc chắn sẽ đi vào sự phiêu dạt vô định, nó như một con thuyền không có la bàn không có định hướng và người tài công cũng thật sự không biết là mình đang đi về đâu giữa cơn bão tố phong ba. Thì những sự việc như vậy gợi cho chúng ta ý rất quan trọng là một chúng sinh từ vô lượng kiếp sống với trầm luân.  

Chúng ta hiểu đã có những lần Đức Phật Ngài nói gần như tâm sự với các tỳ kheo và đó là một lời nhắc nhở: 

"Này các tỳ kheo chỉ vì không hiểu đây là khổ, đây là nhân sanh khổ, đây là sự diệt khổ và con đường đưa tới sự diệt khổ, mà Như Lai và các con đã trôi lăn trong luân hồi từ vô lượng kiếp cho đến nay." 

Điều đó nói về một trạng thái cố hữu của con người là chúng ta ở nguyên vị, ở một vị trí thì mình không có cam lòng, mình muốn làm cái gì đó, đi đâu đó được cái gì đó, nhưng mà bởi vì chúng ta thiếu ý thức tiên khởi minh mẫn này do đó tuy rằng muốn đi đâu đó làm cái gì đó nhưng rồi rốt cuộc chúng ta trở về lại với cái tầm thường của mình, không có gì thay đổi, không có cái gì gọi là khả dĩ khai thông sinh lộ giải quyết chuyện bế tắc của đời sống, mà nếu chúng ta đã sống bị chi phối như vậy bị khổ đau như vậy và sự lựa chọn của chúng ta vẫn tiếp tục là như vậy thì đúng là một sự quẩn quanh, sự quẩn quanh không có lối thoát, sự bế tắt toàn bộ của tia hy vọng, và bấy giờ phải mất lâu lắm chúng ta mới thấy được sự vô lý của chính mình, chúng ta mới thấy được rằng những điều đó nó vốn không mang lại cho chúng ta cái gì hết ngoài một điều là sự chua chát để thấy tại sao mình cố gắng như vậy không đi về đâu mà lại trở về vị trí lúc ban đầu.

TT Giác Đẳng - Pháp Thoại - Ý Thức Tiên Khởi - Minh Hạnh chuyển biên

Cổ Học Tinh Hoa

ĐÁNH ĐÀN
Vua nước Tề thích nghe sáo. Có kẻ muốn cầu chút công danh, đem đàn đến đứng trước cửa Nhà vua mà đánh. Đánh luôn ba năm, mà vua không hỏi tới. Anh ta giận lắm, gắt mà nói rằng: “Ta đánh đàn đến cả quỷ thần cũng phải say mê, thế mà vua không biết cho ta!”
Có người nghe nói, cười mỉa, bảo rằng: "Vua thích nghe tiếng sáo, mà bác đánh đàn, cho đàn bác hay đến đâu, nhưng vua không thích thì làm thế nào được? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu danh ở nước Tề này vậy!”
GIẢI NGHĨA
Công danh: công là khó nhọc mà được việc, danh là tiếng tăm; công danh là đem sự khó nhọc ra để được danh giá. 
LỜI BÀN
Đem đàn ra đánh cho người thích nghe sáo, mà cầu cho người ta ưa mình, thì chẳng là khờ vụng lắm ư! Cho nên mình tuy có tài, muốn thi thố cái tài, thì phải dò trước xem người dùng mình có ưa cái tài ấy không. Bằng không, mà mình cũng cứ phô tài, thì chẳng những việc muốn cầu không được, mà lại để thiên hạ người ta chê cười cho nữa.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Sư tử và lừa

Một hôm, sư tử đi săn và đem lừa đi theo. Sư tử bảo với lừa:
- Cậu cứ vào rừng, lừa ạ, có bao hơi sức cậu rống lên. Con thú nào nghe thấy tiếng rống ấy sợ bỏ chạy, tôi sẽ tóm gọn hết.
Nghe sao làm vậy. Lừa rống lên, các con thú chạy tán loạn, thế là sư tử tóm bắt chúng. Sau cuộc săn bắt, sư tử bảo lừa:
- Chà, tôi khen ngợi cậu, cậu rống khá lắm.

Thế là từ đó lừa cứ rống hoài, cứ chờ đợi hoài người ta khen nó.

Chuyện cười trong ngày

Rất lạnh

Người da trắng đến khai hoá văn minh cho người da đỏ. Mùa đông đến, người da đỏ hỏi:

- Mùa đông năm nay liệu có lạnh không?

- Thì các anh cứ đi kiếm củi về đi, dự phòng khi trời lạnh.

- Vốn cẩn thận và nhiệt tình, người da trắng liền gọi điện đến trạm thủy văn để hỏi xem mùa đông năm nay có lạnh không. Người ở đài thuỷ văn trả lời "Có lạnh đấy".

- Ngay lập tức, người da trắng liền bảo người da đỏ đi kiếm thêm củi. Hai tuần sau, người da trắng lại gọi điện cho nhà thuỷ văn và nhận được câu trả lời: "Lạnh lắm đấy".

- Nguời da trắng liền đó giục người da đỏ kiếm thêm củi. Hai tuần sau nữa, họ lại gọi điện và nhà thuỷ văn trả lời: "Cực kỳ lạnh đấy."

- Thế làm sao ông biết?

- Nhìn thực tế thì thấy. Người da đỏ đang đi kiếm đầy củi về nhà đấy thôi.

Tuesday, June 18, 2013

18-6-2013 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Câu hỏi là tại sao Đức Phật Ngài dậy bài kinh Niệm Xứ là con đường duy nhất mà Ngài còn dạy 40 đề mục thiền?

Hỏi: Bạch Sư, theo kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật Ngài dậy chỉ có một con đường duy nhất đưa đến Niết Bàn là Tứ Niệm Xứ. Nếu những đề mục thiền chỉ không đưa đến giải thoát thì tại sao Đức Phật lại dạy 40 đề mục thiền chỉ làm gi`?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Đăng trả lời: Câu hỏi là tại sao Đức Phật Ngài dậy bài kinh Niệm Xứ là con đường duy nhất mà Ngài còn dạy 40 đề mục thiền?

Vì những đề mục này, Đức Phật Ngài biết cơ tánh của chúng sanh. Chúng sanh nào mến cõi dục thì lấy cõi dục làm cảnh hiện hữu, những chúng sanh mến cõi sắc thì lấy đề mục cõi sắc làm hiện hữu, chúng sanh mến vô sắc thì lấy đề mục vô sắc làm hiện hữu.  Dù trong 31 cõi thì bậc Đạo Sư Ngài cũng biết được chúng sanh dính mắc ở chỗ nào, và đối với những người cần thần thông thì Đức Phật phải có thần thông mới độ họ được.

Thì như vậy, bậc Đạo Sư Ngài thiện sảo trong vấn đề thiền định, và Ngài cũng biết được những cơ tánh của những chúng sanh, do những người hành nan đắc nan, hành vị đắc vị, hành vị đắc nan, hành nan đắc vị.  Và Ngài cũng biết cơ tánh của chúng sanh, biết chúng sanh này do nhiều đời họ thích những cái gì đó đẹp.

Như câu chuyện đệ tử Ngài Sariputta, vị Tỳ khưu này nếu dạy đề mục thể trược thì vị này không tu được, và những đề mục bất tịnh thì vị này cũng không tu được.  Nhưng ngược lại vị này do tu nhiều đời nhiều kiếp làm thợ bạc thường hay nhìn vàng, thường tạo những nữ trang bằng vàng nạm ngọc rất đẹp, nên vị này do thường cận y duyên nhiều như vậy, mà đưa đề mục bất tịnh thì sẽ không bao giờ niệm mà tu được.

Nên Ngài Sariputta độ đệ tử lâu mà không được mới đem đến Đức Phật, Đức Phật biết được cơ tánh của chúng sanh này và Đức Phật nói: "thôi được rồi , sáng đem lên ta rồi chiều đem về". Xong rồi sáng đem đến Đức Phật Ngài dùng thần thông, Ngài hóa ra đề mục như là cánh hoa sen để cho vị đó ngồi  nhìn cánh hoa sen đó, một cánh hoa sen rất rực rỡ rồi từ từ tâm vị này lắng lòng thu húc vào đó thi` cánh hoa sen đó bị héo sào đi và vị đó mới chuyển qua đề mục thiền quán được.  Nghĩ rằng vật này dù nó đẹp như vậy nhưng nó cũng bị hoại đi.

Thì khi Đức Phật Ngài nói về những đề mục thiền chỉ cho những người đó đắc thần thông, và Ngài cũng biết những người có thần thông cũng phải nhờ đề mục thiền chỉ này, về đề mục như, xanh, đỏ, trắng, vàng, đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, và hư không là những đề mục có thể hiện được thần thông, đó là thiền chỉ .

Và nếu mà nhờ chỉ quán song tu, có nghĩa là nhờ thiền chỉ để Ty` Khưu này đắc được đạo quả với lục thông, với tứ tuệ phân tách.  Thời kỳ của Đức Phật, đặc biệt những chúng sanh đắc được đạo quả có lục thông tuệ phân tích, đó là do khả năng, do phước báu chúng sanh đó mà họ có thể tu chỉ quán song tu, hoặc là có thể tu thiền chỉ trước rồi tu thiền quán sau, hoặc có thể tu thiền quán trước rồi tu thiền chỉ sau.  Thì như vậy, nên căn cơ trình độ chúng sanh như thế nào, Đức Phật Ngài biết hoàn toàn nên Ngài không có thiên một bên nào. Ngài đã biết được như chân như thật.

Có những vị Tỳ Khưu cần đắc được thiền định rồi mới đè được 5 triền cái như: dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái  thì vị đó chuyển qua thiền quán được. Thì như vậy nên khả năng thiền định cũng đè được những triền cái mà trong bát chánh đạo chúng ta thấy như chánh định và chánh niệm.

Thì Chánh Định tìm thấy ở đâu? tìm thấy ở trong 5 chi thiền, gọi chánh định tìm thấy được trong 5 chi thiền, rõ ràng là như vậy.

Chánh Niệm tìm thấy ở đâu?, tìm thấy ở trong 4 Nệm Xứ.

Thì như vậy là giáo pháp của Đức Phật trong bát chánh đạo có định niệm gọi là định quán hay gọi là thiền chỉ quán song tu, thì trong bát chánh đạo, nếu mi`nh coi kỹ lại mới thấy rõ ràng trong chi định, Đức Phật hỏi:
Định tìm thấy ở đâu?, tìm thấy ở trong 5 thiền chi.
Niệm tìm thấy ở đâu? tìm thấy trong 4 Niệm Xứ.

Thì chính như vậy Đức Phật nói trong bát chánh đạo rõ ràng là như vậy, chứ không phải Đức Phật Ngài không biết, mà giáo pháp của những vị đại nhân như Đức Phật là vị Chánh Đẳng Giác thì giáo pháp của Ngài đầy đủ hết.

Nó giống như có đủ thức ăn cho người nào muốn ăn loại vật thực nào cũng được, chứ không phải riêng loại vật thực cho người mạnh khoẻ, mà không có vật thực cho người bịnh, thì không  phải như vậy.  Nên những đề mục thiền định đó cũng không khác gì những đề mục cho những người già hoặc những em bé ăn được vật thực này nó sẽ lớn từ từ.  Do có định rồi sẽ có niệm, về niệm thân, niệm thô, niệm tâm, niệm pháp, chính vì như vậy nên giáo pháp của Đức Phật, chúng ta nhìn thấy trong bát chánh đạo, chúng ta sẽ thấy rõ ràng.

Như vậy định niệm có thì tuệ quán sẽ phát sanh một chánh kiến, đó là tri đạo sẽ bắt đầu sanh lên ở trong đạo đế để làm thành việc bát chi đạo nó hoàn thành trong tâm đạo, chính đề mục thiền chỉ cũng trợ lực, cũng đè được 5 triền cái.  Và Đức Phật Ngài biết được tường tận như vậy nên không phải riêng về đề mục thiền quán như là thân thọ tâm pháp, mà Ngài cũng dạy đề mục thiền chỉ để cho là chỉ quán xong tu, hoặc có thể dùng đề mục thiền chỉ này là hiện tại lạc trú nhập vào thiền duyệt, gọi là thiền nirodha, như vậy nên có đề mục thiền chỉ này nó cũng hộ trợ cho những vị đó hiện tại nhập vào những đề mục thiền gọi là 9 thiền, thiền nirodha là định hiện tại lạc trú, hiện tại hưởng được hương vị Niết bàn.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử

"ý thức tiên khởi"  là gợi cho chúng ta một ý thức quan trọng, là tất cả cuộc hành trình tốt đẹp đều có một ý thức bắt đầu hết sức tốt đẹp.  Ý thức đó là một ý thức quan trạng, một ý thức tỉnh táo, một ý thức cho chúng ta biết là mình phải đặt đúng vấn đề, đặt đúng chỗ.  Đôi khi người ta rất dễ dàng để đưa ra ý kiến này và ý kiến khác. Nhưng đặt ý kiến chính xác để có được một câu trả lời chính xác, và từ đó khởi đi một hành trình chân thực, điều đó không phải dễ dàng.  Chúng ta có hàng trăm ngàn thứ băng khoăn trong đời sống, nhưng đa phần những thứ băng khoăn đó nó vốn không có giá trị, mà nó chỉ là một mảnh rời của cuộc sống, và từ từ nó tan biến vào hư không  mà nó không kết nối lại trở thành một cái gì đáng giá. Bởi vì nó đã không đến từ ý thức tiên khởi chân thật.  Trong kinh Thánh Cầu,  Đức Thế Tôn Ngài đã dạy các vị tỳ kheo là Ngài đã từng sống trong những ngày tháng nhung lụa êm ấm của cung vàng điện ngọc, và cái nhìn nào, ý nghĩ nào khiến cho Ngài lên đường , sự lên đường đó là một sự lên đường đi mà không có trở lại, một sự lên đường dẫn đến công thành thoả mãn.  Và đời sống của vị Chánh Đẳng Chánh Giác như Đức Phật đã cho chúng ta rất nhiều điều để chiêm nghiệm, tất cả đều bắt đầu từ "ý thức tiên khởi" đó.

TT Giác Đẳng -  Ý Thức Tiên Khởi - Minh Hạnh chuyển biên

Cổ Học Tinh Hoa

TÀI NGHỆ CON LỪA
Đất Kiểm xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự, tải một ít lừa đến đấy nuôi. Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa, cao lớn, lực lưỡng tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe quen tiếng, thấy lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi đá lại quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng bụng bảo dạ rằng: “Tài nghệ con lừa ra chỉ có thế mà thôi!” Rồi hổ gầm thét chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa đoạn rồi đi.
Liễu Tôn Nguyên
GIẢI NGHĨA
Kiểm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam ngày nay.
Hiếu sự : hay bày việc, sinh việc.
Liễu Tôn Nguyên: tên tự là Tử Hậu, tinh anh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ Sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường. 
LỜI BÀN
Bài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa. Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, nhìn ra mới biết là chẫu chàng ngày mưa. Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nổi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn bây giờ vẫn thường hay dùng hai chữ “kiềm lô” (lừa đất Kiểm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có gì lạ.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Thằng nói dối

Một thằng bé chăn cừu và, làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kiêu cứu:
- Cứu tôi với, chó sói! chó sói!
Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật. Thằng bé lên tiếng kêu la:
- Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé lại đánh lứa như mọi lần, họ chẳng đến cưú thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoàng cắn chết cả đàn cừu.