Sunday, May 11, 2014

quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo lời dạy của Đức Phật.

Hỏi: quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo lời dạy của Đức Phật.

(bài giảng của TT Rahula và lời dịch của TT Giác Đẳng tại buổi lễ Vu Lan ở chùa Pháp Luân, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Rahula và TT Giác Đẳng: Một điều không may là phần đông chúng ta những ngừơi có tín ngữơng và đặc biệt là những ngừơi Phật tử thường hướng vọng tâm tư của mình đến một cái kết quả sau đời sống này, những gì mà chúng ta làm trong việc vun bồi công đức thì chúng ta đều nghĩ rằng để cho tương lai một kiếp khác, thật ra nếu đọc vào kho tàng kinh điển của đạo Phật với rất nhiều lời dạy của Đức Phật, thì chúng ta sẽ thấy rằng Đức Phật nhấn mạnh rất nhiều và phải nói rằng phần chính vào đời sống hiện tại làm sao cho đời sống tâm linh của chúng ta đựơc cải thiện làm sao chúng ta sẽ an lạc và bớt phiền não hơn, và quan trọng hơn hết là làm sao để xây dựng được những quan hệ tốt đẹp. Đức Phật nói một cách hết sức rộng rãi về quan hệ giữa con ngừơi và con người, quan hệ đó có thể là giữa Thầy và trò, giữa ngừơi làm công và chủ nhân, giữa bạn bè, giữa Samôn và người cư sĩ . Nhưng một trong những điều quan hệ đầu tiên được Phật nói đến là quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy một điều là trong lúc đạo Phật nói rất nhiều về những quan hệ giữa con ngừơi và con ngừơi, thì đạo Phật đã có những lời dạy rất quan trọng cho sự xây dựng đời sống gia đình quan hệ giữa vợ với chồng, chồng với vợ giữa cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, tuy nhiên chúng ta cũng  có thể nhìn thấy một hình ảnh đối ngược lại của xã hội ngày hôm nay, đặc biệt là tại các quốc gia kỹ nghệ người ta đề cao và cổ suý chủ nghĩa cá nhân, tôi muốn độc lập tôi muốn ra riêng và tôi không muốn có quan hệ ràng buột phiền phức gì đối với bất cứ ngừơi nào, và chủ nghĩa cá nhân đó là một chủ nghỉa đi ngược lại một cái ý thức ràng cuộc sống chúng ta vốn có nguồn gốc, và vốn có một cái sự liên hệ bất khả phân dầu cho dù chúng ta có muốn hay không muốn thì những quan hệ đó vẫn là những quan hệ cần đựơc xây dựng một cách lành mạnh chứ không thể xem thường được .

Có hai từ ngữ rất quan trọng khi đề cập đến đề tài này, từ ngữ thứ nhất là phận sự và từ ngữ thứ hai là trách nhiệm , khi nói đến phận sự là những gì mà  chúng ta nên làm và cần làm và đã nói đến phận sự thì chúng ta không có đòi hỏi là phải được đền đáp lại bằng cách này hay cách khác, một con ngừơi sanh ra ở trong đời rất tự nhiên chúng ta có một số phận sự cố hữu những phận sự đó, thí dụ như bổn phận làm con đối với cha mẹ bổn phận của anh chị em đối với nhau ở trong nhà và khi đã nói đến phận sự thì là những việc chúng ta nên làm, cần phải làm và làm không có hậu ý không có kỳ vọng và nếu chúng ta làm được tốt phận sự của mình đó là điểm đầu tiên mà Đức Phật gọi là có ý thức được cuộc sống thế nào là làm con người sống với trọn vẹn bổn phận của mình

Chúng ta hãy nói thêm về đến phận sự trước khi đề cập đến trách nhiệm, phận sự như đã nói đó là những việc nên làm và nếu chúng ta biết rõ cái gì là chánh đáng để mà làm thì chúng ta sẽ tìm thấy được những phần thưởng tự nhiên rất là lợi ích. Đức Phật Ngài đã dạy một bài kinh dài mang tên Singàlovàda tức là Giáo Thọ hay là Kinh Lễ Bái Lục Phương, ở trong bài kinh này Đức Phật đã kêu gọi cha mẹ nên có những phận sự tức là nên có những bổn phận đối với con và nên chu toàn những phận sự này, những bổn phận mà Đức Phật Ngài dạy của con đối với cha mẹ thì cũng có những việc mà con phải chí thành để thực  hiện như là một phận sự không thể không có trong đời sống của mình, những bổn phận mà Đức Phật Ngài dạy của cha mẹ đối với con là nuôi lớn con, nuôi lớn thế nào để cho nó có một sức vóc lành mạnh tức là biết chăm sóc về sức khỏe của con cái của mình, Đức Phật Ngài cũng dạy cha mẹ nên bảo vệ con nên quan tâm đến sự an nguy của con không nên để con cái rơi vào những trường hợp bất hạnh vốn dĩ có thể tránh được, Đức Phật cũng dạy cha mẹ nên dành cho con một cái cơ hội, cơ hội được sanh làm ngừơi nở mặt nở mày với cuộc đời tức là cho con cái một nền giáo dục, giáo dục khả dĩ đó là hành trang đi vào trong cuộc đời và rồi Đức Phật cũng dạy cha mẹ nên làm thế nào mà để có thể trao truyền một cái tài sản thừa tự cho con cái ở lúc thích hợp, nói một cách khác là Đức Phật đã chẳng những có những gợi ý quí báu mà Ngài còn đơn cử rất là rõ ràng cái gì mà là cái gọi là phận sự của cha mẹ đối với con cái và cái gì là những phận sự của con cái đối với cha mẹ.

Chúng ta thử lấy hai ví dụ trong những  phận sự mà Đức Phật dạy cha mẹ đối với con cái , Đức Phật dạy cha mẹ nên quan tâm đến sức khỏe của con cái, ví dụ như những dinh dưỡng ở trong đời sống hàng ngày, thức ăn thức uống chẳng hạn và Đức Phật Ngài cũng khuyên cha mẹ nên có một ý thức trách nhiệm liên quan đến sự học hành giáo dục của con cái, chúng ta phải nói rằng trong thời đại này là một thời đại mà con ngừơi thừơng ỷ lại và giao phó một cách thiếu trách nhiệm, ở trong sự ỷ lại và thiếu trách nhiệm ví dụ chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một xã hội đầy đủ vật chất, không có lý do gì mà phải quan tâm đến miếng cơm manh áo và đời sống vật chất của con cái đời sống hiện tại chứng minh một cách rõ ràng rằng ngay cả bản thân của chúng ta nếu chúng ta không quan tâm đến cái gì là lành mạnh hay không lành mạnh cho cơ thể ,thì chúng ta vẫn có thể ăn uống những thực phẩm có hại cho sức khỏe thì bất cứ ngừơi nào ở trong xã hội nào đều phải quan tâm đến vấn đề và một phận sự khác mà Đức Phật Ngài dạy về cái thái độ của cha mẹ làm thế nào để hướng dẫn cho con được học hành được thăng tiến trên phương diện trí tuệ, điều đó cũng trả lời một cái hiện tượng thường tìm thấy hôm nay là chúng ta có một hệ thống học đường rất tốt và cha mẹ thường có một thái độ ỷ lại giao phó tất cả những công việc giáo dục của con cái cho học đường, thật ra học đường sẽ không bao giờ làm hết những việc đó, cha mẹ đặt biệt cần quan tâm đến đỉều này dù vậy những lời dạy của Đức Phật cách đây hai mươi lăm thế kỷ vẫn có một gía trị ngay cả thời đại này cũng như tự bao giờ, chưa bao giờ có một mảy may bị suy thoái, bị thời gian tính.

Chúng ta hãy nói về một phận sự khác mà Đức Phật Ngài dạy bổn phận của cha mẹ đối với con cái, nói một cách nôm na theo tiếng Việt của chúng ta đó là dựng vợ gả chồng hay là lập thành gia thất, dĩ nhiên đó không phải là một quan điểm mà để dễ dàng để cho chúng ta có thể thấy rằng thích hợp ở trong thời buổi này, đa số các bậc cha mẹ nghĩ rằng đây là một thời đại của tự do luyến ái con cái muốn thương ai thì thương muốn lập gia đình thì sao đó thì tuỳ ý, con cái đặt đâu thì cha mẹ ngồi đó không nhất thiết là cha mẹ nên dự phần vào, thật ra không phải là Đức Phật kêu gọi cha mẹ nên áp đặt một quan niệm hôn nhân của mình lên con cái nhưng mà Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh rằng cha mẹ có trách nhiệm chia sẻ và hướng dẫn tận tình cho con cái trước ngữơng cửa hôn nhân, bởi vì lựa chọn một ngừơi bạn đời đó là một quyết định rất quan trọng ở trong cuộc đời cũa mình không có lý do gì con cái vừa mới lớn lên đi vào cuộc đời thiếu kinh nghiệm thiếu cái nhìn toàn diện mà cha mẹ lại có thể hờ hững không nhận lấy cái trách nhiệm phận sự để cố vấn và để chia sẻ với con cái, dĩ nhiên là ở trong mỗi thời mổi lúc về cái vai trò này là một vai trò hết sức là tế nhị khi chúng ta đề cập đến sự dự phần của cha mẹ vào trong hôn nhân của con cái của mình, nhưng mà đừng bao giờ phủ nhận một điểu rằng làm bậc cha mẹ thì có trách nhiệm đó là lời dạy của Đức Phật

Chúng ta hãy nói đến một điểm khác ngược lại đó là bổn phận giữa con cái đối với cha mẹ, đây là một thời đại mà con cái thường được nhồi vào trong đầu cái ý niệm  rằng cha mẹ vì sự ham muốn cá nhân mà sanh mình và vì sanh ra mình nên phải nuôi mình, cha mẹ làm như vậy là vì một điều tự nhiên và khi chúng ta lớn lên trong sự bảo vệ của cha mẹ thì điều đó không nhất thiết là chúng ta phải đền đáp, cái ý nghĩ đó là một ý nghĩ rất sai lầm và đi ngược lại lời dạy của Đức Phật ở trong cuộc đời này cho dù bất cứ một nguyên nhân động lực nào chúng ta nhận một cái gì từ nơi ngừơi khác, mà đặc biệt tấm lòng tốt của ngừơi khác sự quan tâm của người khác chúng ta có bổn phận để đền trả và đặc biệt là đối với ân cha nghĩa mẹ, cái giáo lý của Đức Phật nói rõ một điều là con cái chẳng những có bổn phận và hơn thế nữa con cái phải có trách nhiệm để phụng dữơng cha mẹ chứ không phải là cha mẹ nuôi mình là vì cha mẹ phải nuôi ,và khi mình đã lớn lên đã trưởng thành thì không cần phải đền đáp và đó là một thứ bổn phận như là bổn phận của chính phủ lo cho dân bỗn phận của một người nào đó trả nợ cho mình Đức Phật Ngài không dạy như vậy.

Một trong phận sự đầu tiên Đức Phật Ngài đề cập đến  rất là rõ ràng trong kinh Thi-ca-la-việt Ngài dùng một cụm từ rất là đặc biệt được nuôi dưỡng con cái hãy nuôi dữơng lại cha mẹ của mình , chữ nuôi dưỡng có nghĩa là trong thời thơ ấu khi mà chúng ta không có đũ khả năng để sinh tồn một mình ở trong cuộc đời này thì cha mẹ đã khổ nhọc  công lao để nuôi dưỡng mình, nhưng một khi cha mẹ già nua yếu ớt không còn sức khỏe nữa thì chúng ta có bổn phận phải nuôi trả lại , nuôi trả lại không phải chỉ là một bổn phận làm cho có , mà nuôi trả lại bằng tất cả sự tôn kính của mình , sự tôn kính một bậc đã tri ân cho mình , và TT Rahula đã bày tỏ một niềm hoan hỷ đã được gặp gỡ và sinh hoạt với rất nhiều gia đình Phật tử Viêt Nam và thấy rằng đa phần những người Phật tử Việt Nam trọn lựa là nuôi dưỡng cha mẹ ở tại nhà hơn là để cha mẹ ở trong trại dưỡng lão , cũng có nhưng mà có một con số rất ít và hầu như cái quan niệm phụng dưỡng cha mẹ ở tại nhà nói lên một cái ân tình rất là cao đẹp của một cái tâm hồn giữ gìn cái văn hoá hiếu hạnh  và khi con cái nuôi dữơng cha mẹ tuổi về già thì có thể nói rằng đó là một trong những phước hạnh hết sức vi diệu.

TT Rahula nói rằng TT không có ý để khai triển hết những ý nghĩa liên quan đến 5 bổn phận của cha mẹ đối với con cũng như 5 bổn phận của con đối với cha mẹ, TT chỉ muốn nêu lên ở đây một vài nét hết sức là quan trọng và đặc biệt một điểm khác trong bổn phận làm con đối với cha mẹ mà Ðức Phật đã dạy đó là gìn,giữ gia phong hay là gìn giữ cái truyền thống của gia đình , cái gia phong hay là gìn giữ truyền thống gia đình ở đây được hiểu là cái gì liên quan đến văn hoá liên quan đến giòng  dõi liên quan đến sự truyền thừa, mỗi một con người đều có nguồn gốc cội nguồn của mình, và hết sức là trang trọng để mà người con biết được cái gì là cái truyền thống, văn hoá mà cha mẹ đã tiếp nối đã thừa nhận từ tổ tiên, do vậy đặc biệt là những ngừơi con sống ở sứ này không nên nghĩ rằng tự thân mình có mặt và tồn tại trong xã hội có nghĩa là mình đã tiếp nối được truyền thống mà chúng ta phải chịu khó để tìm hiểu , cha mẹ mình đã sống như thế nào đã an trú vào trong một nền tín ngưỡng tâm linh như thế nào những di sản tinh thần được thừa tự như thế nào , những thứ đó rất là quan trọng dù rằng chúng ta lớn lên ở đây ăn thức ăn khác có một cách suy nghĩ khác hưởng một nền văn hoá âm nhạc khác , nhưng mà rồi chúng ta cũng phải tìm hiểu những thứ gì là cái vốn liếng di sản tinh thần mà cha mẹ đã được hấp thụ, tiếp nối gìn giữ những điều đó , đó là một nghĩa cử , một nghĩa cử rất đẹp của cuộc đời này tức là thái độ biết ơn của mình , và thưa quí vị con người sống với một văn hoá thế nào thì người đó chứng tỏ rất quí trọng cái văn hoá đó , và nếu chúng ta quí trọng ngừơi đó thì chúng ta tôn trọng văn hoá người đó thuộc về , thì ở đây trường hợp một ngừơi con đối với cha mẹ dù ở trong hoàn cảnh xã hội  nào đi nữa thì con cái cũng đặc biệt lưu ý rằng cha mẹ mình đã có văn hoá như vậy đã có truyền thống tín ngữơng như vậy và làm con không thể lơ là được với điều đó

 Và thưa quí vị có một bổn phận khác và như bổn phận này không phải dễ dàng cho chúng ta cảm nhận đó là trong 5 bổn phận của người con có hiếu đối với cha mẹ thì có một bổn phận là tác tạo công đức và hồi hướng phước lành, tác tạo công đức nghĩa là chúng ta thể hiện qua thân khẩu ý của mình, nếu việc làm mà có khả năng mang một chất liệu rất thiên liêng rất tinh anh và rất cần thiết cho một sống đó là  phước , phước không phải là cái gì dễ hiểu ở trong đời sống chỉ có những con người sống ở trong thiện, thâm nhập được điều thiện ,thể nhập được điều thiện thì mới hiểu được cái phước lành , bởi vì đó là một chất liệu hết sức là quan trọng là phần cao quí nhất mà con người có thể chia sẻ với con người, chúng sanh có thể chia sẻ với chúng sanh và cho dù cha mẹ hiện tiền hay đã quá vãng thì con cái hãy nên thường làm một việc là thể hiện cái phước hạnh ở trong đời sống của mình và hướng cầu cái phước hạnh đó cho cha cho mẹ  hiện tiền phụ mẫu hay là thất thế phụ mẫu, và theo trong kinh như là một bài kinh mà chúng ta đọc thì nói cha mẹ quá vãng thì cha mẹ thường nghĩ đến thân nhân cuả mình và nghĩ đến con của mình và nếu con của mình mà tạo những phước lành và cha mẹ cảm nhận được phứơc lành đó thì cha mẹ sẽ hoan hỷ và không phải chỉ có hoan hỷ mà cha mẹ cũng sẽ nuôi một lời chúc nguyện là mong cho con mình được trường thọ được hạnh phúc lâu dài, và cái lời chúc nguyện đó theo trong Phật ngôn thì tương đương với sự hộ trì của Chư Thiên, thật ra trong kinh thì nếu chúng ta sống như thế nào mà các cái vị trượng thượng các bậc cha mẹ thương mình quí mình và đặc biệt là cảm kích ở mình thì người đó đang được sự chúc lành đang được sự chúc phúc hết sức là quan trọng như là sự chúc phúc của một đấng thiên liêng mà đạo Phật gọi là các vị thiên ở trong các cõi trời hay là các vị tiên nhân có nhiều uy lực

Để kết luận bài pháp thoại này TT Rahula đã nhấn mạnh một điều là chúng ta là người Phật tử không có một câu hỏi gì liên quan đến đề tài này khi mà chúng ta nói rằng làm con phải có phận sự đối với cha mẹ, dù là cha mẹ còn hiện tiền hay là cha mẹ đã quá vãng và hơn thế nữa ta nhìn trong nhân quả chúng ta là con thì tác tạo phước lành và hồi hướng đến cha mẹ một trong các hồi hướng quan trọng là chúng ta hình dung được hình ảnh của cha của mẹ và tác ý đến hình ảnh của cha của mẹ để mà hồi hướng công đức, và làm được như vậy thì thưa quí vị gọi là sống đúng với bổn phận làm con và làm như vậy chúng ta sẽ biết mùa Vu Lan này là một mùa hiếu hạnh và ở đó chúng ta tìm thấy ý nghĩa thật sự cao đẹp trong cuộc sống. TT chúc tất cả quí vị một mùa Vu Lan an lạc hoan hỷ.

No comments:

Post a Comment