Đức Phật, Ngài dạy rất rõ: Nếu đó là một quả tốt ở trong thế gian này thì quả tốt đó vốn dĩ là do thiện nghiệp. Một quả phúc của thiện nghiệp, tinh tấn không chểnh mảng ở đây được hiểu như là một cố gắng để sanh thiên. Nếu chúng ta đọc bảy pháp dẫn đến ngôi vị Thiên chủ, chúng ta dễ dàng thấy đa số đòi hỏi sự cố gắng phấn đấu bản thân mình. Đa số là hiếu hạnh, là tự tâm. Đa số chúng ta có thương cha thương mẹ nhưng chúng ta cũng phải cố gắng. Trong sự cố gắng chúng ta mới có thì giờ nghĩ đến cha mẹ, nếu không thì tâm chúng ta cũng bềnh bồng trôi giạt về phương trời này hay phương trời khác. Lấy một ví dụ khác trong lời nói chân thật hay một bàn tay ban bố mà mình phấn đấu để có. Nhiều khi mình nghĩ rằng mình trúng số, mình có thể làm điều này hay điều khác, chúng ta chưa tìm thấy được yếu tố mà Đức Phật gọi là tinh cần hay nổ lực. Cái tinh cần nổ lực này dựa trên cái bình thường, rất bình thường trong đời sống con người. Một ông Bà-la-môn chỉ có một miếng vải giống như một chiếc khăn choàng quấn trên thân của mình, đến chùa nghe Đức phật thuyết pháp, ông cảm nhận một cách chân thực về giá trị của sự quãng đại của sự bố thí và cuối cùng quyết định cúng dường tấm vải ấy.
TT Giác Đẳng - Kinh Pháp Cú kệ 30 - Chánh Hạnh chuyển biên
TT Giác Đẳng - Kinh Pháp Cú kệ 30 - Chánh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment