Hỏi: Là bậc cha mẹ những điều chúng ta cần biết
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 8-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Có nhiều điều khiến cho con cái oán trách cha mẹ. Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần tại vì điều này thường xảy ra trong đời sống của chúng ta.
- Thứ nhất là, ngay cả khi cha mẹ rất tốt với con cái nhưng con cái thường hay phân bì là cha mẹ thương người này nhiều thương người kia ít. Điều đó chúng tôi thấy cũng là một bi kịch. Đôi khi cha mẹ rất lo cho con nhưng con thì đứa này đứa kia phân bì qua lại rồi nó không nghĩ đến sự cưu mang của cha mẹ mà chỉ nghĩ đến sự so đo là mẹ thương người này nhiều cha thương người kia nhiều v.v..
- Rồi cũng có trường hợp là, thời bây giờ người ta ly dị rất nhiều. Hay hoặc giả người ta cảm thấy rằng lúc sanh ra con không có khả năng nuôi con họ cho người khác, khi con lớn lên nó cũng nghĩ đến cha mẹ ruột của mình thì không vui, vì cha mẹ ruột đã bỏ mình, đã không chu toàn trách nhiệm. Đôi khi cũng có những người tìm về cái gốc cái nguồn của mình. Nhưng cũng có một số người không thích cha mẹ. Nhất là cha mẹ ly dị rồi mình ở với cha thì không ưa mẹ, ở với mẹ thì không ưa cha chẳng hạn, điều này cũng là bi kịch thường có.
- Và cũng có một bi kịch khác, chúng tôi thấy người Tây Phương họ cố gắng tránh đó là tài sản. Thật ra, sự phân chia tài sản thừa kế đôi khi tạo ra một điều rất đáng buồn là có những bậc cha mẹ có tài sản lớn không mang lại cho con được niềm vui ở trong tương lai mà trái lại con cái tranh nhau, có nhiều trường hợp kiện tụng đến đỗi mà làm khổ cha mẹ hay là có tâm oán hận cha mẹ để lại tài sản cho người này nhiều người kia ít v.v... Điều này thường nhà giàu hay bị.
- Cũng có một bi kịch khác chúng ta thường thấy hay có những điểm không tốt cho cha mẹ đó là quan hệ giữa cha mẹ với dâu với rể. Ai lập gia đình lớn lên thì mối quan hệ thân thiết với vợ với chồng nhưng do quan hệ thân thiết với vợ với chồng ban đầu mình là đứa con trai có hiếu nhưng vì vợ đôi khi mình lạnh nhạt với cha mẹ.
Nói điều này ra không phải nói ai tốt ai xấu, tại vì nó có một điểm trong kinh Phật dạy rằng ở trong kiếp luân hồi có lỗi của sự luân hồi. Lỗi của sự luân hồi thì nó tạo ra rất nhiều ngang trái những bi kịch. Cụ Nguyễn Du có câu "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Và lỗi của luân hồi tự nhiên đời sống nó không hoàn hảo nó phải có những chuyện xảy ra như vậy.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chuẩn bị tinh thần và có cái nhìn " như lý tác ý tốt" thì mình chỉ nghĩ đến điều tốt mà thôi. Ví dụ, cha mẹ có thể thương mình nhiều hay thương mình ít thì chuyện đó mình không nên nghĩ đến chuyện so đo, trái lại mình nghĩ rằng nếu cha mẹ bỏ mình vô cô nhi viện hay quăng mình ra ngoài thì khổ hơn là sống trong gia đình. Có đôi khi người ta giận không phải người ta bị đối xử tệ mà tại vì người ta thấy không được hơn những người khác, cái đó mình phải chuẩn bị tinh thần.
Và rồi đối với trong cuộc sống của chúng ta thì dù sao đi nữa mình nghĩ đến khía cạnh tích cực, khía cạnh tốt nhất thì vẫn tốt hơn là tìm cái này cái kia để buồn phiền. Đời sống chúng ta dễ buồn phiền nên chi mong rằng khi chúng ta nghe và hiểu được Phật Pháp thì chúng ta cố gắng để tránh những trường hợp như vậy ./.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 8-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Có nhiều điều khiến cho con cái oán trách cha mẹ. Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần tại vì điều này thường xảy ra trong đời sống của chúng ta.
- Thứ nhất là, ngay cả khi cha mẹ rất tốt với con cái nhưng con cái thường hay phân bì là cha mẹ thương người này nhiều thương người kia ít. Điều đó chúng tôi thấy cũng là một bi kịch. Đôi khi cha mẹ rất lo cho con nhưng con thì đứa này đứa kia phân bì qua lại rồi nó không nghĩ đến sự cưu mang của cha mẹ mà chỉ nghĩ đến sự so đo là mẹ thương người này nhiều cha thương người kia nhiều v.v..
- Rồi cũng có trường hợp là, thời bây giờ người ta ly dị rất nhiều. Hay hoặc giả người ta cảm thấy rằng lúc sanh ra con không có khả năng nuôi con họ cho người khác, khi con lớn lên nó cũng nghĩ đến cha mẹ ruột của mình thì không vui, vì cha mẹ ruột đã bỏ mình, đã không chu toàn trách nhiệm. Đôi khi cũng có những người tìm về cái gốc cái nguồn của mình. Nhưng cũng có một số người không thích cha mẹ. Nhất là cha mẹ ly dị rồi mình ở với cha thì không ưa mẹ, ở với mẹ thì không ưa cha chẳng hạn, điều này cũng là bi kịch thường có.
- Và cũng có một bi kịch khác, chúng tôi thấy người Tây Phương họ cố gắng tránh đó là tài sản. Thật ra, sự phân chia tài sản thừa kế đôi khi tạo ra một điều rất đáng buồn là có những bậc cha mẹ có tài sản lớn không mang lại cho con được niềm vui ở trong tương lai mà trái lại con cái tranh nhau, có nhiều trường hợp kiện tụng đến đỗi mà làm khổ cha mẹ hay là có tâm oán hận cha mẹ để lại tài sản cho người này nhiều người kia ít v.v... Điều này thường nhà giàu hay bị.
- Cũng có một bi kịch khác chúng ta thường thấy hay có những điểm không tốt cho cha mẹ đó là quan hệ giữa cha mẹ với dâu với rể. Ai lập gia đình lớn lên thì mối quan hệ thân thiết với vợ với chồng nhưng do quan hệ thân thiết với vợ với chồng ban đầu mình là đứa con trai có hiếu nhưng vì vợ đôi khi mình lạnh nhạt với cha mẹ.
Nói điều này ra không phải nói ai tốt ai xấu, tại vì nó có một điểm trong kinh Phật dạy rằng ở trong kiếp luân hồi có lỗi của sự luân hồi. Lỗi của sự luân hồi thì nó tạo ra rất nhiều ngang trái những bi kịch. Cụ Nguyễn Du có câu "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Và lỗi của luân hồi tự nhiên đời sống nó không hoàn hảo nó phải có những chuyện xảy ra như vậy.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chuẩn bị tinh thần và có cái nhìn " như lý tác ý tốt" thì mình chỉ nghĩ đến điều tốt mà thôi. Ví dụ, cha mẹ có thể thương mình nhiều hay thương mình ít thì chuyện đó mình không nên nghĩ đến chuyện so đo, trái lại mình nghĩ rằng nếu cha mẹ bỏ mình vô cô nhi viện hay quăng mình ra ngoài thì khổ hơn là sống trong gia đình. Có đôi khi người ta giận không phải người ta bị đối xử tệ mà tại vì người ta thấy không được hơn những người khác, cái đó mình phải chuẩn bị tinh thần.
Và rồi đối với trong cuộc sống của chúng ta thì dù sao đi nữa mình nghĩ đến khía cạnh tích cực, khía cạnh tốt nhất thì vẫn tốt hơn là tìm cái này cái kia để buồn phiền. Đời sống chúng ta dễ buồn phiền nên chi mong rằng khi chúng ta nghe và hiểu được Phật Pháp thì chúng ta cố gắng để tránh những trường hợp như vậy ./.
No comments:
Post a Comment