Hỏi. Hành giả làm thế nào để tránh sự tự mãn?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 28-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Đăng: Nếu một vị tỳ kheo mà nghĩ rằng sẽ đạt được đạo quả thần thông thiền định, vị đó thành tựu được như vậy là một tác ý khéo hướng tâm của mình đến 4 tầng thiền các thiền vô sắc thần thông cũng như đạo quả.
Và nếu vị đó đạt được những cái gì Đức Phật Ngài dạy ở trong bài kinh Tầm Cầu Lõi Cây thì vị đó biết Samôn hạnh không phải mục đích chỉ là giới. Cũng như là câu trả lời của Ngài Punna Mantaniputta trả lời Ngài Sariputta về giới tịnh tâm tịnh.
Đối với những bài kinh Đức Phật Ngài giảng và các vị Thánh đệ tử của Đức Phật nói lại thì bài kinh đó rất đầy đủ nói về Giới về Định về Tuệ nói từ thấp đến cao và nếu vị tỳ khưu thấy mình đạt được một phần nào đó thì mình nên hoan hỉ coi như là mình đã bước qua một giai đoạn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư.
Cũng như trong bài kinh Trạm Xe nói về những chặng đường đến hoàng cung ở Saketa, thì đi qua nhiều trạm xe nhưng vị đó cũng đã hoan hỉ biết mình đã được đi qua trạm thứ nhất, thứ hai, thứ ba vị này thấy những chặng đường mình đã đi qua rồi cuối cùng thì sẽ đến thành phố. Giống như, một người tu tập đi từ thấp đến cao rồi cuối cùng chứng đắc Niết-bàn vậy
Tất cả những bài kinh Đức Phật Ngài giảng thuyết gọi là Ngài khéo thuyết từ thấp đến cao. Nếu vị tỳ khưu căn cứ vào lời dạy của Đức Phật thì mình không có tự mãn. Nhưng, nếu vị đó tự tu tập mà không lấy bài pháp lời dạy của Đức Phật thì có thể người đó bị tự mãn một phần nào đó khi người đó tu tập được giới tịnh tâm tịnh và người đó không tiến nữa. Nhưng nếu vị nào đó coi những bài kinh của Đức Phật dù là bài kinh Tầm Cầu Lõi Cây hay bài kinh Trạm Xe thì sẽ thấy từ mức độ này đến mức độ cao Đức Phật đã nói. Và nếu một vị đã đạt được mức độ tột cùng thì đã tự biết được việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, không còn trở lại trạng thái luân hồi sanh tử nữa đó là đạo quả A La Hán. Thì đó là mục đích cuối cùng của một đời sống Samôn hạnh hay là đời sống của vị hướng đến sự tầm cầu giác ngộ giải thoát.
Những vị Tỳ Kheo tu tập mà không coi Tam Tạng kinh điển của Đức Phật. khi coi rồi thì vị đó sẽ nỗ lực để đạt được những gì Đức Phật Ngài dạy thì vị này sẽ không có tự mãn, chỉ cảm thấy hoan hỉ khi đã tu tập đạt được từng phần đạt được từng phần. Giống như một người sống trong gia đình mình thấy một gia đình đầy đủ xe cộ, nhà cửa bếp núc, ở trong nhà đồ đạc đầy đủ và vị này đã thấy được mình đã sắm từ từ bây giờ đã có được bao nhiêu và còn bao nhiêu nữa thì đầy đủ cái căn nhà. Cũng như vậy khi nói đến đạo quả Niết-bàn và các thiền chứng và các loại thần thông vị Tỳ Khưu cũng thấy như là người gia chủ sống trong nhà thấy được đồ đạt đã được bao nhiêu và bao nhiêu còn chưa đủ thì vị này biết được như là lời dạy của Đức Phật và cũng tương tự như vậy, Đức Phật Ngài dạy vị tỳ khưu đạt từng phần từ giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh rồi tuần tự chứng đắc được tầng thiền tuệ đạo quả Niết-bàn.
No comments:
Post a Comment