Hỏi. Phải chăng thay vì suy diễn niết bàn là gì thì người tu Phật nên trầm tư về sự khổ và sự giải thoát khổ? -
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 13-5-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Thật sự là như vậy. Với danh từ Niết-bàn giải thích bằng ngôn ngữ chúng ta khó nắm bắt được, khó hiểu được còn nói chi là chúng ta mong đạt đến trạng thái Niết-bàn.Thì thay vì như vậy, người Phật tử chúng ta nên suy tư về sự khổ và được sự giải thoát khổ như vậy gần gủi hơn và thấm thía hơn.
Khi đi trên một con đường xa xôi chúng ta mệt mỏi, thay vì nghĩ đến nơi chốn chúng ta sẽ đến thì chúng ta hãy nhìn từng bước đi của mình và chúng ta cố gắng làm ngắn con đường bằng cách bước nhanh hơn một chút. Thì khi chúng ta bước nhanh hơn, tăng tốc độ bước chân thì khi ấy chúng ta sẽ nhanh chóng đạt đến đích điểm.
Nên chi ở đây, vấn đề chúng ta suy diễn Niết-bàn là gì điều đó một số người có suy diễn được nhưng nếu như chúng ta không nằm trong số người đó thì chúng ta không cần phải suy diễn gì hết. Cúng ta suy diễn cách khác, là nhận thức sự khổ đau dầy vò cuộc sống như thế nào và sự chấm dứt khổ đau đó ra sao, chúng ta cứ suy như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thiết thực hơn.
Chúng tôi cũng quen cách nhận thức như vậy, mặc dầu trong lúc dạy thì có định nghĩa về Niết-bàn nói đến Niết-bàn phân tách cho các Tăng ni biết Phật tử biết. Nhưng khi chúng tôi gặp những hoàn cảnh nghiệt ngã hay là những buổi chiều đi kinh hành qua lại dưới ánh nắng hoàng hôn chúng tôi ngẫm nghĩ về cuộc đời và chúng tôi nhận thức rằng cuộc đời đau khổ như thế nào. Buổi chiều hoàng hôn khung trời ảm đạm trong cảnh mặt trời lặn mà suy nghĩ về sự khổ mình đã từng đeo mang, rồi lại suy nghĩ đến trạng thái giải thoát của sự khổ thì lúc đó tâm khắn khích hơn và cảm thấy an lành hơn. Hơn là chúng ta nghĩ đến Niết-bàn là gì.
Bởi vì, các Phật tử chúng ta đều nghĩ rằng khi chúng ta nói như vậy là chúng ta phải nguyện Niết-bàn, không phải, chúng ta làm phước thì chúng ta vẫn nguyện câu là: Idam. vata me puññam. nibbànassa paccayo hotu nguyện phước này làm duyên đến Niết-bàn.
Nhưng có điều vấn đề sự khổ và sự giải thoát khổ hay đoạn tận khổ đồng nghĩa với Niết-bàn, do đó nếu chúng ta không suy diễn tìm hiểu Niết-bàn là gì thì chúng ta có thể nhận thức trầm tư về sự khổ, về giải thoát khổ, điều đó cũng thiết thực cho mình,
Mỗi một người chúng ta có cách suy nghĩ khác. Nếu chúng ta thật sự khắn khích với danh từ Niết-bàn thì chúng ta cứ suy nghĩ về Niết-bàn không sao cả. Chỉ có điều là ở trong bài kinh Căn Bản Pháp Môn Mulapariyaya Sutta trong Trung Bộ Kinh thì Đức Phật cũng nhắc đến:
"Kẻ vô văn phàm phu nghĩ đến Niết-bàn, am hiểu Niết-bàn chấp bản ngã với Niết-bàn. Còn đối với bậc Thánh, đối với bậc có trí tuệ nhờ có sự nghe pháp từ Đức Phật và các vị đại đệ tử của Đức Phật cho nên người đó chỉ cần cảm nhận được tất cả là khổ và có sự xuất ly sự khổ hay giải thoát khổ".
Chúng ta cứ suy nghĩ như vậy thôi thì cũng thành tựu ./.
No comments:
Post a Comment