Hỏi: Có cách nào để tu tắt để dứt ra khỏi dòng sông ái chăng, có mấy hạnh tu ?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 20-4-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Thật ra, khái niệm về tu tập, Đức Phật Ngài dùng từ ngữ rất thú vị gây ra rất nhiều tranh luận. Ngài dùng chữ ekāyānomaggo dịch là con đường duy nhất. Nhưng trong sớ giải thì các vị nói rằng chữ ekāyānomaggo nên dịch là con đường trực tiếp để nhận thức chân thực về cuộc sống.
Bây giờ, một người hành giả tu tập chánh niệm với Tứ Niệm Xứ thường xuyên quán sát thân, thọ, tâm, pháp. Tức là thường xuyên quán sát thân tâm của mình và ở ngay đó vị đó nhận ra sự vô thường vì điều đó trực tiếp và cái trực tiếp thì nó nhanh hơn. Ở cuối bài kinh Niệm Xứ, Đức Phật Ngài có xác định như vậy.
Cách người ta nói "tu tắt" đôi khi có nghĩa mình làm kiểu mì ăn liền hay mình tu tập cách không qua lớp lang.
Thật ra chữ tu tắt, như đi đường mình băng qua ngang một cánh đồng, mình không đi theo con đường mà mình đi băng ngang qua ruộng thì gọi chúng ta đi tắt chẳng hạn.
Thì ý nghĩa đó không được sài ở tại đây. Nó không phải là con đường tắt, mà chúng ta có thể nói là con đường trực tiếp nhanh hơn.
Và cũng theo trong kinh thì có 3 khuynh hướng tu tập. -Tin tấn, niềm tin và trí tuệ. Có những khuynh hướng người ta tu tập đặt nặng về sự cố gắng. Có người lúc nào cũng siêng năng cố gắng tu tập nhưng bởi vì người siêng năng cố gắng họ không có niềm tin . và không có trí tuệ mạnh thành ra hơi chậm hơn với người ngu mà có niềm tin chánh tín. Rồi riêng về niềm tin chánh tín thì không bằng trí tuệ.
Thành ra nếu gọi tu nhanh hơn thì mình thấy rõ ràng là hạnh tu nghiêng về trí tuệ sẽ nhanh hơn nghiêng về đức tin và nghiêng về tinh tấn. Ở đây chúng ta không gọi là tu tắt mà gọi là nhanh hơn.
Và chúng ta cũng nói một cách đại lượt là trong đời sống của chúng ta tạo nhiều thiện pháp, tạo nhiều phước nhưng có những phước thuộc về luân hồi, có những phước thuộc về giải thoát mà trong Phật giáo danh từ chuyên môn gọi là phước vô lậu và phước hữu lậu. Người tạo phước vô lậu người đó mau giải thoát hơn là người tạo nhiều phước mà đa số là phước hữu lậu.
Phước vô lậu là tất cả những phước thiện gì chúng ta tạo đi với cái gọi là nekkhama pāramī tức là ly dục độ hay là xuất gia độ tức là hướng cầu để vượt thoát khỏi tam giới vượt khỏi phiền não. Trong kinh Bổn Sanh có những trường hợp những người làm phước họ cúng dường cho vị Phật Độc Giác thay vì mình làm phước mình nguyện là đời sau mình giàu có, đời sau mình được cái này được cái kia thì những vị này nguyện là xin cho đời sau con được đắc thánh trí, đắc thánh quả mà Ngài đã đắc, đắc được pháp mà Ngài đã đắc. Đó là tạo phước vô lậu.
Thì chúng ta đã trôi lăn trong vòng luân hồi từ vô lượng kiếp, đã không hiểu được đâu là khổ, đâu là nhân sanh khổ, đâu là sự diệt khổ, đâu là con đường đưa đến sự diệt khổ. Ở đây cũng là một cái ý niệm khác mà chúng ta có thể thấy là trong cuộc sống hàng ngày, cũng sống, cũng đi, cũng đứng nhưng nếu ý niệm về Tứ Đế cho chúng ta nhận diệt được bản chất của đời sống và nhận được nguyên nhân của khổ và mình cảm được thế nào là sự diệt khổ và thế nào là con đường dẫn đến sự diệt khổ thì có lẽ chính do cái nhìn đó do thái độ sống đó chúng ta dễ dàng để nhận đến chỗ đoạn tận giòng sông ái.
Với câu hỏi: Có cách nào để tu tắt để dứt ra khỏi dòng sông ái chăng, có mấy hạnh tu ? Chúng tôi xin được tóm tắt ở trong 4 khía cạnh và có lẽ trong 4 khía cạnh này mỗi người chúng ta có cách suy nghĩ khác nhau:
1. Khía cạnh đầu tiên, sự tu tập Tứ Niệm Xứ, tu tập thiền quán được xem như là một pháp trực tiếp để cho chúng ta có thể liễu ngộ. Thì cái gì mà trực tiếp thì nó mau hơn là gián tiếp.
2. Thứ nữa là, ở trong 3 khuynh hướng tu tập thì khuynh hướng tu tập nghiêng về trí tuệ sẽ giúp cho chúng ta tu nhanh hơn. Chúng ta không dùng chữ tu tắt mà tu nhanh hơn những khuynh hướng nặng về đức tin hay nặng về tinh tấn.
3. Và nếu chúng ta làm phước, chúng ta thường tạo nhiều phước vô lậu nhiều hơn phước hữu lậu. Tức là làm phước mà có cái adhiṭṭhāna pāramī tức là chí nguyện ba la mật, nekkhama pāramī là có xuất gia độ hay ly dục độ thì chúng ta mau giải thoát hơn.
4. Và sau cùng, điều thứ tư chúng tôi muốn nói ở đây là, nếu một hành giả tu tập, đời sống hàng ngày nương theo Tứ Đế. Tứ Đế là cách suy nghĩ, Tứ Đế là cái khuôn khổ để suy nghĩ, Tứ Đế là một cái tiền đề cho tất cả sự nhận thức của mình. Thì nói như trong kinh Đại Bát Niết-bàn Đức Phật dạy rằng hiểu biết như vậy cho chúng ta mau đoạn tận được giòng sông ái hay là giòng sông luân hồi ./.
No comments:
Post a Comment