Hỏi. Làm thế nào để những kêu gọi tạo phước không thành gánh nặng cho người cư sĩ?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 18-2-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TTTuệ Siêu: Ở trong Luật Tạng cũng như trong Kinh Tạng - trong Tăng Chi Bộ kinh, Đức Phật Ngài thuyết về những đức tánh của một vị trụ trì gọi là āvāsika-bhikkhu một vị tỳ kheo sở tại, trong đó có một vài điều tức là một vị tỳ kheo trụ trì phải biết cách để hướng dẫn cho người cư sĩ làm phước cho chùa hay làm phước cho chư vị khách tăng. Nhưng điều đó không có nghĩa là làm một vị trụ trì là đi quyên góp kêu gọi quá đáng khiến cho những người cư sĩ họ cảm thấy khó khăn cảm thấy như bị bắt buộc trong việc cúng dường thời như vậy sẽ làm cho những người chưa có niềm tin thì họ không có niềm tin còn những người đã có niềm tin rồi thì họ sẽ mất niềm tin.
Đây cũng là một điều phải tế nhị. Có bốn điều khi một vị tỳ kheo hướng dẫn cho người khác làm phước và kêu gọi người khác làm phước cần biết:
1. Điều thứ nhất, một vị trụ trì nên có lòng bi mẫn thương xót đến người cư sĩ, không nên làm khó khăn cho người cư sĩ trong việc họ làm phước, mà chỉ nghĩ rằng đây là một cơ hội để cho người cư sĩ tạo phước, chẳng hạn như là cúng dường hùn phước xây chùa, xây tăng xá, xây chánh điện v.v... và để nuôi tăng, thì vị trụ trì có trách nhiệm kêu gọi hướng dẫn cho người cư sĩ, nhưng với lòng bi mẫn chỉ thông báo cho người cư sĩ biết thôi, chi gặp người cư sĩ trong lúc thuyết pháp thì giải thích cho họ nghe những phước báu cần thiết cho đời sống của người cư sĩ đem đến hạnh phúc an lạc, phước báu đó bằng sự cúng dường đến Chư Tăng. Thì bấy giờ tùy theo khả năng mà họ có thể cúng dường ít nhiều về công về của ở trong việc làm này trong việc xây dựng này v.v... Thì như vậy phải bằng tâm từ bi, chứ không phải là lợi dụng niềm tin đó mà mình vắt cho khô cạn.
2. Điều thứ hai, chúng tôi nghĩ rằng một vị trụ trì hay một vị tỳ kheo mà đi quyên góp người khác, điều này chỉ hơn vì lợi ích của Tăng chúng chứ không có vì lợi ích cho cá nhân, đó là điều tối kị mà hễ kêu gọi vì tăng chúng thì được nhưng mà kêu gọi để người ta đóng góp cho cá nhân mình thì điều đó không nên.
3. Điều thứ ba, khi kêu gọi quyên góp như vậy thì tùy lòng hảo tâm của người khác kẻ ít người nhiều và luôn luôn có sự trân trọng chớ không phải là đưa ra một mức độ nhất định. Ví dụ như không thể quyên góp bảo mọi người phải đóng bao nhiêu tiền giống như đi thu thuế, điều đó không nên. Tức là để tùy theo khả năng của người đó đóng góp bao nhiêu thì tiếp nhận bấy nhiêu và vẫn có sự hoan hỉ sẵn sàng. Có câu chuyện,ngày xưa, ở trong làng làm lễ trai tăng tập thể ,có ông thiện nam là một cư sĩ, ông ta đi từ đầu làng tới cuối làng kêu gọi mọi người hùn phước để làm lễ trai tăng ngày mai cúng dường cả ngàn vị tỳ kheo. Thì mọi người tùy theo công sức mà hùn phước, có một ông bá hộ tên mèo, tại sao gọi ông bá hộ mèo, tại vì ông bá hộ này ông biủ xỉu, ông nghĩ rằng nếu ông thiện nam này đến xin mình hùn phước mình không hùn thì coi cũng kỳ mà hùn nhiều quá thì tốn kém, cho nên ông nhúm đầu ngón tay lại rồi bốc một nhúm gạo đưa cho ông thiện nam đó xem như là hùn phước. Thì mọi người thấy nên gọi ông ta là bá hộ như mèo ông ta chụm lại giống như con mèo. Nhưng khi xong buổi lễ làm phước thì ông bá hộ mèo khởi lên tâm bực bội khó chịu nghĩ rằng chắc có lẽ ông thiện nam này trong lúc nói lên những lời cảm tạ đến những người đã hùn phước cúng dường thì chắc kể đến ta thì sẽ nói xấu ta. Cho nên ông cho người đến theo dõi cuộc lễ trai tăng. Khi gần mãn buổi lễ thì ông thiện nam hoan hỉ vui vẻ tán thán chung kẻ ít người nhiều, ông hồi hướng chia phước hết đều tất cả. Người nhà ông bá hộ về báo lại thì ông bá hộ động lòng và cũng hoan hỉ, từ đó ông bắt đầu bỏ tiền của ra để ủng hộ trong việc cúng dường v.v...
Thì đây là bài học cho người cư sĩ nhưng là một vị xuất gia chúng ta cũng phải biết rằng khi chúng ta kêu gọi người khác làm phước thì tùy theo lòng hảo tâm ít hay nhiều chúng ta cũng đều trân quí dầu cho một vài món đồ hay là nhiều tiền bạc chúng ta cũng đều hoan hỉ.
4. Điều thứ tư. Đối với một người đi quyên góp, một vị tỳ kheo một vị trụ trì đi quyên góp người khác để xây dựng chùa chiền v.v... thì luôn luôn vị đó phải có đủ khả năng để khích lệ sách tấn người khác bằng những pháp thoại hoan hỉ trong việc người ta đóng góp cúng dường chớ không phải là chỉ có tài đi kêu gọi người khác khuyến khích người khác đóng góp rồi sau khi nhận xong thì bỏ mặc không làm cho họ có sự hoan hỉ trong pháp, điều này không nên.
Chúng tôi nghĩ rằng là nếu một vị tỳ kheo, vị trụ trì có đủ bốn yếu tố này thì trong sự quyên góp đó là tốt. Còn ngược lại thì trở thành quá đáng sẽ không đưa đến sự tốt đẹp./.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 18-2-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TTTuệ Siêu: Ở trong Luật Tạng cũng như trong Kinh Tạng - trong Tăng Chi Bộ kinh, Đức Phật Ngài thuyết về những đức tánh của một vị trụ trì gọi là āvāsika-bhikkhu một vị tỳ kheo sở tại, trong đó có một vài điều tức là một vị tỳ kheo trụ trì phải biết cách để hướng dẫn cho người cư sĩ làm phước cho chùa hay làm phước cho chư vị khách tăng. Nhưng điều đó không có nghĩa là làm một vị trụ trì là đi quyên góp kêu gọi quá đáng khiến cho những người cư sĩ họ cảm thấy khó khăn cảm thấy như bị bắt buộc trong việc cúng dường thời như vậy sẽ làm cho những người chưa có niềm tin thì họ không có niềm tin còn những người đã có niềm tin rồi thì họ sẽ mất niềm tin.
Đây cũng là một điều phải tế nhị. Có bốn điều khi một vị tỳ kheo hướng dẫn cho người khác làm phước và kêu gọi người khác làm phước cần biết:
1. Điều thứ nhất, một vị trụ trì nên có lòng bi mẫn thương xót đến người cư sĩ, không nên làm khó khăn cho người cư sĩ trong việc họ làm phước, mà chỉ nghĩ rằng đây là một cơ hội để cho người cư sĩ tạo phước, chẳng hạn như là cúng dường hùn phước xây chùa, xây tăng xá, xây chánh điện v.v... và để nuôi tăng, thì vị trụ trì có trách nhiệm kêu gọi hướng dẫn cho người cư sĩ, nhưng với lòng bi mẫn chỉ thông báo cho người cư sĩ biết thôi, chi gặp người cư sĩ trong lúc thuyết pháp thì giải thích cho họ nghe những phước báu cần thiết cho đời sống của người cư sĩ đem đến hạnh phúc an lạc, phước báu đó bằng sự cúng dường đến Chư Tăng. Thì bấy giờ tùy theo khả năng mà họ có thể cúng dường ít nhiều về công về của ở trong việc làm này trong việc xây dựng này v.v... Thì như vậy phải bằng tâm từ bi, chứ không phải là lợi dụng niềm tin đó mà mình vắt cho khô cạn.
2. Điều thứ hai, chúng tôi nghĩ rằng một vị trụ trì hay một vị tỳ kheo mà đi quyên góp người khác, điều này chỉ hơn vì lợi ích của Tăng chúng chứ không có vì lợi ích cho cá nhân, đó là điều tối kị mà hễ kêu gọi vì tăng chúng thì được nhưng mà kêu gọi để người ta đóng góp cho cá nhân mình thì điều đó không nên.
3. Điều thứ ba, khi kêu gọi quyên góp như vậy thì tùy lòng hảo tâm của người khác kẻ ít người nhiều và luôn luôn có sự trân trọng chớ không phải là đưa ra một mức độ nhất định. Ví dụ như không thể quyên góp bảo mọi người phải đóng bao nhiêu tiền giống như đi thu thuế, điều đó không nên. Tức là để tùy theo khả năng của người đó đóng góp bao nhiêu thì tiếp nhận bấy nhiêu và vẫn có sự hoan hỉ sẵn sàng. Có câu chuyện,ngày xưa, ở trong làng làm lễ trai tăng tập thể ,có ông thiện nam là một cư sĩ, ông ta đi từ đầu làng tới cuối làng kêu gọi mọi người hùn phước để làm lễ trai tăng ngày mai cúng dường cả ngàn vị tỳ kheo. Thì mọi người tùy theo công sức mà hùn phước, có một ông bá hộ tên mèo, tại sao gọi ông bá hộ mèo, tại vì ông bá hộ này ông biủ xỉu, ông nghĩ rằng nếu ông thiện nam này đến xin mình hùn phước mình không hùn thì coi cũng kỳ mà hùn nhiều quá thì tốn kém, cho nên ông nhúm đầu ngón tay lại rồi bốc một nhúm gạo đưa cho ông thiện nam đó xem như là hùn phước. Thì mọi người thấy nên gọi ông ta là bá hộ như mèo ông ta chụm lại giống như con mèo. Nhưng khi xong buổi lễ làm phước thì ông bá hộ mèo khởi lên tâm bực bội khó chịu nghĩ rằng chắc có lẽ ông thiện nam này trong lúc nói lên những lời cảm tạ đến những người đã hùn phước cúng dường thì chắc kể đến ta thì sẽ nói xấu ta. Cho nên ông cho người đến theo dõi cuộc lễ trai tăng. Khi gần mãn buổi lễ thì ông thiện nam hoan hỉ vui vẻ tán thán chung kẻ ít người nhiều, ông hồi hướng chia phước hết đều tất cả. Người nhà ông bá hộ về báo lại thì ông bá hộ động lòng và cũng hoan hỉ, từ đó ông bắt đầu bỏ tiền của ra để ủng hộ trong việc cúng dường v.v...
Thì đây là bài học cho người cư sĩ nhưng là một vị xuất gia chúng ta cũng phải biết rằng khi chúng ta kêu gọi người khác làm phước thì tùy theo lòng hảo tâm ít hay nhiều chúng ta cũng đều trân quí dầu cho một vài món đồ hay là nhiều tiền bạc chúng ta cũng đều hoan hỉ.
4. Điều thứ tư. Đối với một người đi quyên góp, một vị tỳ kheo một vị trụ trì đi quyên góp người khác để xây dựng chùa chiền v.v... thì luôn luôn vị đó phải có đủ khả năng để khích lệ sách tấn người khác bằng những pháp thoại hoan hỉ trong việc người ta đóng góp cúng dường chớ không phải là chỉ có tài đi kêu gọi người khác khuyến khích người khác đóng góp rồi sau khi nhận xong thì bỏ mặc không làm cho họ có sự hoan hỉ trong pháp, điều này không nên.
Chúng tôi nghĩ rằng là nếu một vị tỳ kheo, vị trụ trì có đủ bốn yếu tố này thì trong sự quyên góp đó là tốt. Còn ngược lại thì trở thành quá đáng sẽ không đưa đến sự tốt đẹp./.
No comments:
Post a Comment