Cổ nhân nói "Dục an tất an", nghĩa là người biết an tịnh thì tự an tịnh chứ đừng chờ đợi sự an tịnh thì không biết bao giờ an tịnh được, nên mỗi chúng ta đến tuổi nào đó, đến giai đoạn nào đó, chúng ta phải tự đặt một câu hỏi rằng mình có khả năng sống an tịnh hay không? khi mình được dịp sống yên lặng thì mình có sống yên lặng được hay không? Trước kia vẫn thường cho phép mình có những ngày tương đối rất là trống vắng, rất là yên tịnh để phục hồi lại sinh lực, tức là sau những ngày làm việc mệt mỏi bây giờ có ngày rất yên tịnh, thì trong những ngày yên tịnh như vậy chúng ta thường tự hỏi rằng mình nên làm cái gì cho những ngày an tịnh như vậy, ở trong tâm tư của mình liệu rằng mình có thể ngăn nó lại riêng biệt, không để lấn chấn, không có những chiều hướng lúc nào cũng náo động, lúc nào cũng mong mỏi, lúc nào cũng tìm kiếm.
Đức Phật Ngài truyền dạy cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm về khả năng an tịch. Chúng ta nói đến an tịch nội tại. An tịch nội tại ở đây là phải tu tập là phải tìm một cái gì đó thật sự cho phép chúng ta thuần thục trưởng thành thì chúng ta mới an tịch. Nếu chúng ta nghĩ rằng mình rời bỏ công việc, rời bỏ thị thành, rời bỏ sự tranh chấp ra ngoài, và trả chúng ta trở về với một thế giới trống vắng thì thế giới trống vắng ở đây đôi khi còn tệ hơn nữa. Ở trong thế giới trống vắng đó con người nhiều khi lại đi tìm thêm một cái gì khác hơn, tìm ra cái gì để khoả lấp trạng thái cô liêu cô tịch, thì thường thường chúng ta lại đi từ sai lầm này sang sai lầm khác.
TT Giác Đẳng - Ý nghĩ tâm tư con người trong thời đại ngày hôm nay - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment