Friday, February 28, 2014

Ngày 28-2-2014 Suy Niệm Trong Ngày

chúng ta có thể sống có thủy có chung với những gì mà mình đang theo đuổi

Hỏi: chúng ta có thể sống có thủy có chung với những gì mà mình đang theo đuổi.

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Câu chuyện tiền thân Đức Phật, trong đời quá khứ xa xưa có một con vẹt, và con vẹt này sống ở trên một ngọn cây, và cây sung này bị mưa gió bão bùng làm cho trốc gốc, bị tàn phá hư hại rất nặng. Nhưng con vẹt không vì đó mà bỏ cây sung ra đi, và con vẹt vẫn ở đó sống với cây sung như từ bao giờ. Tấm lòng thủy chung với cây sung đó, bởi vì con vẹt thấy rằng trong lúc cây sung xinh đẹp vẫn cho nó có bóng mát, cho nó thức ăn, cho một nơi tạm trú, bây giờ cây sung không còn như ngày xưa nữa, nhưng những giá trị cố hữu, những giá trị gì mà cây sung đã ban cho con vẹt này vẫn không thay đổi, cái đẹp ở bên ngoài, những cái tơi tả của nhánh lá sau một cơn giông không có nghĩa vì vậy mà khiến cho con vẹt rời bỏ cây sung đó ra đi.

Chúng ta nghe câu chuyện này, nghe bằng cảm giác nào cũng được, suy nghĩ như thế nào cũng được, tuy nhiên, ở đây có một gợi ý một điều chúng ta phải suy nghĩ rằng;  khi một người đã nhìn thấy được giá trị nội tại rồi, thì ở đâu cũng giống nhau hết;  "Trong trời đất nơi nào không quán trọ, tâm tư vô danh lai khứ cũng vô danh". Thì thấy trong lòng người mà đã tìm được giá trị cho chính mình, dù ở trong rừng sâu hay thị thành, ở nơi thâm sơn cùng cốc hay ở chốn phồn hoa đô hội, sự việc này cũng chỉ là ngoại cảnh chứ không nhất thiết ảnh hưởng khi mà một người đã tìm thấy được giá trị, và giá trị này Đức Phật Ngài nói rất rõ, giá trị mà vị Tỳ kheo này đã ưa thích trong sự tinh cần và thấy được sợ hãi cuộc sống phóng dật.

Chúng tôi không biết rằng nghe câu chuyện về con vẹt sống ở dưới cây sung, sau một cơn bão cây sung đã bị tơi tả trước những ngọn cuồng phong, đã bị nằm bẹp xuống trốc gốc, nhưng vẫn cho con vẹt một nơi dung thân, con vẹt không bỏ nơi đó đi, không hiểu quí vị nghe câu chuyện đó, quí vị có thấy một chút gì rung động trong lòng không. Nhưng phải nói rằng khi chúng tôi đọc câu chuyện đó, chúng tôi cũng cảm nhận ở đó có một cái gì rất đẹp.

Thật ra ở trong thế giới loài vật, thỉnh thoảng có những con vật rất lạ, ví dụ như con voi từ nhỏ lớn lên suốt cả hơn 50 năm tuổi thọ, con voi nếu không có tai nạn nào khác thì nó luôn luôn sống ở trong bầy, trong bầy đó có cha, có mẹ, cũng có thể là thế hệ trước nữa có 5, 7 con, quần tụ một bầy như vậy, không bao giờ đi hoang bên ngoài. Và chúng tôi biết rằng có một loại hạc, khi chúng tôi về thăm Hắc Long Giang ở bên Trung Quốc, người ta nói những loại hạc này rất đặc biệt, tuổi thọ cũng trên dưới 50 năm, và khi những con hạc này lớn lên, con trống và con mái nó đã sống chung với nhau suốt cuộc đời như vậy, cho dù con trống có chết đi thì con mái dần dà sẽ chết theo hay nó sẽ sống cô lẻ một mình chứ không có bước sang thuyền khác.

Ở trong cảnh giới của loài vật thỉnh thoảng những nhà nghiên cứu về sinh vật học, cho chúng ta biết những bí mật, những bí mật này khiến chúng ta liên tưởng đến câu chuyện ở trong Túc Sanh truyện, và chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng những câu chuyện nói về những con vật nó trung thành với một nơi ở, hay có những con chó bị thất lạc nhiều tháng vẫn cố gắng để tìm về ngôi nhà của mình, là những chuyện hoàn toàn thật sự xảy ra trong kiếp sống chúng ta được biết ngày hôm nay.

Tuy vậy cái đẹp của câu chuyện là con vẹt đó có thể bay đi tìm đến một khung trời hoa mộng, có thể tìm đến những cây sung tàng cao bóng mát, cảnh trí đẹp đẽ hơn là cây sung đã bị trốc gốc, nhưng bởi vì con vẹt đó đã ý thức rằng đây là cây sung mà mình đã sống, và cái gì cây sung cho mình vẫn là giá trị trước sau như một, đây cũng là nơi nương thân, và thật sự nó không nở bỏ cây sung mà đi. Chúng ta thấy hình ảnh đó đẹp quá, nó đẹp như là một bài thơ, nó đẹp như một câu chuyện ngụ ngôn, và chúng tôi tin rằng nếu chúng ta có thể đem những câu chuyện đó trở thành một đề tài, trở thành một công án để chiêm nghiệm trong đời sống của chúng ta, thì mình hiểu rằng ngày hôm nay cuộc sống quả là thay đổi rất nhiều.

Ngày xưa Khổng Tử có nói một điều là một người làm nông giỏi, không vì mất mùa mà vị này bỏ các công việc đồng áng sinh kế của mình, một người đi buôn thạo nghề cũng không vì một vài lần lỗi lã mà bỏ nghề, và một người quân tử hiểu đạo thì cho dù có sự thăng trầm trong đời sống cũng không bỏ đạo. Cái thủy chung đối với đạo nó là một cái gì rất khó, nhưng nếu chúng ta đã giữ được nó, thì chúng ta sẽ tìm thấy ở đó có phần thưởng rất lớn.

Chúng tôi nhớ rằng những tháng ngày đầu khi sang trại tỵ nạn, chúng tôi có gặp một số người họ tuyên truyền " nếu mình sống ở trại tỵ nạn, mình bỏ Đạo Phật để theo đạo Thiên Chúa giáo, thì những người bảo trợ ở bên Mỹ, bên Âu Châu họ sẽ bảo trợ mình nhanh chóng hơn". Điều này hoàn toàn sai, và có một số người sang đây, họ được nhà thờ bảo trợ, và những Mục Sư và những hội viên trong nhà thờ cũng muốn họ đổi đạo, nhưng chúng tôi gặp rất nhiều người, họ nhất định khư khư không bỏ đạo, và những khi nghe những câu chuyện như vậy, chúng tôi rất thích thú để nghe những kinh nghiệm họ giữ đạo như thế nào, họ đã tìm như thế nào để một mực thủy chung với một niềm tin. Chúng tôi không nói rằng những vị đó là những vị Tu Đà Hườn, không nói rằng những vị đó thành tựu được niềm tin bất thối, những vị đó có thể là những người rất bình thường, nhưng khi các vị đó đã cảm nhận được ở Phật, ở Pháp, ở Tăng một cái gì đó mà các vị không bỏ được, thì những vị này quả thật giống như trường hợp mà Đức Phật Ngài đã dạy ở trong kinh điển: " Một vị Tỳ kheo đã tìm thấy được giá trị chân thật ở trong lòng mình, không vì hoàn cảnh ở bên ngoài, mà làm cho mình thay đổi đi cuộc sống".

Cuộc sống thay đổi không ngừng, trong cái thay đổi không ngừng đó, chúng ta làm cái gì đó mà chúng ta có thể giữ lại được cái gốc của mình, giữ được bản chất của mình, khiến chúng ta không bị thai hóa, khiến chúng ta không bị biến dạng đi, khiến chúng ta không bị mất cội nguồn của mình. Những người cầu đạo giải thoái, chúng tôi luôn luôn tin rằng, chúng ta sẽ phải tìm thấy một giá trị chân thật, mà qua đó chúng ta có thể sống có thủy có chung với những gì mà mình đang theo đuổi.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Trong Đạo Phật nếu chúng ta nghĩ đến chiều rộng, nghĩ đến pháp học thì phải nói rằng có rất nhiều kinh điển, có rất nhiều lãnh vực để chúng ta tìm hiểu. Nhưng bên cạnh đó chúng ta đừng quên rằng có những pháp hành, ví dụ như một người thọ bát quan trai, một đêm hành trì đầu đà, hay một khoá thiền hay những giờ giấc tụng kinh, niệm Phật, hoặc giả có cái gì đó khiến chúng ta gắng bó với đạo, chúng ta sống gần với đạo và chúng ta thật sự thể hiện được đạo bằng chính cuộc sống của mình, thì những lúc đó mới là lúc thật sự sống với những gì mình tin tưởng hơn là chỉ một niềm tin ở bên ngoài. Và quan niệm này đã khiến cho Đức Phật mở ra một chân trời mới, ở trong chân trời mới này Đức Phật Ngài đã cho phép nhiều người từ nhiều tầng lớp khác nhau ở trong xã hội để trở thành những vị Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, và có thể những vị cư sĩ, những nam cư sĩ, nữ cư sĩ hành trì mà không có phân biệt nhiều về giai cấp, về địa vị học vấn của họ.

TTGiác Đẳng - Pháp đàm - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Lời dạy quan trọng nhất


Một vị Thiền Sư nổi tiếng nói rằng lời dạy cao qúi nhất của ông ta là: Phật là tâm của bạn. Ý tưởng này đã tạo ấn tượng thật là sâu sắc, đến nỗi một vị sư đã quyết định rời tu viện và sống ẩn dật tại vùng hoang vu để tu tập thiền định theo sự nhận xét này. Sư đã trải qua 20 năm như là nhà tu khổ hạnh nhằm phát hiện sự thật lời dạy cao qúi này.

Một ngày nọ Sư gặp một vị hành giả đang đi xuyên qua khu rừng. Nhanh chóng vị Sư khổ hạnh nhận ra vị Sư này cũng đã từng học chung dưới chân vị Thiền Sư. "Làm ơn, nói cho đệ biết sư huynh biết gì về lời dạy cao cả của Sư Phụ." Mắt của vị hành giả sáng lên, "Ah, Sư Phụ đã rất rõ ràng về điều này. Sư Phụ nói rằng lời dạy cao qúi của Ngài là: Phật không phải là tâm bạn."

Chuyện Xưa Tích Cũ - TRUYỆN CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH

TRUYỆN CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH

Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình


Vào đời Hậu Lê ở làng Vân Cát, huyện Vu Bản, tỉnh Nam Định có nhà họ Lê, tự là Thái Công, bà vợ gần ngày sanh nở, lại rủi mắc bệnh suy nhược, nằm một chỗ và ăn toàn trái cây.

Ngày nọ, có một đạo sĩ từ xa tới xin ra mắt và chữa bệnh cho phu nhân nhà họ Lê. Trước bàn thờ, đạo sĩ đọc mấy câu rồi liệng chiếc búa ngọc xuống đất. Lê phu nhân vùng ngã ra bất tỉnh rồi thấy mình được đưa lên Thiên đình. Tại đây, Lê phu nhân được dự vào một bữa đại yến, và thấy công chúa Quỳnh Hoa lỡ tay làm rớt chén ngọc, bị Ngọc Hoàng bắt tội đày xuống dương trần.

Đến lúc Lê phu nhân tỉnh lại, mới chợt hay vừa hạ sanh được một gái. Phu nhân rất lấy làm sung sướng đặt tên con là Giáng Tiên.

Lớn lên Giáng Tiên tập làm văn thơ, đánh đàn, thổi sáo, soạn nhiều bài hát rất hay. Năm mười tám tuổi, Giáng Tiên kết duyên với Đào Lang, con nuôi của vị quan trí sĩ cùng làng.

Ba năm sau, vào ngày mùng ba tháng ba, Giáng Tiên đột ngột lìa bỏ cõi trần, trở về thượng giới. Song Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn bị đày, liền bắt nàng trở xuống thế gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ nhân, có hai thế nữ là Quế Nương và Thị Nương theo hầu.

Vị thần này ngự tại Phố Cát (Thanh Hóa) được mọi người xưng tôn là bà Chúa Liễu tức công chúa Liễu Hạnh. Công chúa thường hiện ra ban phước cho dân làng, cả một vùng truy phong nàng làm Thượng đẳng phúc thần.

Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan, ngày nọ nằm mộng thấy công chúa Liễu Hạnh đi giữa hai ngàn thế nữ mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc Hoàng. Rồi ông thấy công chúa Liễu Hạnh bước lên xe mây có cờ xí rợp trời.

Khi ông tỉnh lại, ông nghĩ rằng công chúa Liễu Hạnh đã đến lúc hết hạn ở cõi trần.

Sau lúc công chúa Liễu Hạnh về trời, dân gian hãy còn sùng bái, lập đền thờ trọng thể ở Phủ Giầy (Nam Định) và ở Đền Sòng (Thanh Hóa). Tại Hà Nội, có đền Sùng Sơn, đường hàng Bột thờ công chúa tục gọi là bà Chúa Liễu.

Chuyện cười trong ngày

Khí hậu tốt

Đám khách du lịch đang bàn tán về cảnh vật và ưu, nhược điểm của khu nghỉ mát - điều dưỡng mà họ mới tới thì một người đàn ông từ đằng xa đi lại. Thấy mọi người vui vẻ, anh ta cũng góp chuyện.

- Đây là một khu điều dưỡng tuyệt vời! - Người đàn ông nói. - Khí hậu trong lành, đồ ăn thức uống ngon, bổ, rẻ nhiều ê hề... nói chung là cực kỳ có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là mùa hè thì không chê vào đâu được. Các anh chị hãy nhìn vào tôi đây, bây giờ tôi khỏe mạnh cường tráng thế này, chứ hồi mới đến đây tôi không nói được, không đi được, và đầu còn trọc lóc nữa kia.

Mọi người nhìn anh ta trầm trồ thán phục. Bỗng có tiếng hỏi:

- Thế thì chắc là anh phải ở đây lâu lắm rồi nhỉ?

- Vâng, lâu lắm rồi đấy ạ. Tôi ở đây từ khi mới cất tiếng khóc chào đời đến nay đấy.

Thursday, February 27, 2014

Ngày 27-2-2014 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Một người làm việc thiện nên chấp nhận sự khen chê như thế nào?

Hỏi: Một người làm việc thiện nên chấp nhận sự khen chê như thế nào?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng : Đức Phật thường dạy rằng: "Trong cuộc sống không ai không bị chê trách". Thật ra trong đời sống một người có thiện tâm thường làm những việc lành việc thiện thì cũng có kẻ thương và có người ghét, và việc đó rất đương nhiên. Trong cái thương cái ghét đó chúng ta có thể cảm nhận được là nếu chúng ta đã lựa chọn làm việc thiện thì chúng ta phải chấp nhận. Cái gì cũng phải có cái giá của nó. Và nếu chúng ta không làm gì hết thì cũng có người thương kẻ ghét chứ không phải khi chúng ta làm việc này hay việc kia thì mới có người ghét kẻ thương chúng ta. Do vậy bậc thiện trí ở trong đời sẽ không để mình bận tâm nhiều đến những việc đó, điều mình đáng bận tâm là những gì chúng ta làm thật sự có lợi ích, thật sự nó có ý nghĩa hay không. Những lời dạy của Đức Phật đó từ ngàn xưa nhưng cho đến hôm nay vẫn giống như vậy không có gì thay đổi. 

 Đối với một người đem Phật pháp vào trong cuộc đời, thì có một điểm rất tế nhị của mỗi chúng ta là: Một số người Phật tử có đôi lúc có thể nói rằng tâm tư không có thái độ tích cực ở trong việc phổ biến Phật pháp ra bên ngoài. Và có một số người thì quá tích cực, tích cực đến đỗi họ nghĩ cái gì mình tin phải là đúng, và cái gì mình tin rồi đem áp đặt lên người khác. Cả hai đều là cực đoan hết. Chúng ta không nên nghĩ rằng cái gì mình gọi là đúng mình phải áp đặt lên cho người khác và bắt người khác làm theo mình, nhưng chúng ta cũng không nên hờ hững trong việc giảng giải chánh pháp, bởi vì chúng ta hãy xem việc đem Phật pháp đến người khác như là một sự chia sẻ. Gọi là chia sẻ có nghĩa là cái gì mình có, và cái gì mình nghĩ rằng hay, mình nghĩ rằng tốt đẹp, cái gì mình nghĩ là lợi ích, thì mình hãy ban tặng cho người khác. Và trong sự cống hiến đó nếu được đón nhận thì tốt mà nếu không được đón nhận thì cũng không lấy đó mà làm buồn. Không phải ai cũng có thể đón nhận điều thiện bằng một tâm tư sẵn sàng và điều đó là điều chúng ta phải chấp nhận.

Trong cuộc đời này, không có chuyện gì mình có thể làm cho tất cả mọi người vừa lòng hết, chúng ta hãy vui mà thấy rằng ở trong cuộc sống này chúng ta có làm được những việc có ý nghĩa, những việc mà chúng ta nghĩ là tốt. Nhưng đừng bao giờ vui mà nghĩ rằng mình đang được tất cả mọi người thương mến,. Thật ra thì sự thương mến dành cho chúng ta thì chỉ có một số nào đó mà thôi, có những người họ có thiện cảm với chúng ta họ không nói thì chúng ta cũng không biết được. Nhưng chắc chắn một điều rằng trên đời này không có người không bị chê, ở trên đời này có một người mà ai cũng thương hết là không có. Nói như cụ Nguyễn Hiến Lê là "trên đời không có thứ quái vật đó." Thứ quái vật đó nghĩa là ở trên đời không có ai mà được tất cả mọi người bằng lòng hết, nên cái chuyện làm bằng lòng hết cả mọi người thì nó không phải cái mục đích của chúng ta. Chúng ta nên lấy một tâm hồn dung hoà, nghĩa là chấp nhận một cách tương đối trong đời sống. Nếu ở trong cuộc sống của mình mà trong 10 người mình thân cận chỉ có 5 người thương mình thì kể ra cũng may mắn rồi, ở trong 5 người thương mình mà có được ba người cùng chia sẻ công việc với mình cũng là may mắn, trong 3 người chia sẻ công việc mà có được một người hiểu thì cũng đã là một việc may mắn rồi.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Chữ gọi là thiện trí nó không phải là danh từ chuyên môn của Phật học, trong Phật Pháp thì chúng ta gọi là đạo tâm, hay tâm trong sạch hay là tâm thiện. Nhưng chữ thiện trí nó lại rất hay, giả sử như một việc thiện sự nào đó rất khó làm nhưng một người đã cố gắng làm và thái độ cố gắng đó chúng ta ghi nhận đó là một thiện trí.Một người khổ đến gặp chúng ta, chúng ta không làm nhiều được cho người đó, nhưng chúng ta có thể chia sẻ cái gì mà mình chia sẻ được, kể cả một ít cơm bánh mình đang có mà mình chia sẻ được, cái đó là một thiện trí rất lớn.

TT Giác Đẳng - Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Sự tỉnh thức hoàn toàn 
Sau 10 năm tu tập, Tenno đạt đến trình độ của một người Thiền Sư. Một ngày trời mưa, ông đến viếng thăm một vị Thiền Sư nổi tiếng Nan-in. Khi ông bước vào, vị thiền sư chào đón ônng với một câu hỏi, "Ông bạn có để đôi guốc gỗ và cái dù ở trên hành lang không?"
"Dạ có," Tenno trả lời
"Nói cho tôi," vị thiền sư tiếp tục hỏi, "ông bạn đã để cái dù bên trái đôi guốc gỗ của ông, hay là để bên phải?"
Tenno đã không biết câu trả lời, và ông nhận ra rằng ông chưa đạt tới sự hoàn toàn tỉnh thức. Do vậy ông trở thành thiền sinh tu tập thiền Nan-in và tu học dưới sự chỉ dẫn của vị Thiền Sư thêm 10 năm nữa

Chuyện Xưa Tích Cũ - CAO NHÂN TẤT HỮU CAO NHÂN TRỊ

CAO NHÂN TẤT HỮU CAO NHÂN TRỊ
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Ngày xưa, tại làng Xuân Tiêu thuộc tỉnh Hải Dương có một tên ăn trộm nhà nghề rất tài tình. Người trong làng thảy đều ngán mặt anh ta. Thấy bóng anh ta ở đâu là thiên hạ lo canh chừng ráo riết. 

Ngày nọ, có một khách qua đường đến trọ tại một cái quán, ngủ đêm đặng sáng mai lên đường. Khách mở túi bạc ra đếm rồi đặt lên đầu giường làm gối kê. 

Tên trộm dò biết khách có số bạc to, nên quyết tâm ăn cắp cho được. Đêm đó, tên trộm đợi khuya, lẻn vào nhà trọ giả làm mèo đuổi chuột, mấy lần chạm vào khách. Bị đụng vào chân, khách chợt ngồi dậy để đuổi mèo. Tên trộm thừa dịp đó cuỗm mất túi bạc. Chừng khách biết thì đã muộn rồi. 

Khách lấy làm căm tức đã thua trí tên trộm. Tuy vậy, khách không phải là người tầm thường, chẳng bao giờ chịu mất của một cách nhanh chóng như vậy. Lúc đó, nhìn quanh quẩn bên trong quán trọ khách thấy có cái nơm bắt cá, khách liền cầm lấy, hỏi thăm nhà của tên trộm thẳng tới. 

Núp ở ngoài cửa, khách thấy tên trộm đổ túi bạc của mình ra ván, rồi cùng vợ ngồi đếm. Tức thì, khách tông cửa ra, rồi đứng ngoài to tiếng đòi chia của. Tên trộm nghe vậy thì giận lắm vác gậy xông ra đuổi đánh kẻ đòi chia của. Khách liền núp vào chỗ tối, đợi cho tên trộm bước ra khỏi cửa, khách liền bước vào nhà, thừa lúc bất ngờ lấy cái nơm cá chụp vào đầu vợ tên trộm, đoạn thồn hết đống bạc vào túi, theo đường cũ trở về nhà trọ, đóng cửa ngủ yên tới sáng. 

Khách vừa tỉnh dậy, thì đã thấy tên trộm lễ mễ mang một mâm xôi thịt đến ra mắt để tôn khách làm sư. Vì từ trước đến nay, trong nghề ăn trộm, tên trộm chưa bao giờ chịu thua ai hoặc thấy ai tài giỏi hơn mình như khách. Bấy giờ khách nói rõ quá khứ oanh liệt của mình. Thì ra chính khách là một tên ăn trộm nhà nghề rất nhiều mánh lới, đã giải nghệ từ lâu. 

Lúc đó, tên trộm mới biết mình tài giỏi còn có người tài giỏi hơn.

Chuyện cười trong ngày

Ăn cả vỏ

Bác sĩ dặn bệnh nhân:

- Bà bị thiếu tanin và chất xơ nghiêm trọng, cần ăn thật nhiều quả màu xanh và phải ăn cả vỏ không được gọt bỏ.

- Tôi xin ghi nhận lời khuyên của ông.

Đến hẹn khám lại, bác sĩ hỏi:

- Cách ăn hoa quả như vậy có ảnh hưởng gì không?

- Thưa không! Đào, lê, táo, nho... đều ổn cả, chỉ có... quả dừa thì ăn hơi lâu.

Wednesday, February 26, 2014

Ngày 26-2-2014 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Tích lũy cái gì mang đến sự an lạc ?

Hỏi: Tích lũy cái gì mang đến sự an lạc". 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Tuệ Siêu: Nếu tất cả chúng ta đều hiểu được giá trị của điều thiện thì chắc chắn sẽ hoan hỷ, an trú trong điều thiện.

Khi nói đến điều thiện, chúng ta đừng nghĩ rằng việc thực hành theo thiện pháp chỉ là một hình thức sinh hoạt của tôn giáo mà nên biết rằng giá trị thật sự của điều thiện là một chân lý hiển nhiên trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng sanh. Nếu tất cả chúng sanh đều làm việc thiện, khởi lên tâm thiện, an trú trong pháp thiện thì chúng sanh sẽ được an lạc, hạnh phúc.

Nói đến điều thiện – điều phước thì chúng ta phải biết rằng chúng ta làm việc thiện thể hiện qua thân bằng hành động, qua miệng bằng lời nói, qua tư tưởng bằng suy nghĩ và thân nghiệp thiện, miệng nghiệp thiện, ý nghiệp thiện do tiến trình của dòng tư tưởng của tâm đổng lực thiện và khi khởi lên tâm đổng lực thiện thì bao giờ tâm sở phối hợp với tâm thiện cũng là những tâm tốt đẹp, sơ phát. Bởi vậy, một người an trú trong việc thiện, dù quả nghiệp thiện chưa phát sanh kịp thời nhưng do tính chất tốt đẹp đó tương ứng với tâm thiện sẽ trợ cho thân tâm được an lạc bằng cách là thường cận y duyên

Nói như vậy không có nghĩa là khi làm điều thiện chính nhờ môi trường thiện pháp này làm phát sanh những thiện pháp khác. Vì quen sống tâm thiện thì dễ dàng tới với những tâm thiện khác. Nếu những tâm thiện, pháp thiện này thường xuyên có mặt, thường xuyên sanh khởi trong lộ trình tư tưởng của chúng sanh thì chúng sanh đó sống niềm an lạc.

Quả dị thục của pháp thiện bao giờ cũng là quả tốt đẹp cho chúng ta được hạnh phúc, sung sướng hân hoan trong đời sau. Tuy nhiên, có một vấn đề ta nên hiểu là đối với một người khi làm nhiều thiện phước cũng có khi người đó gặp những cảnh bất hạnh, cảnh phiền muộn, sự không như ý, thì điều này là do nghiệp.

Trong những loại nghiệp, nghiệp thiện hoặc nghiệp ác trổ quả theo thời kỳ: có hiện báo nghiệp, có sanh báo nghiệp và có hậu báo nghiệp. Hiện báo nghiệp là nghiệp chúng ta đang làm trong kiếp này và sanh quả cũng trong kiếp này, một người làm phước trong kiếp này có thể trong bảy ngày sẽ phát sanh lên được quả phước y như ý nguyện, đó là trường hợp hiện báo nghiệp.

Sanh báo nghiệp là thiện nghiệp tạo được trong đời sống này và phải đợi đến khi ta mạng chung và sanh ở cảnh giới khác thì nghiệp này mới sanh lên quả dị thục. Cũng có những trường hợp hậu báo nghiệp là nghiệp ta tạo kiếp này và sau đó vì lý do gì mà đời kế tiếp không trổ quả được mãi cho đến đời thứ ba trở đi mới trổ quả dị thục thiện nghiệp hay báo nghiệp. Một người sống trong thiện pháp, làm việc thiện trong hiện tại nhưng vẫn gặp chuyện chẳng lành, tai ương là do hậu báo ác nghiệp trong quá khứ đến thời kỳ trổ quả bởi vì công lực của ác nghiệp quá khứ mạnh hơn thiện nghiệp ngay trong hiện tại và lấn lướt nên trổ quả xấu trong kiếp sống hiện tại, vậy ta đừng nghĩ là thiện ác không có quả báo và không có công bằng. Cho nên những người thường nói rằng tại sao tôi ăn hiền ở lành, tôi làm những điều phước báu những điều công đức nhưng vẫn gặp phải những tai ương thì trong trường hợp đó chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng thiện ác không có quả báo công bằng, mà là rất công bằng bởi vì trong quá khứ chúng ta đã tạo nghiệp ác quá mạnh còn ngay trong hiện tại thì chúng ta tạo việc thiện lơ là hay chưa đúng mức, chúng ta làm việc này với trạng thái tâm lý không đúng mức chưa đạt đến mức để khiến cho trổ quả trong hiện tại. Trước mắt chúng ta thấy những người vẫn sống trong hiền thiện mà gặp phải cảnh không tốt đẹp

Đời sống chúng ta cũng vậy, đừng nghĩ rằng thường xuyên làm phước thiện là đã xây dựng được hàng rào che chắn không rơi vào cạm bẫy, tai hoạ. Những kẻ phàm phu như chúng ta, sống trong cuộc đời có thiện ác lẫn lộn thì không thể cân lựợng được trọng lực của thiện và ác quá khứ thế nào nên hiện tại ta không an trú trong thiện pháp và quả bất thiện phát ra là vậy. Tuy nhiên, cũng đừng vì điều đó mà ta bỏ quên thiện pháp.

Trong đời sống hàng ngày của chúng ta khi an trú trong thiện pháp sẽ được an lạc, sẽ được hoan hỷ bởi vì với tư tưởng an lành sẽ giúp cho có đời sống an lành. Nói cụ thể hiện tại các chứng bệnh như trầm uất, cao huyết áp, đau đầu, stress, bệnh tim, gan, bộ máy tiêu hoá, các vị bác sĩ, các nhà khoa học cho biết phần lớn ảnh hưởng do tâm lý của bệnh nhân khi người ấy lo âu, suy nghĩ nhiều có thể làm rối loạn có thể gây bịnh tim mạnh, trầm cảm, cao áp huyết v.v...

Tất cả những sự lo âu, nghĩ ngợi, buồn bực, sự bất mãn đều là trạng thái tâm bất thiện. Khi chúng ta sống trong thiện pháp thì tư tưởng sẽ nhẹ nhàng, và chính do tư tưởng nhẹ nhàng thoải mái vô tư như vậy cho nên điều hoà được sắc tâm. 

Một người an trú trong thiện pháp suốt ngày và đêm người này cảm thấy nhẹ nhàng, cảm thấy hưng phấn, cảm thấy cuộc đời không có gì là khổ ải cả, nếu như người này an trú trong thiện, nếu họ quán xét về sự khổ thì họ chỉ thấy sự khổ trọng đại như là khổ sanh, khổ già, khổ bệnh và khổ chết, họ thấy sự khổ đó, chứ còn sự phiền muộn trong đời sống hàng ngày thì không có. Một sự lợi ích khác nữa là khi chúng ta an trú trong các việc thiện chúng ta làm, chúng ta đã có được một môi trường thuận lợi để cho thiệp pháp phát sanh lên, cho thiện quả trong quá khứ phát sanh lên.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Nhưng mà những ai có sống về đời sống tinh thần thì mới hiểu rằng không dễ chút nào hết, nếu người đó không có được pháp hỷ, nếu người đó không có thật sự có nhiều sở đắc, sở chứng, nếu những vị ẩn sĩ đó mà không có lẽ sống riêng cho mình thì những vị đó không thể tồn tại và không thể sống với đời sống an tịch ở nơi hang sâu cùng cốc. Chỉ khi nào mình cho phép mình sống trong hoàn cảnh đó, trạng thái đó thì chúng ta mới thấy được rằng tại sao chúng ta cần một cái nếp sống thật sự để khỏa lấp lại điều sự trống vắng. Chúng ta đạt đến ý nghĩa về sự im lặng thật sự. Sự im lặng ở đây không phải chỉ là thật sự vắng mặt của ồn ào huyên náo bên ngoài, mà chính sự vọng động ở trong tâm hồn của mình và để có được cái trạng thái không vọng động trong tâm hồn của mình, thì Đức Phật Ngài thường chỉ dạy con đường thiền định.

TTGiác Đẳng - Pháp đàm - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Nó sẽ đi qua
Một thiền sinh đến gặp vị Thiền Sư và nói,
"Sự tu tập thiền của tôi hết sức khó chịu! Tôi cảm thấy quẫn trí, đôi chân của tôi bị đau nhức, đôi khi tôi rơi vào cơn buồn ngủ. Nó thì hết sức khó chịu!"
"Nó sẽ đi qua," vị Thiền Sư thản nhiên nói
Một tuần lễ sau, thiền sinh trở lại gặp vị thầy của mình. "Sự tu tập thiền của tôi thì rất tốt! Tôi cảm thấy vô cùng tỉnh thức, thật là yên tĩnh, vô cùng sinh động! Nó thật là kỳ diệu!"
"Nó sẽ đi qua."
Vị Thiền Sư thản nhiên trả lời

Chuyện Xưa Tích Cũ - CON THẰNG MÕ LÀM QUAN TRẠNG

CON THẰNG MÕ LÀM QUAN TRẠNG
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Thuở xưa, tại tỉnh Thái Bình có một “thằng Mõ.”tên là lão Đốp. Đã nghèo lại hiếm hoi, vợ chồng lào Đốp chỉ sanh được một trai đặt tên là Bé Con. 

Vì nhà nghèo nên Bé Con không được học hành chi cả. Năm hai mươi tuổi, Bé Con giúp cha làm nghề “thằng Mõ đi rao.” 

Bấy giờ, ở Thái Bình có quan Thượng họ Lê vừa về hưu, được dân làng mến đức cử làm tiên chỉ. Quan Thượng có người con gái đến tuổi cập kê, tên là Hồng Ngọc. Đã nhiều nơi môn đăng hộ đối đi nói, nhưng Hồng Ngọc không chịu ưng ai. Ngày kia thấy Bé Con mang phần quà biếu cửa chức sắc làng đến dâng quan Thượng, tiểu thư Hồng Ngọc sanh bụng yêu thương, rồi tương tư đến mang bệnh. 

Thấy con tiều tụy ưu sầu, quan Thượng gạn hỏi mãi, ban đầu Hồng Ngọc còn giấu giếm, cuối cùng cũng phải thú thật vì yêu thương Bé Con mà sinh bệnh tương tư. Nghe qua, quan Thượng nổi trận lôi đình, mắng nhiếc con gái thậm tệ. Đời nào quan Thượng lại chịu gả con cho con của “thằng Mõ.” 

Nhưng thấy con gái ngày càng héo hon, quan Thượng không biết phải làm sao, đành kêu Bé Con đến gả Hồng Ngọc và buộc một điều là quan Thượng không nhìn con gái nữa. Bé Con và Hồng Ngọc muốn dắt đi đâu thì đi không được phép ở trong làng. 

Hồng Ngọc thâu vén hết tư trang quần áo, rồi đưa người yêu vào Thanh Hóa, quyết tâm cho chồng đi học. Hồng Ngọc đưa Bé Con đến trường của cụ Thượng Phùng, nói dối là em trai của mình đến nhờ cụ chỉ dạy. 

Cụ Thượng Phùng vốn có quen với cụ Thượng Lê, lại biết tiểu thư Hồng Ngọc từ thuở nhỏ, nên bằng lòng thâu nhận Bé Con làm học trò. Và cho dọn một cái buồng riêng tại nhà cho Hồng Ngọc ở đặng buôn bán nuôi em ăn học, đợi chừng nào thành tài sẽ dắt về trình diện với cha. Riêng Bé Con thì ở nhà ngoài với các cậu học trò cho tiện việc sách đèn. 

Lần lửa ngày tháng trôi qua, sau thời kỳ khai tâm, Bé Con học đâu nhớ đó, tỏ ra người thông minh chăm học. Chẳng bao lâu, Bé Con trở thành nho sinh văn chương thơ phú hay nhất trường. Hàng trăm thư sinh ít có ai theo kịp. 

Bấy giờ cụ Thượng Phùng mới gọi tiểu thơ Hồng Ngọc mà nói rằng: -Cậu bé của tiểu thư học hành đã giỏi rồi đấy, khoa nầy chắc chắn thế nào cũng thi đỗ. Vậy tiểu thư hãy về báo cho phụ thân biết để tiện bề loại khai cho câu em đi học để đến kỳ vào thi mới hợp lệ, kẻo trễ thì tiếc lắm. 

Tiểu thơ Hồng Ngọc chẳng biết liệu sao, đành phải khai thật chuyện của mình, và cho biết Bé Con là chồng chứ không phải em ruột. Hồng Ngọc lại thưa: -Nay chồng của con chưa làm nên danh phận gì, làm sao con dám trở về nhà thưa chuyện với mẹ cha. Vậy xin cụ cho chồng con nhập tịch dân làng và nhờ thầy nói hộ với làng … 

Cụ Thượng Phùng thấy tình cảnh của đôi trẻ như vậy thì cũng động lòng thương, nên sau lúc suy nghĩ chín chắn, cụ bèn viết thơ cho quan Thượng Lê thuật rõ tự sự và mời sang Thanh Hóa để liệu định cho chàng rể học giỏi đi thi. Quan Thượng Lê, đọc thơ động lòng xót thương con gái, bàn tính với quan Thượng bà, rồi đi sang Thanh Hóa cho rõ thực hư. 

Đến nơi, sau cuộc han huyên của đôi bạn già, cụ Thượng Phùng trao tập văn của Bé Con cho quan Thượng Lê xem. Quan Thượng xem xong lấy làm khen ngợi, nhưng nghĩ thầm: “Không chừng cụ Thượng Phùng gạ bài cho nên chuyện.” Vậy muốn rõ trắng đen, chính quan Thượng phải thử tài Bé Con mới được. Đó rồi, quan Thương cho gọi Bé Con đến trước mặt, bảo làm bài thơ vịnh chiếc mõ. 

Bé Con lãnh ý, hươi bút làm tám câu thơ như vầy: 

Vì thiên hạ điếc đã lâu ngày, 
Trời mới sanh ra chiếc mõ thầy. 
Phép nước vang lừng ran cửa miệng, 
Lệnh làng thét lẹt khét trong tay. 
Việc quan thúc bách ba dùi đốp, 
Lộc thánh gia ban mấy hộc đầy. 
Lốc cốc tre già măng lại mọc, 
Đầu đình chót vót bổng tầng mây. 

Quan Thượng Lê xem xong bài thơ, lấy làm thích quá, vỗ đùi khen: -Rõ ra khẩu khí con nhà “thằng Mõ.”mà văn chương Trạng nguyên. 

Rồi bảo tiếp rằng: -Con ở làng Hữu Thanh, vậy để ta đặt tên con là Hữu Thanh họ Khiếu. Để rồi ta về nhờ lý trưởng loại khai cho mà đi thi. 

Đoạn gọi tiểu thơ Hồng Ngọc khen ngợi: -Con quả có mắt tinh đời, cha đành chịu cái lỗi không biết xét người. Bây giờ con hãy an lòng ở đây nuôi chồng con ăn học chờ đến ngày thi. Chừng nào chồng con thi đỗ sẽ vinh quy và vu quy một thể cho rạng rỡ tông đường. 

Đến khoa thi Hương năm ấy, quả nhiên Khiếu Hữu Thanh giựt giải nguyên. Khi xướng danh ban yến, quan Thượng Lê nghe tin liền viết thơ giục về vinh quy, song Khiếu Hữu Thanh chưa chịu trở về làng mà lại ở luôn Thanh Hóa tiếp tục dồi mài kinh sử chờ năm sau thi Hội, thi Đình chiếm được bảng vàng rồi sẽ vinh quy bái tổ. 

Tới kỳ thi, Khiếu Hữu Thanh đỗ Hội nguyên, vào thi Đình lại đỗ luôn. Vua Lê ban sắc tứ phong “Đệ nhất giáp Tiến sĩ cấp cấp đệ nhất danh.” Được mời vào dự yến, cưỡi ngựa xem hoa, chàng tân Trạng Nguyên dâng biểu xin về vinh quy. Vua Lê ngỏ ý muốn gả công chúa Quỳnh Hoa cho Hữu Thanh, nhưng vì chàng nghĩ đến tiểu thơ Hồng Ngọc bấy lâu khốn khổ vì mình, nên thật tình tâu bày đã có vợ nhà, nên không thể xe duyên với công chúa. Vua Lê khen chàng có nghĩa, ban cho biểu vàng: “Ân tứ vinh quy.”và ban cho “Ngự tứ hôn.” 

Hàng tỉnh, hàng quận được sức đi đón Tân Trạng, từ thành Nam trở về cờ xí rợp trời, trống chiêng dậy đất, ngựa chàng đi trước, võng nàng theo sau. 

Quan Thượng Lê được tin vui mừng khôn xiết cho kết lầu hoa để đón rể và con gái. Những người trước kia chê tiểu thơ Hồng Ngọc lấy con “thằng Mõ.”đều mắc cỡ hổ thầm không dám ló mặt ra ngoài. 

Cu Thượng Hà bạn đồng liêu với quan Thương Lê, đến dự tiệc mừng Trạng Khiếu vinh quy, trong lúc cao hứng ngỏ ý muốn gả con gái làm thứ thiếp cho Hữu Thanh, chàng cười đáp: -Việc đó tùy tiểu thơ Hồng Ngọc có bằng lòng cho tôi lấy thứ thiếp thì tôi mới dám. Chớ công chúa Quỳnh Hoa mà tôi cũng xin từ vì đã có nơi rồi. 

Hồng Ngọc nghe thế mới bảo rằng: -Công chúa Quỳnh Hoa vì sang đẹp hơn tôi mà cậu không chịu, chứ tiểu thơ Bích Châu con cụ lớn đây thì tài sắc cũng bằng nhau, lại là chỗ bạn gái trong làng, tôi thiết tưởng cậu nên nhận lời, để về đỡ tôi cùng gánh vác việc nhà càng hay. 

Bấy giờ Hữu Thanh mới thuận. Mấy hôm sau, Hồng Ngọc đón Bích Châu về ở chung, cùng lo việc nhà. Cả hai trên thuận dưới hòa, mến thương nhau như chị em ruột. 

Hữu Thanh làm quan được vua tin cậy, không đầy mười năm lên đến chức Thượng thơ, về sau lại vinh thăng lên chức Tể tướng, sự nghiệp hiển hách một thời. Đến khi cáo lão về trí sĩ, dân làng cảm đức lập sinh từ, ngày nay là đền quan Trạng Khiếu tại Đồng Thạnh. Con cháu họ Khiếu ngày càng đông đúc, kể có mấy trăm người đều vinh hiển.

Chuyện cười trong ngày

Nghề không phù hợp

- Sao hôm nay đến trình nhạc gia tương lai về mà sao cậu buồn thế? - Một người hỏi anh bạn mình vốn là tiền đạo bóng đá xuất sắc.

- Ông già nàng đã thay đổi ý kiến, ngay khi biết tớ là "vua phá lưới".

- Ông ấy nói sao?

- Anh mà làm rể nhà tôi, gia đình tôi phá sản sớm.

- Thế ông bà sống bằng nghề gì?

- Đi biển!

Tuesday, February 25, 2014

Ngày 25-2-2014 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Nếu khéo nghĩ khéo suy tư khéo vận dụng trí tuệ của mình thì chúng ta sẽ thấy giảm thiểu được rất nhiều sự phiền não

Hỏi: Nếu khéo nghĩ khéo suy tư khéo vận dụng trí tuệ của mình thì chúng ta sẽ thấy giảm thiểu được rất nhiều sự phiền não 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Khi chúng tôi còn nhỏ có đọc một vài tác phẩm nói về đức điềm tỉnh. Đức điềm tỉnh là một đức được xem như nói lên phong thái của người trượng phu, của một người trưởng thành,của một người có giáo dục. Nhưng sau này chúng tôi nhớ lại khi đọc các bản kinh và so sánh quan niệm giữa đạo và đời thì chúng ta thấy rằng sự điềm tỉnh không đơn giản là một điều mà chúng ta có thể thực tập chỉ vì nhờ trí tuệ, mà ở đó cũng cần đến một sự thật là sự trưởng thành thấy biết cái gì nên làm ở trong trường hợp chúng ta phải đối diện bất ngờ với những tai họa của đời sống, đời sống này thì có trăm ngàn thứ bất ngờ. TT Viên Minh trong một bài viết trong quyển "Thư thầy trò" TT nói rằng cuộc sống của chúng ta giống như một người đánh tennis, chúng ta phải chuẩn bị cho những cú đánh bất ngờ và đừng đòi hỏi rằng ở trong cuộc đời này đến với chúng ta một cách lớp lang tuần tự. Phải nói rằng với những sự cố bất ngờ xảy ra trong đời sống con người của chúng ta dễ rơi vào một phản ứng hết sức là bản năng, không có chuẩn bị và không thể đối phó hợp tình hợp lý được, chúng ta thường hay hụt hẫn vì nhất thời không biết phải làm gì hơn.

Nếu chúng ta đi trên một con đường lầy lội. Ngày hôm nay, không biết có vị nào sống ở xứ người còn nhớ đến những con đường lầy lội của quê hương, chúng tôi xa quê hương đã lâu không biết những con đường đó còn lại hôm nay hay không, nhưng nhớ rằng lúc còn ở Việt Nam những khi trời mưa thì đường lầy lội, mang dép Nhật, dép đó đi đến đâu thì bùn văng lên ở phía sau và làm y áo phía sau cũng dính bùn, đi ở trên con đường lầy lội nếu giả xử như một người trợt té và làm văng nước trúng mình thì chúng ta có thể ngồi đó trách tại sao người kia vô ý làm sình vấy bẩn vào người của mình, nhưng mà rồi chúng ta lại quên đi một điều rằng bởi vì đi trên con đường lầy lội thì chuyện đó vốn rất thường xảy ra, đó không phải là lỗi tại mình không phải lỗi tại người mà là lỗi của sự luân hồi. 

Có ai sống trong biển trầm luân này mà có thể thoát khỏi được những hệ lụy của kiếp người, chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa này ở trong rất nhiều trường hợp từ hôn nhân cho đến xã hội cho đến những bối cảnh mà chúng ta gọi là cuộc sống hợp quần của đông đảo, người như trong một tổ chức, hay trong một cộng đồng, hoặc giả là trong một chợ đời cũng vậy. Chúng ta đi vào trong một buổi chợ thì ở đó có những điều được điều không được, và đó là bản chất thật sự của đời sống. 

Thì, có một khuynh hướng cố hữu trong mỗi chúng ta là đối diện với rất nhiều trường hợp, trong những trường hợp chúng ta không hài lòng, hay gặp phải một việc gì bực bội thì thường hay tìm một người để qui trách để đổ lỗi tại vì sự đổ lỗi đó có khi làm chúng ta hả dạ nguôi ngoai cơn giận. Như lúc còn nhỏ , nếu chúng ta chạy lỡ vấp phải ghế rồi té và người lớn thường lấy roi đánh vào cái ghế đó để làm hả dạ chúng ta. Chúng ta thường tìm một đối tượng một người nào đó để làm vật thế thân và trút cơn giận lên người đó. 

Nhưng với Đức Phật và với chư vị thánh nhân giải thoát thì thái độ đó là một thái độ rất trẻ con, làm sao có thể sống ở trong kiếp trầm luân như một người nhuộm vải mà tay không bị dính màu, làm sao mà tay không dính màu được, chuyện đó là chuyện chắc chắn phải có, đã lăn lộn ở trong cõi hồng trần này thì cái vui cái buồn cái phiền não là một việc chắc chắn không thể nào không có được. Điều này nó cũng soi sáng cho chúng ta một ý nghĩa rất quan trọng là cái thấy chân chánh nó dẫn đến giải thoát và sự giải thoát đó vượt xa tất cả những giá trị khác về đạo đức về luân lý về quả chứng. Cho dù mình ở địa vị nào, cho dù chúng ta là ai và cho dù chúng ta học thức đến đâu đi nữa mà cái thấy của chúng ta không được toàn diện, cái biết của chúng ta không được tinh xác, thì chúng ta rất khó tiêu hoá và rất khó để có thể đón nhận điều trái ý nghịch lòng, mà có thể chúng ta lại là một người tự mình là nạn nhân và làm cho người khác cũng trở thành nạn nhân của cái nhìn hết sức lệch lạc của cuộc sống.

Trong đời sống hàng ngày của chúng ta những người phàm nhân, nếu có ý thức thật sự trong sáng, thật sự rõ ràng thì chúng ta cũng sẽ hoá giải được rất nhiều phiền muộn . Có thể là chúng ta phiền muộn nhưng sau đó nếu khéo nghĩ khéo suy tư khéo vận dụng trí tuệ của mình thì chúng ta sẽ thấy giảm thiểu được rất nhiều sự phiền não bực bội bởi vì chúng ta nhìn vấn đề một cách thông suốt. 

Trong cuộc sống luân hồi này nói đến nghiệp quả phiền não, không những chỉ nói đến nghiệp quả phiền não mà nói đến bao nhiêu cái ràng buột chi chít của vòng sinh hoá mà trong vòng sinh hoá đó hoàn toàn mờ mịt với chúng ta. Nói một cách mang máng thì chúng ta là người tạo rất nhiều nghiệp ở trong quá khứ mà trong số nghiệp đó có cả nghiệp thiện lẫn bất thiện. Và dĩ nhiên,  nghiệp bất thiện nhiều hơn là nghiệp thiện. Nghiệp thiện thì thỉnh thoảng chúng ta mới có nhân duyên làm và việc bất thiện thì vô số. Chúng ta có cả một kho tàng vừa là tài sản vừa là thuốc nổ tai họa, chúng ta thừa tự cái nghiệp của mình tức là chúng ta kê vai gánh cả quá khứ một cái quá khứ mà không thể giải thoát dễ dàng được, và cái gì chúng ta đã tài bồi ở trong quá khứ dù là công đức dù là thiện nghiệp lớn đến đâu thì nó vẫn khó so sánh được với nghiệp bất thiện mà chúng ta đã tạo. Hãy nhìn trong đời sống hàng ngày, chúng ta có cả một quá khứ mà mình rất mơ hồ nhưng chúng ta tin chắc biết là có kiếp quá khứ, không phải một kiếp mà vô lượng kiếp quá khứ, với bao nhiêu nghiệp quả và nó sẵn sàng để trổ.

Một người hiểu như vậy thì người đó sẽ viễn ly thế gian và hướng cầu giải thoát. Sự hướng cầu giải thoát nói lên một ý thức rất rõ ràng về tại sao cuộc sống lại có nhiều hệ lụy như vậy, tại sao cuộc sống có nhiều thương đau như vậy. 

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Hầu như chúng ta ít có nghĩ rằng những tật xấu nhỏ như vậy có ảnh hưởng đến trong đời sống chúng ta, nhưng qua cái nhìn của Đức Phật thì tật xấu chỉ nhỏ, nhưng nó thường xuyên xảy ra trong đời sống và trở thành một phần quan trọng trong đời sống, lập đi lập lại hầu như ngày nào cũng có, nó sẽ hướng tâm tư của chúng ta đi về một cảnh giới khác hoàn toàn.

TT Giác Đẳng - Ưa tìm lỗi xấu - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Một Ông Phật

Ở Tokyo vào thời Minh Trị có hai Thiền Sư nổi bậc với hai cá tính trái ngươc hẳn nhau . Một người tên là Unsho , một đại sư ơ Shingon , Unsho giữ giới luật của Phật một cách nghiêm chỉnh . Unsho không bao giờ uống rượu dù chỉ một giọt nhỏ , cũng không dùng cơm sau mười một giờ vào buổi sáng . Một người khác tên là Tanzan , là một giáo sư triết học ở Ðại học Hoànggia Nhật , không bao giờ để ý đến giới luật . Khi nào thích ăn , Tanzan ăn và khi nào thích ngủ ngày , Tanzan ngủ .
Một hôm Unsho đến viếng Tanzan , nhằm lúc Tanzan đang uống rượu , mặc dù lưỡi của một Phật tử thì không được nhiễm một giọt nhỏ nào cái thứ nước độc hại đó.
Tanzan đón mừng Unsho :
_ “ Ồ chào sư huynh . Anh có uống rượu không ?”
. Unsho nghiêm giọng phàn nàn :
_ “ Tôi không bao giờ uống rượu “.
Tanzan nói :
_ “ Một người không biết uống rượu không phải là người “.
Unsho nổi sùng kêu lên :
_ “ Anh muốn bảo tôi bất nhân .
Ðúng . Bởi vì tôi không dầm mình trong những thứ nước độc ấy ! Rồi nếu tôi không là người , tôi là cái gì ?”
Tanzan tươi cười đáp :
_ “ Một ông Phật “

Chuyện Xưa Tích Cũ - Người ăn khỏe nhất nước Nam


NGƯỜI ĂN KHỎE NHẤT NƯỚC NAM
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Vào thời Lê mạt vận, ở làng Tiên Châu huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, có một người vạm vỡ, vai u thịt bắp, mạnh khỏe ít ai bì. Nhà lại nghèo, nhưng ăn uống thì thật là khỏe, mỗi bữa ăn sạch một nồi bảy cơm mà vẫn chưa no. Vì ăn mạnh như cọp nên người ta đặt tên anh ta là Lê Như Hổ.
Vì nhà nghèo nên lúc trưởng thành Lê Như Hổ phải đi ở rể tại làng Thiện Phiến. Nhà vợ chưa biết sức ăn của Như Hổ nên mỗi bữa chỉ cho ăn một nồi ba cơm. Ăn đói thành ra Như Hổ làm biếng học, lại bỏ phế cả công việc hàng ngày. Cha vợ thấy thế liền hỏi cha ruột của Như Hổ: -Trước kia tôi nghe nói con trai ông hiếu học lắm mà, vậy sao từ khi nó về nhà tôi, cứ lơ lơ lửng lửng như người ốm, cứ tìm chỗ ngủ chớ không học hành gì cả, có lạ lắm không?
Vốn biết sức ăn khỏe của con, cha Như Hổ bèn hỏi sui gia: -Từ khi cháu về nhà ông, ông cho ăn uống thế nào?
Ông này đáp: -Mỗi bữa một nồi ba cơm.
Cha Như Hổ mới nói: -Như vậy không được, nhà tôi nghèo rớt mồng tơi đây mà mỗi bữa tôi còn cho nó ăn một nồi bảy cơm, nó lại kêu đói, huống hồ là nồi ba, chẳng trách nó đâm ra lười biếng.
Cha vợ Như Hổ muốn rõ thật hư thế nào, bèn trở về cho Như Hổ ăn đúng một nồi bảy cơm.
Mẹ vợ Như Hổ thấy vậy liền nói: -Ông khéo kén được rể quý quá. Làm việc học hành chẳng ra cái gì cả, chỉ được có cái ăn khỏe mà thôi. Hạng người chỉ biết ăn cho nhiều thì còn làm nên gì được mà mình hòng nở mặt, nở mày với thiên hạ.
Cha vợ mới trả lời: -Bà đừng có lo, hễ nó ăn mạnh, tức nó làm công việc mạnh hơn người, để rồi bà nó xem.
Mẹ vợ không tin bảo: -Nếu nó mạnh hơn người thì tôi có vài mẫu ruộng kia đầy dẫy cỏ, ông hãy bảo nó dọn thử cho tôi xem.
Như Hổ nghe mẹ vợ bảo như vậy, đợi sáng hôm sau, vác dao phát cỏ ra ruộng. Đến chỗ cây đa to có bóng mát, Như Hổ thấy buồn ngủ liền nằm xuống đánh một giấc ngon lành. Lúc đó, bà mẹ vợ đi chợ về ngang cây đa, thấy Như Hổ nằm ngủ ngáy pho pho, bà ta điên tiết, đi riết một hơi về nhà, kêu chồng mà nói: -Này ông ra đồng mà xem thằng rể quý của ông, từ sáng đến giờ nó nằm ngủ khò dưới gốc cây đa chớ có làm quái gì đâu. Vậy mà cứ biểu tôi nấu nướng cho nó ăn thật no để nó làm việc. Làm việc gì cái thứ chỉ biết ăn ấy!
Cha vợ cũng giận lắm, cùng mẹ vợ xâm xúi đi ra đồng, định cho Như Hổ một bài học. Chẳng dè, trong lúc mẹ vợ trở về nhà, ở ngoài đồng Như Hổ choàng tỉnh dậy, lấy dao ra phát cỏ. Sức mạnh như thần, nên chỉ trong chốc lát, Như Hổ dọn sách trơn mấy mẫu ruộng cỏ. Cá dưới ruộng chạy không kịp, chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Lúc cha mẹ vợ ra tới nơi thấy ruộng sạch rồi bấy giờ mới thấy rõ tài sức của Như Hổ. Cả hai không còn coi thường Như Hổ nữa.
Đến mùa lúa chín, mẹ vợ nấu cơn với nồi hai mươi cho Như Hổ ăn, rồi bảo đi gọi thợ gặt lúa. Như Hổ được ăn no liền xin ra đồng để gặt khỏi phải kêu công thợ. Đó rồi Như Hổ lấy một cây tre làm đòn xóc, và đem liềm hái, thừng chạc ra đồng. Vừa được nửa buổi. Như hổ đã gặt xong hai mẫu ruộng, bó làm bốn bó xỏ đòn cân quảy về. Cha mẹ vợ thấy đều vui lòng hả dạ. Từ đó ngày nào cũng cho Như Hổ ăn uống no nê.
Mỗi năm vào độ mùa xuân, làng bên cạnh có tổ chức hội đánh vật. Năm đầu dự tranh đánh ngã tất cả các tay đô vật danh tiếng. Năm sau và những năm kế tiếp Như Hổ vẫn giữ chức vô địch môn đô vật.
Năm ba mươi tuổi. Như Hổ bắt đầu nổi tiếng văn hay chữ tốt. Đời Quảng Hòa nhà Mạc, Như Hổ thi đỗ tiến sĩ, bấy giờ có ông Nguyễn Thanh cũng thi đỗ cùng khoa với Như Hổ. Nhân lúc nói về gia thế mình, Nguyễn Thanh bị Như Hổ đùa bỡn như vầy: -Cơm gạo nhà bác chỉ đủ cho tôi ăn một tháng là sạch nhẵn.
Nguyễn Thanh cười đáp: -Bác nói khi quá, dầu bác ăn khỏe đến bực nào, tôi cũng đủ sức đãi bác trọn ba tháng.
Như Hổ cười to bảo: -Bây giờ bác thử đãi tôi một bữa xem sao.
Nguyễn Thanh không tin Như Hổ ăn nhiều nên hẹn ngày mời Như Hổ đến huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa là quê hương của mình để đãi.
Đúng ngày hẹn, Như Hổ tới nơi, Nguyễn Thanh vì bận việc quan nên quên khuấy, không có mặt ở nhà để tiếp đãi bạn. Như Hổ liền nói với vợ Nguyễn Thanh: -Tôi là bạn của quan Nghè đây, nhân có việc quan đi qua đây, có ba mươi người gia nhân theo hầu, vậy xin phu nhân cho một bữa cơm, thì tôi cám ơn lắm.
Vợ Nguyễn Thanh tin bằng lời, sai người ở làm thịt một con heo, dọn sáu mâm cơm đem ra. Như Hổ bèn bảo người ở của Nguyễn Thanh: -Chú đi gọi bọn gia nhân của tôi vào đây.
Người ở đi tìm chẳng thấy tên gia nhân nào cả. Lúc trở về lại thấy Như Hổ ngồi ăn một mình mà hết cả một con heo và sáu mâm cơm. Ăn xong Như Hổ để lời cảm tạ rồi ra đi.
Xế chiều, Nguyễn Thanh về nhà, vợ thuật chuyện: -Bữa nay có một người nói là quen với mình, nhân việc quan đem nhiều gia nhân đi qua đây, nhờ tôi dọn cho một bữa cơm, tưởng là thật, tôi làm cho một con heo, dọn sáu mâm cơm, té ra chỉ có một mình người đó ngồi ăn, trong chốc lắt hết sạch một con heo và sáu mâm cơm, chẳng khác nào quỷ đói.
Nguyễn Thanh hỏi về hình dáng, vợ tả sơ qua, ông biết ngay là Lê Như Hổ nên nói: -Đó là bạn của tôi cùng đỗ một khoa, lúc trước có hẹn đến chơi, lỡ bận việc quan tôi quên mất, thế nào người đó cung trách tôi sai hẹn.
Sau đó Nguyễn Thanh nhân có việc, đến làng Tiên Châu, ghé thăm Như Hổ. Như Hổ bèn sai người nhà làm thịt hai con heo, thổi bốn mâm xôi, dọn ra hai bàn, mỗi bàn một con heo hai mâm xôi. Một bàn đãi Nguyễn Thanh còn một bàn dành riêng cho Như Hổ.
Nguyễn Thanh thì chỉ ăn hết một phần tư con heo, một góc mâm xôi. Còn Như Hổ ăn hết sạch một heo hai mâm xôi, lại ăn thêm một góc xôi và nửa con heo ở bàn bạn.
Nguyễn Thanh thấy vậy thất kinh, nói rằng: -Ngày xưa, ông Mộ Trạch có tiếng là ăn khỏe nhứt. Vậy mà cũng chỉ hết mười tám bát cơm, mười hai bát canh là cùng. Nếu ông ấy sanh đồng thời với bác thì cũng phải kém xa đến ba bực.
Đã ăn khỏe như thế, Như Hổ còn có tài phò vua giúp nước, về sau được phong làm Lữ Quốc Công, rồi về trí sĩ, đến bảy mươi hai tuổi mới mất.
Nói về Như Hổ, người đời cho rằng: đó là người ăn khỏe nhất nước Nam.

Chuyện cười trong ngày

Cho hợp hoàn cảnh

Một cô gái tóc vàng đến tìm ông thợ giày nhờ cưa bớt gót của đôi giày cao gót. Ông thợ giày đồng ý làm.

Một tuần sau, cô gái trở lại hỏi ông thợ giày:

- Bác có còn giữ hai chiếc gót giày đã cưa không?

Ông thợ giày ngạc nhiên:

- Để làm gì?

- Cháu nhờ bác gắn lại hai chiếc gót vì cháu đã thay đổi bạn trai. Anh này cao hơn người bạn trước rất nhiều!

Monday, February 24, 2014

Ngày 24-2-2014 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Trong kinh thường đề cập tới quả phúc của một người tu tập (như trì giới) là "tiếng lành đồn xa".

Hỏi: Trong kinh thường đề cập tới quả phúc của một người tu tập (như trì giới) là "tiếng lành đồn xa".  Điều đó có thật sự đáng hoan hỷ với người tu tập?

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 15-1-2014, Minh Hạnh chuyển biên

TT Pháp Tân: Có hai loại phước: phước hữu lậu và phước vô lậu hay còn gọi là công đức hữu lậu và công đức vô lậu. Mục đích của Đạo Phật tu tập là để đạt đến sự giải thoát cứu cánh  phạm hạnh

 Và ở đây chúng ta thấy rằng, một vị hành giả tu tập trong cả trọn đời của mình hoặc là từ nhiều kiếp mình tu tập thì vị hành giả không ngừng bổ túc ba la mật, không ngừng nghỉ tạo các công đức thiện sự khi có được sự tinh tấn có được chí nguyện có được nhiều yếu tố phụ thuộc khác để vị ấy có thể thành tựu con đường phạm hạnh thì phải đòi hỏi cái vị đó trải qua nhiều công phu tu tập, nhiều pháp độ ba la mật được thực hành một cách trọn vẹn được vun bồi các thiện nghiệp trong đó bao gồm cả phước hữu lậu cũng như là phước vô lậu.

Chúng ta nói về một người giữ giới tốt đẹp thì có được 5 quả báu: thu hoặch được tài sản, tiếng lành đồn xa, dạn dĩ trước hội chúng, tâm được yên tịnh hoặc là sau khi lâm chung sanh vào cảnh giới an vui. 

Thì trong 5 quả báu có một điều là một vị giữ giới thì sẽ được tiếng lành đồn xa. 

Ở đây, giữ giới cũng có nhiều mức độ nhiếu cấp độ, bậc thượng, bậc trung rồi bậc hạ. Một vị tu tập trong đời sống phạm hạnh thì mục đích tu tập không phải chỉ thành tựu ở giới. Trong bài kinh "Lõi Cây" Đức Phật Ngài  có ví dụ là một người đi tìm lõi cây thì không phải là người đó chỉ thấy được vỏ cây, hay là giác cây ngoài, giác cây trong thì người đó thoả mãn  hay tự mãn với  điều mình có được, cũng như Đức Phật Ngài dạy không phải trì giới được tốt đẹp được mọi người ca ngợi  khen tặng rồi mình dừng lại ở tại đó, mà mục đích của người đi tìm lõi cây là tìm làm sao cho ra được lõi cây tức là đạt được cái cứu cánh của phạm hạnh, tức là thành tựu Giới Định và Tuệ. 

Và muốn tuệ có định thì vị đó phải thành tựu về giới. Nhưng giới không phải là mục đích cuối cùng mặc dù công phu của vị đó đạt thành tựu về giới là chúng ta thấy không phải là dễ dàng.

Một người thành tựu về giới thì có Tứ thanh tịnh giới:
 1) Biệt biệt giải thoát thu thúc giới.
2) Lục căn thu thúc giới.
3) Chánh mạng thu thúc giới .
4) Quán tưởng thọ vật dụng giới.

Thì vị đó thành tựu về giới nhưng khi thành tựu về giới vị đó không phải là thỏa mãn hay là tự mãn với những thành quả mình đã làm được cho nên người khác mà khen tặng thì chuyện đó là chuyện mà tất nhiên giống như câu người xưa họ nói: "Hữu xạ tự nhiên hương". Người giữ giới được được tốt đẹp hay tu hành tốt đẹp thì tự nhiên là tiếng lành đồn xa. Trong kinh Pháp Cú Đức Phật Ngài dạy: mùi hương của các loài hoa mùi hương bay ngát khắp phương nhưng cũng chỉ có giới hạn, nó chỉ tỏa ra một không gian nhất định nào đó thôi chứ không thể bay hết cả tứ phương không thể bay lên cõi trời. Nhưng, một người giữ giới trong sạch được trời người đều khen tặng hương đó bay tỏa khắp cõi trời cõi người ở đâu cũng có thể nghe dầu là vị đó ở thâm sơn cùng cốc, ở một nơi thâm sâu lắm không ai bước tới nhưng vị đó do giữ giới trong sạch tiếng thơm bay đồn vang bay lên cõi trời. Nhưng mục đích của vị đó không phải chỉ thành tựu ở giới  mà thành tựu ở định và thành tựu ở tuệ.

Mục đích của đời sống tu tập là đạt được cứu cánh phạm hạnh. Tu tập làm sao để loại bỏ phiền não. Thì căn nguyên của phiền não chính cội rễ đưa đến luân hồi. Nhưng, người tu tập thì làm sao tu để Giới và Định được tốt đẹp được thành tựu thì vị đó mới có thể cắt đứt được phiền não, thành tựu cứu cánh phạm hạnh.

Chúng ta thấy rằng khi nói đến 5 quả báu của người giữ giới trong đó có quả báu là được tiếng lành đồn xa. Các vị hiền triết, các vị thánh tăng thì thành tựu được giới ,còn đối với những người phàm tăng thì đã và đang làm cho mình được thanh tịnh thành tựu về giới, thì như vậy, con đường phạm hạnh không phải là dừng lại ở chỗ nào đó, hay là được người ta khen không phải vì vậy mà mình dừng lại, người ta chê cũng không phải vì vậy mà vị đó buồn, khen chê là việc của cuộc đời. 

Trong đời sống phạm hạnh là để làm sao đạt được thành tựu con đường phạm hạnh tức là nhờ tu tập Giới trong sạch, Định được viên mãn, Tuệ được viên mãn thì vị đó mới có thể thành tựu được cứu cánh phạm hạnh. Cho nên ở đây, với tiếng lành đồn xa giống như câu "hữu xạ tự nhiên hương" vị ấy không phải dừng lại ở chỗ đó mà ở chỗ là đi tìm lõi cây không phải tìm vỏ cây ở bên ngoài cũng không phải là tìm nhánh lá ở bên ngoài không phải là tìm cái giác ở bên ngoài, mà mục đích của vị đó là tìm lõi cây thành tựu được quả giải thoát trong tương lai mà một vị tu tập theo Đạo Phật muốn đạt được ./.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Khi nói đến Tăng theo qui ướt từ bốn vị Tỳ kheo trở lên đó là một hình thức khác, nhưng nếu chúng ta đọc kỹ lại ân đức Tăng thì chúng ta sẽ thấy ngụ ý của Đức Phật Ngài dạy gì, " tự thân mình thấy pháp, hành pháp không buông lung, ấy là bậc trì pháp". Nếu chúng ta thấy một người Phật tử đi chùa làm phước trai Tăng, mà trong thái độ cúng dường trai Tăng tạo phước của những người này thật sự sống trọn vẹn thì những người đó mới duy trì giáo pháp, còn những người chỉ khuyến khích người khác bố thí mà không làm được việc đó thì vị này chỉ sống hờ thôi, chứ không có thật sự sống, hay hoặc giả một người có thể sống một ngày bát quan trai và họ hết sức an lạc với ngày bát quan trai đó, hoặc giả họ đi một khoá thiền, và họ tìm thấy rằng ở trong Đạo Phật ngoài kinh điển ra thì còn có gì để áp dụng trong đời sống hàng ngày, nên chính những người hành pháp là người làm cho Phật Pháp được hưng thịnh, hưng thịnh ở đây là hưng thịnh ở trong lòng họ trước hết, và trong cái sự hưng thịnh đó mới có khả năng truyền đạt đến cho người khác. Đức Phật Ngài nói bậc trì pháp ở đây được bao gồm cả hai phương diện, về phương diện tự thân và luôn cả phương diện đối với tha nhân, tức là tự bản thân mình đã là một người sống trong pháp gìn giữ chánh pháp ở nơi tự thân mình và còn duy trì được chánh pháp ở trong cách nói chung.

TTGiác Đẳng - Giáo Pháp cần thực chứng - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Dấm Của ToSui


Tosui là một Thiền sư đã bỏ hình thức những ngôi đền để sống dưới gầm cầu với những kẻ ăn mày. Khi Tosui quá già, một người bạn chỉ cho Tosui cách kiếm sống mà không phải đi xin.

Người bạn chỉ cho Tosui lượm gạo để làm dấm. Tosui làm dấm kiểu này cho đến khi ông qua đời. Trong khi Tosui làm dấm, một người ăn mày biếu ông một bức tranh Phật. Tosui treo nó lên vách lều và ghi vào cạnh bức tranh :

“ Thưa ông Phật A di đà : cái phòng này chật hẹp lắm. Tôi có thể để ông ở lại đây nhất thời. Nhưng xin ông đừng có nghĩ rằng tôi cầu cạnh ông để ông giúp tôi được tái sanh nơi thiên đàng của ông đấy nhé.”

Chuyện Xưa Tích Cũ - ÔNG CỐNG QUỲNH TIẾP VUA VÀ SỨ TÀU


ÔNG CỐNG QUỲNH TIẾP VUA VÀ SỨ TÀU

Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Cái tài ứng đáp của ông Cống Quỳnh như thế nào, tưởng phần đông những người có đọc chuyện xưa tích cũ đều biết. Chẳng những Cống Quỳnh làm cho vua quan ta thời đó phải kính phục, mà cho đến sứ Tàu cũng phải lắc đầu bái phục. 

Một lần nọ, phái đoàn sứ giả nước Tàu sang nước Nam để nhắc lễ cống, họ có mang theo mọt khúc cây sơn phết rất đẹp, dâng lên vua nước Nam xem, rồi đố vua và các quan ta biết là cây gì.

Lúc bấy giờ, vua và quan ta đều cầm khúc cây lên xem một lượt, họ lấy làm khó đoán vì chẳng ai biết cây gì mà nói trúng tên. 

Thói thường, cách đố chơi như vậy của sứ Tàu là điều điếm nhục cho triều đình ta, nếu không có tài đoán ra. Vua ta và triều thần đều lấy làm bối rối, sứ Tàu chỉ hạn kỳ có ba ngày, mà mất hai ngày rồi, chẳng có ai tìm biết được cây gì. Họ đinh ninh thế nào cũng bị sứ Tàu cười đùa chế nhạo. Đang lúc bối rối, có người nhớ đến ông Cống Quỳnh, liền tâu với vua xin với ông đến. 

Ông Cống Quỳnh đã nghe biết chuyện, nhưng vẫn làm như chẳng hay biết gì. Để cho bá quan thuật chuyện xong, Cống Quỳnh bảo đem khúc cây ra. Ông cầm thử thì thấy nhẹ hỏng khác hẳn những thứ cây thường. Dùng dao chẻ ra thì thấy nhiều sớ ít thịt, đem thả xuống nước thì trôi băng băng. Cống Quỳnh liền cười ha hả, bảo gọi sứ Tàu đến, rồi ông ứng khẩu nói lên mấy lời: -Còn nước con no con mập, hết nước con ốm con gầy. Tức là cây gòn 1. 

Sứ Tàu đều lắc đầu le lưỡi bái phục tài xét đoán của Cống Quỳnh. 

Một lúc nọ nghe vua than, chẳng biết ăn món gì cho ngon miệng. Trong hoàng thành thì sơn hào hải vị, khô lân chả phụng chẳng thiếu một món gì. Đã vậy, bá quan ngày càng đều tìm của lạ dâng lên vua, vậy mà vua xứ kêu là ăn không được. 

Bấy giờ, Cống Quỳnh nghĩ ra một mẹo. Liền viết thơ mời vua đến nhà mình ăn trứng đá, mà Cống Quỳnh cam kết rất ngon miệng. 

Vua lấy làm lạ quá, thuở giờ đá làm gì có trứng, tại sao Cống Quỳnh có trứng đá để làm món ăn? Tuy hoài nghi, nhà vua cũng chịu khó vi hành đến nhà Cống Quỳnh để xem món lạ. 

Cống Quỳnh liền cho bắc một cái chảo thật to, đem một hòn đá tảng đặt vào chảo và đổ nước thật đầy, đậy nắp lại đoạn bảo quân hầu vua nổi lửa lên đun. 

Lò lửa đặt ở giữa sân, hai bên có hai chiếc ghế dùng để cho vua và ông Cống Quỳnh ngồi. 

Trong lò lửa cháy phừng phừng, nước sôi ồn ào. Thỉnh thoảng vua hỏi Cống Quỳnh: -Trứng đá ở đâu? 

Cống Quỳnh đáp: -Ở trong hòn đá đang nấu. 

Vua hỏi: -Chừng nào trứng đá mới nở? 

Cống Quỳnh đáp: -Còn lâu. 

Từ giờ thìn đến giờ ngọ, nhà vua ngồi đợi sốt cả ruột, thỉnh thoảng lại hỏi: -Chừng nào trứng đã mới nở? 

Cống Quỳnh thản nhiên đáp: -Còn lâu. 

Cứ như vậy từ giờ ngọ đến giờ mùi rồi sang đầu giờ thân. Nhà vua đói rã ruột, mặt mày bí xị mà không thấy món trứng đá dọn ra để ăn. 

Ở giữa sân, cái chảo nấu hòn đá cứ sôi sùng sục. Cống Quỳnh thì thản nhiên ngồi đọc sách, mặc cho nhà vua nhăn nhó kêu đói bụng. 

Đợi lúc nhà vua đói lả rồi, Cống Quỳnh mới bảo gia nhân dọn ra một mâm cơm chỉ có nước tương và rau luộc, đoạn tâu với vua: -Trong lúc chờ đợi trứng đá nở ra, xin bệ hạ ăn tạm vài bát cơm đỡ đói. 

Nhà vua đang đói nên thuận ăn ngay. Dầu cho bữa cơm chỉ có rau luộc với nước tương, nhà vua ăn cũng ngon lành, hết bát này đến bát khác, chẳng bao lâu nồi cơm hết sạch. 

Đợi nhà vua ăn xong, Cống Quỳnh hỏi: -Bệ hạ ăn có ngon miệng không? 

Nhà vua thật tình đáp: -Ngon lắm. Từ trước tới giờ, trẫm mới được ăn một bữa ngon miệng nhất. 

Cống quỳnh cười ha hả, bảo dẹp cái chảo nấu đá, rồi nói với nhà vua: -Bệ hạ đã được hài lòng rồi đó, còn đợi món trứng đá làm gì. 

Nhà vua vẫn hỏi, món trứng đá chừng nào mới có, Cống Quỳnh cười ngất rồi bảo còn lâu. Bấy giờ nhà vua mới biết Cống Quỳnh bỡn cợt mình. Tuy vậy, được một bữa ăn ngon miệng, nhà vua không phiền mà còn khen Cống Quỳnh là tay cao mưu, nhiều bản lãnh.

--------------------------------
1 Có sách chép là: “Còn lúa con ăn con mập con béo. Hết lúa con ăn con ốm con gầy.” Tích chuyện “Trứng Đá”, cũng có sách chép với tựa là “Đại Phong”, dịch nghĩa gió lớn rồi nói láy là “lọ tương.”

Chuyện cười trong ngày

Sao đã vội chết

Một ông thầy lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một ông lão đột ngột lại hỏi:

- Lão nghe thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi được mấy đám rồi?

Ông lang quả quyết đáp:

- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi là chữa khỏi hết.

Ông lão cau mặt nói:

- Thầy quên rồi à? Thầy bảo thằng cháu nhà tôi uống thuốc của thầy một năm thì khỏi, sao nó mới uống được ba tháng đã chết?

Ông lang xua tay nói:

- Rõ ràng tại cậu nhà không chịu nghe lời tôi. Tôi bảo uống thuốc một năm, sao mới uống ba tháng đã vội chết? Cứ uống thuốc đủ năm, xem có khỏi không nào?

Sunday, February 23, 2014

Ngày 23-2-2014 Suy Niệm Trong Ngày

Phật Học Vấn Đạo - Chúng ta nên làm quen với cách nhìn của Nhân Quả

Hỏi: Chúng ta nên làm quen với cách nhìn của Nhân Quả

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng: Chúng ta thường nghe trong nhân gian có một câu thành ngữ để chỉ một người có kiến văn quảng bác  "người thấy xa hiểu rộng". Một người thấy xa, giống như một người đánh cờ có thể thấy trước năm bảy nước cờ. Hiểu rộng, có nghĩa là có một kiến thức tầm cỡ thấy nhiều việc, học được nhiều môn, và có tiếp xúc rộng rãi trong cuộc đời. Một phương diện căn bản Đạo Phật nói đến một người trí là người thấy xa hiểu rộng, tầm nhìn của vị đó dựa trên tinh thần Nhân Quả. Tinh thần Nhân Quả là một điều cho chúng ta hiểu rằng những sự việc ở trong thế gian này không phải cái gì chúng ta nhìn trước mắt nghĩa là chúng ta hiểu hết câu chuyện. Cái mà chúng ta hiểu trước mắt chỉ là một phần câu chuyện mà thậm chí là hiểu một phần rất nhỏ của câu chuyện. Tương tựa như chúng ta nhìn một đóa hoa đẹp, đóa hoa đẹp đó có thể là muôn sắc muôn màu hết sức rạng rỡ, nhưng sự kết thúc của cái đẹp đó chúng ta không thấy được, đời sống của một kiếp người cũng vậy.

Tại Hoa Kỳ có ngành học gọi là Criminal Psychology tức là ngành học gọi là "Tội phạm học", trong những quyển viết về tội phạm học có ghi một trường hợp đó là những người có hành vi tội ác trong cuộc đời thường họ chỉ nghĩ đến cái vị ngọt, họ nghĩ đến cái gì gọi là khoái lạc, họ nghĩ đến cái gì làm cho họ thoả mãn. Như trường hợp chúng ta đang ấm ức trong lòng điều gì mà chúng ta có thể tuông ra hết những ấm ức của mình thì trong lúc đó chúng ta cảm thấy trong lòng rất là khoái, ở trong lòng rất là sung sướng để mình có thể tuông ra những lời nói mà mình vốn bình thường không bao giờ nói đến. Nhưng lúc  có thể nói hết, sau đó chúng ta lại hối hận là mình đã lỡ nói những lời như vậy. Hình như khuynh hướng chung của tất cả chúng ta là luôn luôn đi tìm một sự thỏa mãn ở giây phút nào đó.

  Không may cho những người làm những ác nghiệp là những người này nhất thời chỉ thấy được cái mặt ở bên ngoài, và ngay cả cái mặt đó đôi lúc người ta cũng không ý thức rằng cái tâm bất thiện để làm những việc bất thiện đó nó cũng nông nỗi, nó cũng nóng nảy, nó cũng phiền lụy không kém.

Do vậy một việc chúng ta phải ghi nhận ở tại đây là đối với những người ác cái nhìn của họ nó rất là hạn hẹp, rất là cục bộ, không nhìn xa chỉ nhìn thấy nhất thời cái gì trước mặt mà thôi. 

Nên chi, thì giờ nào chúng ta có được để suy tư và đặc biệt là để làm quen với cách nhìn của Nhân Quả, cách nhìn đó không phải chỉ có lợi cho đời này mà có lợi cả cho đời sau, nó là duyên lành rất tốt. Nếu trong cuộc sống này chúng ta tập bắt đầu sống suy nghĩ những gì liên quan đến Nhân Quả, chúng ta thấy được vị ngọt, thấy được nguy hiểm, và thấy được sự xuất ly, thấy vấn đề nó không phải chỉ có một chuyện mà thôi. Như một đứa nhỏ thấy lửa đẹp nó chỉ thích chơi với lửa nhưng không hiểu rằng lửa có thể tạo ra những tai nạn khủng khiếp. Còn khi chúng ta lớn lên rồi thì sự hiểu biết có chừng mực, vấn đề như vậy và bên cạnh đó nó còn có nhiều sự việc khác, chúng ta thấy cả một thế giới này có nhiều thảm kịch xảy ra chỉ vì đơn giản một điều rằng những người tạo nên thảm kịch đó họ chỉ thấy được phần thưởng nhất thời, và phần thưởng đó thật sự không đủ để cho họ phải trả cái giá như vậy.

 Nhưng vấn đề ở đây không phải là nghe đi nghe lại mà vấn đề ở đây là chúng ta có thể tắm gội ở trong những tư tưởng rất gần với lý Nhân Quả, những tư tưởng rất gần với lý Nhân Quả đó thắp sáng được ý thức và ý thức đó hết sức là quan trọng giữa kiếp người vốn nằm ở trong quên lãng này.

Chúng ta rất dễ bị lãng quên, có thể nói là hầu hết đời sống của chúng ta như một đứa nhỏ khi còn nhỏ đi chơi bị đòn thì khóc, đôi khi nước mắt còn ở trên mặt mà đã quên rồi lại bậc cười lại chạy theo bạn bè khác, chúng tôi không biết rằng qúi Phật tử có nhìn thấy tình trạng như vậy của những trẻ em không, có nhiều trẻ em nhập cuộc chơi, mặt mày hí hửng và những giọt nước mắt vẫn chưa khô ở trên má là bởi vì cái vui cái buồn bất chợt, nó chợt đến chợt đi và em đó hoàn toàn không có ý thức được cái gì ở trong cuộc sống này. Ở một chừng mực nào đó thì chúng ta cũng vậy, chúng ta vẫn vui khi mà giọt nước mắt vẫn còn ở trên má của mình, chúng ta vẫn hào hứng nhập cuộc mặc dầu cái đau thương vẫn còn đó và cách đau thương đó vẫn vương vấn ở đâu đó trong tâm tư của mình. Và còn tệ hại hơn nữa là khoảng đường trước mắt đầy chông gai nguy hiểm nó cho chúng ta biết rằng sẽ có nhiều tai hoạ đang chờ đợi, nhưng chúng ta vẫn ưa thích, vẫn vui vẻ, vẫn có kỳ vọng để bước vào cuộc trầm luân. Phải thấy được điều này thì chúng ta mới thấy rằng tại sao một bậc thiện trí ý thức giữa cuộc đời này không có bám víu vào trầm luân sanh tử,  không có cảm thấy rằng mình đang có thể ngủ yên trên đống lửa được. Là bởi vì sao? Bởi vì các vị đó có trí tuệ, hiểu được tại sao Đức Phật dạy rằng đời sống của chúng ta là đời sống bị phủ lấy bởi vô minh, bị phủ lấy bởi một màn đêm tăm tối mà trong đó chúng ta hoàn toàn biết rất ít về bước chân kế tiếp của mình, không biết bước chân đó đưa chúng ta xơ xảy vào một cạm bẫy xơ xảy vào một hố sâu, đạp trên đầu một con rắn độc, chúng ta hoàn toàn không biết được những bước đi sắp tới của mình và cái gì được chúng ta biết được bây giờ đó là vị ngọt của đời sống.

Bởi vì có những người chỉ thấy được vị ngọt, có những người bình tâm hơn thì thấy rằng cuộc sống có vui có khổ nhưng trong cái vui cái khổ này chúng ta hoàn toàn mù tịt về một giải pháp. Cuộc sống hầu như không có giải pháp. Cuối cùng rồi chúng ta chỉ nói được một câu "trời kêu ai nấy dạ" là cuộc sống tới đâu thì hay tới đó chứ chúng ta không biết phải làm thế nào. 

Và một lần nữa chúng tôi nhắc qúi vị một điều rằng trong cái nhìn của một vị Giác Ngộ và trong Phật nhãn của Ngài, Ngài thấy rằng hầu như rất ít những vị tín đồ của các ngoại đạo được sanh về cõi trời, chỉ có một giáo phái duy nhất mà giáo phái đó dạy về Nghiệp, ở trong giáo pháp đề cập về Nghiệp có tín đồ tín đồ sanh thiên. Thì chuyện này là một chuyện rất dễ sợ. Nhưng phải nói rằng trong bất cứ một tôn giáo nào mà không có  căn bản về giáo lý Nghiệp Báo về Nhân Quả thì ở đó không có tín đồ sanh về cõi trời đừng nói chi đến giải thoát. 

Điều này là một điều chúng ta phải suy nghĩ và khi nói đến Nhân Quả thì chúng ta lại nói thêm một việc khác nữa là đề cập đến Nhân Quả, đề cập đến cái nhìn toàn diện về cuộc sống, thì cũng chính ở tại đó Đức Phật Ngài cho chúng ta hiểu rằng mỗi con người phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Và câu nói người ta thường đề cập đến ở bên ngoài là đạo nào cũng dạy làm lành lánh dữ, nhưng làm lành lánh dữ mà vì giáo điều, vì đó là điều răn thì nó khác với làm lành lánh dữ là do dựa trên tinh thần Nhân Quả. Tinh thần Nhân Quả cho chúng ta một ý thức khác hoàn toàn. Đôi lúc qúi vị nhìn thấy quan niệm Nhân Quả ở đây không có hình dáng của Phật, không có hình ảnh của Thượng Đế, không hình ảnh của thần linh, không có quyền phép thưởng phạt.

 Hình ảnh Nhân Quả mà Đức Phật nói ở đây rất giản dị nhưng rất là thiên nhiên, trong cái tự nhiên đó Nhân và Quả như là một định luật như là một điều tự nhiên, không có một vị phán quan, không có một sự phán xét nằm ở giữa, và tinh thần Nhân Quả đó không nói đến một ngày đại thẩm phán, một ngày phán xét của lúc tận thế, mà Nhân Quả ở đây là nhân quả nhãn tiền chúng ta có thể thấy được Nhân Quả đó cũng có thể là Nhân Quả mà nó để lại cả một hậu quả lớn lao về sau này. Nên khi nói về nghiệp nói về Nhân Quả thì khôn cùng, chúng ta không bao giờ có thể hiểu hết vấn đề Nhân Quả trong đời sống này và hiểu như vậy chúng ta trở nên khiêm tốn, hiểu như vậy chúng ta thấy rằng tại sao chúng ta cần đến Phật, hiểu như vậy chúng ta mới thấy tại sao chúng ta cần những giờ phút để chúng ta có thể nghe pháp để chúng ta có thể suy niệm Phật pháp.

Mỗi Ngày Trầm Tư Sanh Tử

Khi mình làm phước hay mình làm việc gì  luôn luôn dựa lên trên một điều như trong A Tỳ Đàm nói "năng duyên và sở duyên". Năng duyên là cái gì có tánh cách tác động và sở duyên là cái gì bị tác động. Ở trong kinh cũng giải thích rằng như trường hợp mình bố thí, tâm mình bố thí mạnh hay yếu sẽ cho quả, nhưng mà rồi nó còn ảnh hưởng bởi một số khác như là vật thí và đối tượng mình bố thí. Trường hợp thù thắng nhất là người bố thí cúng dường là người bố thí bằng tâm tín thành, và người nhận bố thí cúng dường lại là một người tâm trong sạch.

TT Giác Đẳng - Ruộng phước phì nhiêu - Minh Hạnh chuyển biên

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Không Có Yêu Thương Tử Tế

Một bà lão Trung Hoa giúp đỡ một nhà sư hơn hai nươi năm . Bà dựng cho nhà sư một căn lều và nuôi ông ăn uống đầy đủ trong lúc ông thiền định . Cuối cùng bà muốn biết nhà sư đã tiến bộ thế nào trong suốt thời gian qua .
Muốn biết rõ ràng , bà lão đến nhờ một cô gái giàu dục vọng . Bà bảo cô gái :” Hãy đến ông ta và bất ngờ hỏi ông :” Gì nào ?” .
Cô gái dến viếng nhà sư và vuốt ve nhà sư một cách rất tự nhiên rồi hỏi nhà sư đối xử với mình như thế nào .
Nhà sư đáp một cách thơ mộng : _ “ Một cây cổ thụ mọc trên núi đá lạnh lẽo vào mùa đông . Không nơi nào là không ấm áp “ .
Cô gái trở về kể lại tất cả những gì nhà sư đã nói . Bà lão giận dữ than :
_ “ Nghĩ ta đã nuôi dưỡng hắn hai chục năm trời ! hắn không thèm chú ý đến sự đòi hỏi của cô , hắn không có ý định cắt nghĩa điều kiện của cô . Hắn không cần đáp ứng sự đam mê , nhưng ít nhất hắn cũng phải tỏ ra có một chút từ tâm chứ “.
Lập tức bà lão đến đốt rụi căn lều của nhà sư .

Chuyện Xưa Tích Cũ - HỒN TRƯƠNG HOA, MA HÀNG THỊT 1


HỒN TRƯƠNG HOA, MA HÀNG THỊT 1
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Ngày xưa, có người đánh cờ tướng rất cao tay tên là Trương Hoa. Khắp trong vùng chẳng có tay cờ nào đương cự nổi với anh ta. Ngày nọ, có người đánh cờ với Trương Hoa bị anh ta dồn vào thế bí, người này cứ nghĩ mãi mà không gỡ được. Trương Hoa mới nói: -Nước cờ này chỉ có tiên cờ là Đế Thích họa may mới gỡ được, còn người trần thì mong gì. 

Vừa lúc đó có một ông lão ăn mày ghé lại trước nhà Trương Hoa đẻ xin ăn. Ông lão thấy hai người ngồi đánh cờ thì bước lại xem. Biết người kia đang lâm nước bí, ông lão liền xin đi thử để giải bí cho người kia. 

Trương Hoa liền nói với ông lão: -Cờ này chỉ có Đế Thích hiện xuống họa may mới gỡ được, còn ông tài cán đến bực nào mà mong thử. 

Ông lão ăn mày vẫn điềm đạm nói: -Thì ông cứ để tôi thử một nước xem sao. 

Trương Hoa thấy nói mãi, ông lão cũng cứ xin thử, bất đắc dĩ phải nhận lời. Tức thì ông lão ngồi vào bàn cờ đi một nước chẳng những gỡ bí mà còn lần lượt dồn Trương Hoa vào thế thua. 

Trương Hoa vừa giận vừa kinh ngạc nhìn sửng ông lão mọt hồi, đoạn bước xuống đất mời ông lão ngồi lên cao sụp lạy rằng: -Tôi có mắt mà không tròng, lỡ phạm vào bực vĩ nhân mà không hay, vậy xin thứ lỗi cho. 

Trương Hoa lại tiếp: -Tôi chắc chắn ngài là tiên cờ Đế Thích chớ không ai. Vì người thường không cao cờ đến thế đâu. 

Ông lão từ chối mãi, nhưng sau cùng cũng phải nhận mình là Đế Thích vì nghe Trương Hoa nhắc mãi đến tên mình, nên phải hiện xuống để xem tài Trương Hoa đánh cờ cao đến bực nào. Rồi ông lão khen Trương Hoa: -Quả thật anh là tay cao cờ, đáng khen. Cùng một làng cờ với nhau tôi muốn giúp anh một việc. 

Trương Hoa rất vui mừng để nghe lời ông lão nói: -Số anh không thọ, ngày chết của anh đã gần kề, vậy anh hãy dặn vợ anh khi nào anh chết thì hãy thắp hương lên mà vái tên tôi, tôi sẽ hiện đến cứu sống anh lại. Anh hãy nhớ lời tôi đứng sơ sẩy mà vợ chồng không còn gặp nhau nữa. 

Nói đoạn, tiên cờ Đế Thích biến mất. 

Vài hôm sau, Trương Hoa nhớ lời Đế Thích, kêu vợ dặn dò cặn kẻ rồi lâm bệnh mà chết. 

Rủi ro là vợ Trương Hoa mãi lo khóc chồng rầu chồng nên chẳng còn nhớ đến lời chồng dặn dò. 

Tống táng xong xuôi, mãi gần một tháng sau, một hôm vợ Trương Hoa quét dọn trong nhà thấy bàn cờ tướng của chồng mới sực nhớ lại lời chồng dặn dò. Chị ta bèn thắp hương quỳ lại van vái tiên cờ Đế Thích. 

Chỉ trong chốc lát Đế Thích hiện đến, chị ta khóc lóc kể lể sự tình. 

Đế Thích liền nói: -Bây giờ trễ rồi, chồng chị chết đã lâu, da thịt tan rã rồi còn làm sao mà cứu được nữa, lỗi này tại chị mà ra cả, ta còn biết làm sao. 

Thấy Đế Thích muốn bỏ đi, vợ Trương Hoa khóc lóc khẩn cầu, kêu ca xin cứu mạng của chồng mình. Đế Thích còn đang phân vân chưa biết phải làm sao, xảy nghe nói ở bên hàng xóm có anh hàng thịt vừa từ trần. Đế Thích liền bảo với vợ Trương Hoa: -Ta chỉ còn có cách cho hồn của chồng chị nhập vào xác của gã hàng thịt vừa chết bên kia, chị có bằng lòng không? 

Vợ của Trương Hoa nghĩ không còn cách nào hơn nên đành phải bằng lòng. 

Tiên Đế Thích bèn làm phép đem hồn của Trương Hoa nhập vào xác anh hàng thịt. 

Lúc đó, vợ của anh hàng thịt mừng rỡ vì thấy chồng sống lại, song người hàng thịt kia không nhận ra vợ của mình, và xem người xung quanh đều xa lạ. Vừa khi ấy, vợ Trương Hoa đi đến, người bán thịt mừng rỡ chạy ra ôm lấy nhận là vợ của mình. Vợ của Trương Hoa đã hiểu việc làm của Đế Thích, nên cũng nhận người bán thịt là chồng của mình, cùng dắt nhau về nhà. 

Vợ người bán thịt không chịu, chạy ra níu kéo đòi chồng. Hai bên cãi lẫy to tiếng với nhau, sau cùng kéo nhau đến quan để nhờ phân xử. 

Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ thì anh ta chỉ vào vợ của Trương Hoa và bảo không biết vợ của anh hàng thịt. Quan liền hỏi cách làm heo bán thịt thế nào, thì anh ta trả lời không xuôi, đến lúc hỏi việc đánh cờ thì anh ta trả lời xuôi rót. 

Vị quan xử kiện lấy làm khó nghĩ vì hồn người này mà xác người kia, muốn làm hài lòng cả hai người vợ thì phải chia hồn và xác ra, một việc không làm được. Sau cùng, vị quan đành gọi riêng vợ Trương Hoa mà hỏi: -Trong khi chồng chị còn sống có làm điều gì đặc biệt không? 

Vợ Trương Hoa thật tình kể lại chuyện tiên Đế Thích hiện xuống đánh cờ và hứa sẽ cứu Trương Hoa khi chết và hứa đem hồn Trương Hoa nhập vào xác anh hàng thịt thế nào thuật rõ đuôi đầu. Vị quan lại gọi anh hàng thịt vào hỏi, anh ta thuật đúng với lời của vợ Trương Hoa. 

Chuyện đã rõ ràng, nên quan xử cho vợ chồng Trương Hoa đoàn tụ. Người ta bảo “Hồn Trương Hoa, ma hàng thịt.”là do chuyện này.

--------------------------------
1 Có chỗ chép là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt.”