Friday, March 15, 2013

Phật Học Vấn Đạo - tự tử có thể gọi là buông bỏ không


Hỏi: Bên Mỹ con thấy có một vài tôn giáo họ thờ chúa thờ thượng đế, họ nói là sắp tới ngày tận thế và một số họ đã rủ nhau uống thuốc độc quyên sinh, để mong được về với chúa, và con cũng có nghe một vị tu thiền cũng quyên sinh để về tới Niết Bàn. Thì con không hiểu rằng một con người quyên sinh có thể gọi là buông bỏ tất cả không? Kính xin Su từ bi giảng.

(Bài giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp , ngày 18 tháng 02 năm 2008 - Minh Hạnh chuyển biên) 

Sư Trưởng trả lời: Điều này xin trả lời là người nào chưa giai đoạn diệt tận phiền não để chấm dứt khổ đau, người đó nghĩ đến sự đoạn tận quyên sinh thì không là buông bỏ giống như vị A La Hán Thánh Nhân giải thoát, vị ấy còn bị nhiều cái quả khổ về sau. Có những sự giải thích rằng một người tự tử như vậy thì có thể 500 kiếp không được sanh làm người. Còn trong chánh kinh thì chúng tôi có được thấy khi có một vị tỳ kheo Ngài Gocaka dùng dao cắt cổ tự tử nhưng ngay lúc đó thì biết mình chưa phải là vị A La Hán vì thân đau nhức quá, vì nhờ sợ hãi mới biết mình chưa phải là vị A La Hán, vị này cố gắng thực hành cho phát triển thiền quán sẽ được đắc đạo quả ngay trong lúc đó và đắc túc mạng. Thì trước đó Ngài Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất đến thăm biết tự sự, bèn đến hỏi Đức Phật là vị ấy chết sẽ đi về đâu sau khi dùng dao cắt cổ họng tự tử, thì Đức Phật đáp rằng:
"Ai quăng bỏ thân này, không nắm lấy thân sau, dù vị ấy chết cách nào, ta tuyên bố vô tội."
Tức là vị ấy chứng quả A La Hán đoạn triệt phiền não tham ái, chấm dứt mọi khổ đau không còn nhân quả đời sau nữa, vị đó dù chết cách nào cũng tuyên bố là vô tội không có sự khổ luân hồi. Thì như vậy chứng tỏ ai chưa đoạn tuyệt với vô minh tham ái, chưa đoạn trừ phiền não mà vị lại dùng con dao cắt cổ tự tử quyên sinh thì sẽ bị luân hồi đau khổ những kiếp sau, như có những lời giải thích là có thể cả 500 kiếp không được sanh làm người, bởi vì sanh được làm người lại tự hủy hoại sắc thân này, tự giết mình điều này thì lại là quả nghiệp nặng, do đó không thể xem như là buông bỏ như vị A La Hán được

No comments:

Post a Comment