Hỏi: Sự quy-y tam bảo có quy y tướng và quy-y tâm, xin quí sư chỉ dạy thế nào là quy y tướng Thế nào quy y tâm?
. (Bài giảng trong rơom Diệu Pháp, ngày 08 tháng 01 năm 2003 Minh Hạnh chuyển biên)
TT. Trí Siêu trả lời : Một câu hỏi cũng rất đặc biệt, mặc dầu đề tài không phải là đề tài quá cao siêu, nhưng là một đề tài có ích lợi.
Nhưng trước hết thì chúng tôi cũng xin được trình bày ở đây những từ ngữ chúng ta xử dụng, những từ ngữ đó do qui ước và chúng ta tạm sài trong một khái niệm ngôn ngữ. Gọi khái niệm ngôn ngữ chữ ý nghĩa thì không độc nhất với mọi trường hợp. Thí dụ như trong trường hợp chúng ta qui y Tam Bảo, nếu chúng ta chỉ qui y bằng hình thức nhưng tâm của chúng ta thật sự không có sự ngưỡng mộ đối với Đức Phật, hay chúng ta không có tâm thiết tha với chánh pháp, hoặc là không có niềm tin tịnh tín nơi Tam Bảo, thì trong trường hợp này chỉ là quy y bằng hình thức, quy y tướng chứ không quy y tâm.
Chúng ta thấy có những gia đình người cha người mẹ biết Phật pháp rồi dẫn dắt những đứa con vào chùa và khuyên nó quy y Phật Pháp Tăng, vì vâng lời cha mẹ nên nó cũng qui y đối diện trước kim thân Phật và đối diện trước Chư Tăng để thốt lên những lời quy y và chư Tăng truyền ngũ giới cho họ, nhưng sau đó họ trở về nhà thì hoàn toàn họ không có một ý niệm gì về Đức Phật, giáo pháp và Chư Tăng cả, thì trong trường hợp này là quy y tướng chứ không quy y tâm.
Lại nữa trong trường hợp khác, một người đến đảnh lễ Đức Phật, tỏ sự cung kính, đảnh lễ Đức Phật với tâm cung kính và xin qui ngưỡng nơi Ngài, xin qui y nơi Ngài, nhưng người đó giả dụ như thuộc dòng Thích Ca, họ nghĩ rằng Đức Thế Tôn cũng xuất thân là hoàng tộc là đế vương một địa vị cao quí ta nương tựa nơi Ngài để ta có được thế lực lớn, họ với tâm niệm như vậy thì không phải là sự qui y tâm. Mặc dầu đối diện trước mặt Đức Phật họ cũng cung kính bái bạch là con xin quy y Phật đến trọn đời. Trong trường hợp đó chúng ta rất dễ hiểu khi chúng ta nhận thức điều này xuyên qua kinh nghiệm cá nhân bản thân của mình, khi chúng ta đã qui y Tam Baỏ rồi nhưng trong tâm còn nghi ngờ về sự giác ngộ của Đức Phật, hay còn khởi lên tà kiến hiểu lầm chính pháp, hiểu lầm lời dạy của Đức Phật thì xem như là sự bận nhơ tâm quy, thì đó là sự quy y không tốt đẹp, bởi vì chỉ quy y tướng chứ không quy y tâm. Đây là một điều chúng tôi cũng xin phép gợi ý cho các Phật tử chúng ta . Và bây giờ chúng tôi xin phép ngừng ở đây.
No comments:
Post a Comment