Giảng trong lớp Diệu Pháp, ngày 14 tháng 3 năm 2004 - Minh Hạnh chuyển biên
TT Giác Ðẳng trả lời: Đối với các Phật tử có nên quy y nhiều lần để có lại sự tinh tấn lúc ban đầu không?, nếu qui y lại co' cần quy y với vị Tăng co' phạm hạnh hơn vị cũ để tăng thêm niềm tin và tinh tấn không?
Thứ nhất là người Phật tử có nên qui y lại nhiều lần hay không, thì chúng tôi không có câu trả lời dứt khoát cho điểm này, thay vì trả lời câu này trước thì chúng tôi xin trả lời phần sau của câu hỏi. Khi chúng ta quy y Tam Bảo không phải là chúng ta quy y với một cá nhân, mà vị Thầy đó chỉ là vị đại diện cho Tam Bảo để chứng minh cho sự quy y. Người Việt Nam hay nghĩ rằng mình quy y, nghĩa là quy y với Thầy A, Thầy B, không phải như vậy, chúng ta quy y là quy y với Tam Bảo chứ không phải quy y với Thầy A, Thầy B.
Có lẽ vì không giảng giải được rõ ràng, hay vì văn hóa mang tánh cách cá nhân nên người Phật tử Việt Nam thường quan niệm rằng, khi mình quy y thì trọn vị Thầy là Bổn Sư, có nghĩa vị đó sẽ là vị Thầy vĩnh viễn của mình. Thật ra thì quy y Tam Bảo được hiểu theo nghĩa truyền thống người ta chỉ cần quy y một lần mà thôi, và vị Thầy đó là vị Thầy chứng minh cho mình, sau này cho dù rằng vị Thầy đó có hoàn tục hay vị Thầy đóco' thối thất trong sự tu tập thì điều đó' cũng không ảnh hưởng gì với tư cách của người Phật tử đã quy y.
Do vậy chúng tôi xin thưa, trong quan niệm cá nhân dựa trên tinh thần của Phật Pháp, chúng tôi có thể trình bày được ở đây, đó là quí vị đã quy y Tam Bảo, thì nên tưởng nghĩ rằng mình là người có quy y Tam Bảo, và trong trường hợp đó thi` không phải quy y nhiều lần, cho dù vị Thầy đó không phải là vị Thầy xứng đáng, cho dù vị Thầy đó không phải là vị Thầy trong sạch, hay về sau này có những thối thất, thậm chí có hoàn tục đi nữa, thì điều đó không ảnh hưởng gì đến sự quy y của mình. Nói cho cùng thì, vị Thầy đó chỉ là một người làm chứng thôi, chứ không phải là một người sẽ chi phối toàn diện sự tu tập của bản thân.
Do vậy nếu một người hiểu rằng quy y Tam Bảo có nghĩa là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, trong ý nghĩa thật sự là Phật Pháp Tăng, thì người đó không cần phải quy y lại nhiều lần. Còn chuyện tăng thêm sự tinh tấn, chúng tôi không biết sự quy y lập đi lập lại nhiều lần có tăng thêm cho người ta sự tinh tấn hay không. Nhưng người Campuchia có một câu ngạn ngữ rằng; một người trong thời gian ngắn mà đi học với ba vị Thầy thì người đo' không co' khả năng tiến bộ, ý muốn nói rằng nếu chúng ta thường quy y đi, quy y lại, lập đi, lập lại nó có thái độ như bày tỏ sự ngờ vực, bày tỏ sự hoang mang của chúng ta hơn là bày tỏ niềm tinh tấn.
Chúng tôi cũng xin nhắc lại với quí Phật tử một sự việc, tại các quốc gia Phật Giáo Nam Tông, mỗi lần tụng kinh cầu an hay nghe pháp v.v...nhà Sư bao giờ cũng truyền tam quy và ngũ giới và tất cả quí vị đọc theo. Trong lúc truyền tam qui và ngũ giới không co' nghĩa là người Phật tử qui y lại, người Phật tử đọc tam quy và ngũ giới chỉ là một sự xác định niềm tin của mình đối với tam quy và ngũ giới. Vị Thầy đọc, mình đọc theo như vậy không có nghĩa là mình quy y lại, quy y lại có nghĩa là mình bỏ đạo rồi mình trở về với đạo, không phải như vậy, mà mình chỉ đọc lên tam quy tức là mỗi lần buổi sáng quí vị vào trong rơom DiệuPháp, quí vị nghe bài tụng kinh:
Buddham saranam gacchàmi
Dhammam saranam gacchàmi
Sangham saranam gacchàmi
Đó là:
Đệ tử xin quy y Phật
Đệ tử xin quy y Pháp
Đệ tử xin quy y Tăng
Sự quy y đó không có nghĩa là chúng ta trong giờ phút đó chúng ta trở lại với Phật pháp, Phật Giáo, không phải như vậy, hay là chúng ta làm tăng trưởng niềm tin của mi`nh, mà no' chỉ xác nhận rằng cái đo' là chúng ta co' quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
Đồng thời cũng có ý nghĩa rất quan trọng mà chúng ta thường phạm phải đó là tam quy, phạm phải tam quy ở đây tức là chúng ta quy y Tam Bảo rồi, nhưng chúng ta có những sở hành, những việc làm mất đi tam quy của mình. Thật sự với nhiều Phật tử trong quan niệm bên ngoài thì họ quan niệm rằng việc giữ giới quan trọng hơn hết, giới cũng quan trọng, nếu tính là tam quy và ngũ giới thì tam quy là quan trọng hơn ngũ giới. Một người có thể phạm giới thì vẫn còn là một Phật tử, nhưng một người đứt tam quy thì người đó không phải đúng nghĩa là người Phật tử, tam quy rất là quan trọng, và đừng tưởng rằng mình đến chùa lạy Phật nghĩa là tam quy của mình trong sạch, không phải như vậy.
Vi' dụ như nghe trong kinh điển chữ Hán có câu là con xin quy y Phật là không quy y thiên thần quỷ vật. Ði đâu mà chúng ta nghe nói có đền có miễu nào linh thiêng, mình vô mình lạy lục, mình cầu khẩn, những chuyện đó làm cho mình đứt tam quy mà mình không biết. Khi mình quy y Phật, hay khi mình quy y Pháp, quy y Pháp có khi mình qua lại với những người ngoại giáo rồi mình lại có niềm tin sai lạc, rồi mình lại có những chấp trì sai lạc. Thời buổi bây giờ có vô số chuyện người ta mang danh nghĩa Phật Giáo, nhưng không phải Phật Giáo, lấy ví dụ như Pháp Luân Công ở tại Trung Quốc, nghe chữ Pháp Luân Công và nghe những từ ngữ như vậy ,nhưng ngay cả trong Pháp Luân Công người ta cũng minh thị rõ ràng là Pháp Luân Công cóvay mượn ít nhiều tư tưởng của Đạo Phật, nhưng không phải là Đạo Phật, những phong trào như vậy có vô số. Và nếu người Phật tử không khéo thì làm mất đi quy y Tam Bảo của mình.
Những quốc gia như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản hay những quốc gia tam giáo đồng nguyên, người ta xem giữa ranh giới tôn giáo này qua tôn giáo khác không có rõ ràng, nhất là đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão thì người Phật tử ngoài cái việc thọ trì chấp nhận niềm tin Phật Giáo, người ta còn chấp trì thêm một số niềm tin nhân gian hoặc của tôn giáo khác, thì ở đó đôi khi tam quy của mình không được trong sạch, tam quy của mình bị đứt đi và điều này nó là một điều rất trầm trọng, rất nghiêm trọng, chứ nó không phải là tầm thường như chúng ta nghĩ.
Một vị Tăng sĩ, một người Phật tử, nhất là vị sa di mà phạm phải tam qui thì phải trục xuất, và một người Phật tử mà tam quy không trong sạch, có thể không đúng nghĩa của người Phật tử, nên chi chúng ta thỉnh thoảng chúng ta nên đọc tam quy của mình, dầu mình là người xuất gia hay tại gia, và đặc biệt chúng tôi biết xứ Tích Lan trong cái nghi thức tụng niệm hàng ngày bao giờ cũng có câu:
Buddham saranam gacchàmi
Dhammam saranam gacchàmi
Sangham sănam gacchàmi v.v...
Con xin quy y Phật
Con xin quy y Pháp
Con xin quy y Tăng
Khi tụng như vậy mỗi ngày để nói lên tam quy trong sạch của mình và rất đáng buồn một điều về điểm này ở trong sinh hoạt của Phật Giáo, nhất là Phật Giáo Việt Nam mình thường ít ai nhắc đến, một người Phật tử mặc dầu quy y tam bảo thi` lại không quy y Phật Pháp Tăng, mà lại quy y với một ông Thầy, chỉ cá nhân thôi và đến khi dầu có quy y Tam Bảo đi nữa thì niềm tin nó lại không có rõ ràng, Phật cũng tin, quỷ thần cũng tin được.
Quí vị thấy trở ngại ngày hôm nay của chúng ta là thời Đức Phật còn tại thế, thì nói đến Chư Tăng chúng ta nói đến đại chúng Tăng già, tức là nói đến Chư Tăng thì người Phật tử quy y với tất cả, và nói đến Phật thì chỉ có một vị Phật thôi, nhưng mà thời nay, chúng ta ngược lại quy y Tăng thì chỉ quy y cá nhân thôi, cá nhân Thầy A , Thầy B, Thầy đó là bổn Sư của mình, mình là đệ tử Thầy đó, mình chỉ biết Thầy đó, không biết Thầy khác, mà quy y Phật thì lại quá nhiều Phật. Phật thì co' quá nhiều, mà Tăng chỉ có cá nhân, thì đúng là chúng ta tu ngược lại, và cái tu ngược lại có khi rất tai hại, bởi vì sao?, quan niệm truyền thống chúng ta Đức Phật là vị Đạo Sư, hình ảnh của Ngài phải rõ ràng, phải to lớn, phải được minh thị trong đời sống của chúng ta, Đức Phật là ai, Ngài có một lịch sử như thế nào, Ngài hiện hữu trong cuộc đời như thế nào chúng ta phải biết rõ Đức Phật. Nhưng về Tăng thì chúng ta nên quan niệm là đại chúng chứ không nên quan niệm cá nhân. Mình quy y đó là mình quy y với Thầy A, Thầy B, rồi Thầy đó suốt cuộc đời trở thành vị Thầy của mình, hiểu như vậy là chúng ta hiểu không chính xác ở trên phương diện kinh điển. Ðó là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
No comments:
Post a Comment