Sunday, March 31, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Một người đang bịnh mà nói về sự khổ và bất định của thân
Hỏi: Với một người đang bệnh mà nói thêm về sự khổ hay bất định của thân có làm cho tâm người ấy tiêu cực hơn không?
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 03 tháng 3 năm 2008 - Chánh Hạnh chuyển biên)
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 03 tháng 3 năm 2008 - Chánh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng trả lời: Quả thật trong cuộc đời này, tâm lý con người rất phức tạp. Đôi khi có những điều nghe rất hay nhưng thật sự lại không hay, có những điều nghe dường như bị dị ứng nhưng lại rất tốt cho chính bản thân của mình. Chúng tôi có kinh nghiệm vì từ nhỏ ở gần các vị trưởng lão.
Có vị khi nói lúc nào cũng chọn những điều tốt nhất để nói, ví dụ gặp một người bị tai nạn, vị này nói rằng, “ Thường mình tán tài thì tiêu tai, thay vì chuyện đó xảy ra trên xe cộ hay nhà cửa mình hoan hỷ đi, nếu nó xảy ra trên thân mình thì còn phiền nữa”. Vị này luôn tìm cách làm cho người nghe được hoan hỷ.
Có vị không nói như vậy mà các Ngài nói thẳng. Ví dụ gặp chuyện xui gì đó các Ngài nói rằng, “ Cái này do nghiệp của mình” hay “ Mình cũng nên quán nếu cái nào cũng như ý hết thì cuộc đời không còn gì để nói. Do đó mình nên tập quán sự khổ não, sự vô thường, tính bất định của đời sống”.
Có vị không nói như vậy mà các Ngài nói thẳng. Ví dụ gặp chuyện xui gì đó các Ngài nói rằng, “ Cái này do nghiệp của mình” hay “ Mình cũng nên quán nếu cái nào cũng như ý hết thì cuộc đời không còn gì để nói. Do đó mình nên tập quán sự khổ não, sự vô thường, tính bất định của đời sống”.
Ở gần các vị trưởng lão, chúng tôi thấy rằng tất cả đều có ảnh hưởng tốt và những ảnh hưởng không tốt đối với những người Phật tử. Vị trưởng lão đầu tiên , thường nói với tính cách ngọt ngào, vuốt ve, phủ dụ, mang tính cách làm thế nào cho người nghe cảm thấy thoải mái vì họ nghĩ rằng ít nhất họ được may mắn hay được cái này cái kia. Cũng có lợi cho một số người, nhưng một số người bị phản cảm về điều đó. Cũng có những người khác khi được trình bày về điều gì rất thật tình, nói rất trực tiếp, rất thẳng, người này cảm thấy lãnh hội nhiều hơn.
Giống như quý vị dạy dỗ con cái trong nhà, nhiều khi lời ngọt ngào không nhất thiết có lợi cho con cái mà chúng ta phải nói mạnh, nói thẳng mới thay đổi được chúng. Một điều rất thú vị khi học về kinh điển của Phật giáo, con người ai cũng nghĩ đến cái khổ, nhưng cái khổ chúng ta thường nói, thật ra nó mang tính cách cá nhân, mang tính cách biên kiến. Ví dụ như mình muốn cái này nó sanh nảy cái kia, mình mong cái này mà được cái khác. Chúng ta gọi cái khổ mang tính chủ quan của chúng ta.
Khi chúng ta nói cái khổ như một thực tại tự nhiên, ví dụ có thân phải khổ hay trong năm điều quán tưởng Đức Phật dạy, người hiểu đạo phải thường suy xét rằng,
Mình không thể nào không bệnh, vì một lúc nào đó mình phải bệnh.
Mình không trẻ hoài mà mình phải già
Mình không sống hoài vì mình sẽ chết
Mình không lúc nào cũng gần người thân, vì mình phải chia ly với những người thân thiết
Mỗi chúng sanh đều có nghiệp riêng.
Đó là những điều Đức Phật dạy chúng ta quán tưởng. Và khi những điều đó được nói lên và khéo nói, nói đúng chỗ, chúng ta chấp nhận điều đó như một sự thật hiển nhiên của đời sống. Mang tính hiển nhiên nghĩa là mình không cảm thấy, “À, không phải chỉ có tôi bị, chỉ có ta bị mà đó là chuyện chung cho cả thế gian này”. Bởi vì cả thế gian này đều bị nên chúng ta không có phản ứng nhiều.
Mình không thể nào không bệnh, vì một lúc nào đó mình phải bệnh.
Mình không trẻ hoài mà mình phải già
Mình không sống hoài vì mình sẽ chết
Mình không lúc nào cũng gần người thân, vì mình phải chia ly với những người thân thiết
Mỗi chúng sanh đều có nghiệp riêng.
Đó là những điều Đức Phật dạy chúng ta quán tưởng. Và khi những điều đó được nói lên và khéo nói, nói đúng chỗ, chúng ta chấp nhận điều đó như một sự thật hiển nhiên của đời sống. Mang tính hiển nhiên nghĩa là mình không cảm thấy, “À, không phải chỉ có tôi bị, chỉ có ta bị mà đó là chuyện chung cho cả thế gian này”. Bởi vì cả thế gian này đều bị nên chúng ta không có phản ứng nhiều.
Chúng tôi thấy khi đi đâu tự nhiên có ai tạt nước vào người trong khi mọi người khác bình thường thì mình cảm thấy khó chịu. Tại sao? Vì người khác không bị mà mình bị. Nhưng nếu một đám đông đi giữa đường, một cơn mưa bất ngờ trút xuống làm cho chúng ta bị ướt hết, ai cũng bị ướt trong cơn mưa bất ngờ như vậy thì chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không giận nhiều. Người xưa hay nói rằng, một chiếc thuyền này đụng một chiếc thuyền kia. Người trên chiếc thuyền tính nổi giận nhưng khi biết chiếc thuyền đụng mình là chiếc thuyền bị trôi giạt không có người điều khiển thì sự phản ứng của họ lại khác đi.
Như vậy một trong những điểm rất khác biệt giữa đạo Phật và các đạo giáo khác là chúng ta không đặt các vấn đề hên xui may rủi là cá nhân hay hiện tượng vô thường khổ não, hay sanh lão bệnh tử là cá nhân. Mà nó là Biến tướng hay Phổ thông tướng tức là một sự kiện biến mãn cả thế gian này, ở đâu cũng có.
Trong bài kinh cầu siêu Chư Tăng thường tụng,
“Pháp nào có tên là vô thường, khổ, vô ngã, những pháp đó không phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm làng, một gia tộc, một quốc độ, mà để chung cho tất cả chúng sanh trong thế gian này. Chư Thiên, Ma Vuơng, Phạm Thiên”
Trong bài kinh cầu siêu Chư Tăng thường tụng,
“Pháp nào có tên là vô thường, khổ, vô ngã, những pháp đó không phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm làng, một gia tộc, một quốc độ, mà để chung cho tất cả chúng sanh trong thế gian này. Chư Thiên, Ma Vuơng, Phạm Thiên”
Khi chúng ta nghiệm đến điều đó, chúng ta thấy rằng những sự việc như vậy không của riêng ai, mà ai cũng phải như vậy. Nhiều lần chúng tôi quan sát một điểm này trên phương diện tâm lý. Ở Mỹ người ta làm việc rất cực, nhưng nếu chỉ một mình mình làm cực mà những người khác hạnh phúc hơn, làm khoẻ hơn mình có lẽ mình sẽ than phiền rất nhiều. Nhưng vì ai làm việc cũng cực hết, do đó mình vui vẻ chấp nhận. Tại sao mình chấp nhận? Vì nó là Phổ thông tướng.
Nên chi một trong những cái lợi nhất của Đạo Phật khi học kinh điển là nhìn đời sống có nhiều khía cạnh không mang tính cách cá nhân. Cá nhân lá với anh A bà B, với người , với mình v.v…Những pháp Đức Phật dạy trong khổ đế ví dụ như sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương phải xa là khổ, ghét phải gần là khổ, muốn không được là khổ, chấp thủ năm uẩn là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, tất cả những điều đó đều là Phổ thông tướng. Nghĩa là anh A cũng bị bà B cũng bị, mình cũng bị mà người khác cũng bị. Cho dù đó là ông hoàng bà chúa hay một người ăn xin, những điều đó vẫn hiện diện giống nhau và rất thực, rất rõ ràng và không mang tính cách cá nhân.
Chúng ta thường rất khổ khi đối diện với cái khổ một cách cá nhân và nghĩ rằng chuyện đó chỉ xảy ra với mình chứ không xảy ra cho người khác. Nhưng nếu chuyện đó ai cũng phải trải qua thì mình không phiền hà. Vì sao? Vì nó là phổ thông tướng. Nên chi việc về khổ hay về bất định có tiêu cực hay tích cực là do chúng ta có đủ phước duyên có khéo tu và có hiểu Phật Pháp hay không. Dĩ nhiên một người đang gặp chuyện buồn khổ, họ muốn một lời hứa hẹn, “À cầu nguyện đi sẽ được cái này, cầu nguyện đi sẽ được cái kia.” Những người đang khổ họ muốn được an ủi để cho họ thấy rằng họ cũng quan trọng, họ đặc biệt và may mắn là họ khổ ít hoặc khổ nhiều. Nhưng những điều đó mang tính cách hảo huyền.Thực sự Đức Phật Ngài dạy chúng ta trong cuộc đời này nên cố gắng chấp nhận sự thật. Chấp nhận sự thật là một điều rất khó. Người ta khó nhận ra sự thật, nhất là khi đối diện với cái chết, đối diện với nghịch cảnh.
Ví dụ có một ai đó nói xấu, chê trách, mình cảm thấy buồn. Sống trong cuộc đời khi được khen mình vui, khi bị chê thì buồn. Nhưng một ngày nào đó có một người nói với mình rằng, ai cũng bị chê hết, như Đức Phật Ngài nói, “ Nói nhiều cũng bị chê, nói ít cũng bị chê, trong đời này không ai không bị chê”. Lúc bấy giờ chuyện chê khen không còn là chuyện hay hoặc dở của cá nhân nữa mà nó là chuyện sống trong cuộc đời là phải như vậy, là như vậy, không khác hơn. Khi chúng ta nghiệm lấy điều đó, chúng ta không dao động trước những lời khen chê nhiều. Ví vậy Pháp của Đức Phật được lãnh hội, được áp dụng vào trong đời sống có lợi lạc cho chúng ta hay không ở chỗ chúng ta biết áp dụng hay không.
Riêng về điểm này khi nói về vô thừơng, khi nói về bất định, nói về khổ v.v… chúng ta đừng nghĩ rằng những đề tài đó sẽ làm chúng ta khổ hơn. Thật ra không nói chúng ta cũng khổ rồi, quý vị đồng ý không? Nhưng nếu chúng ta nói và nói một cách rất khách quan, rất đại thể nghĩa là chuyện đó không phải chỉ xảy ra cho anh A , anh B mà xảy ra cho tất cả mọi người, tất cả chúng sanh trong đời chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Mỗi Ngày Trầm Tư Về Sinh Tử
Chiêm Nghiệm và Thực Tập Phật Pháp
Chúng sanh tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, thì ý nghiệp là quan trọng nhất, bởi vì ý nghiệp tốt hay xấu thì chính hành vi và lời nói nó sẽ trở thành thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, một người cố ý hành động, cố ý nói với tâm ý tốt hay xấu thì nó sẽ phát sanh lên quả theo tánh cách thiện hay ác đó, cho nên ý quan trọng vô cùng.
TT Trí Siêu – Kinh Pháp Cú - kệ ngôn 02 - Minh Hạnh chuyển biên
Chúng sanh tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, thì ý nghiệp là quan trọng nhất, bởi vì ý nghiệp tốt hay xấu thì chính hành vi và lời nói nó sẽ trở thành thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, một người cố ý hành động, cố ý nói với tâm ý tốt hay xấu thì nó sẽ phát sanh lên quả theo tánh cách thiện hay ác đó, cho nên ý quan trọng vô cùng.
TT Trí Siêu – Kinh Pháp Cú - kệ ngôn 02 - Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
NGỌC TRONG ĐÁ
Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.
Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc." Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì nữa.
Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
GIẢI NGHĨA
Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêu.
LỜI BÀN
Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà thôi. Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏng không! Tham thì thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ đích xác rồi mới chịu làm.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Ếch, chuột và diều hâu
Ếch và chuột cãi cọ nhau. Đôi bên ra một mô đất đánh nhau. Diều hâu thấy cả ếch lẫn chuột đều quên khuấy mất nó, liền hạ cánh và chộp gọn cả đôi. .
Chuyện cười trong ngày
Chức cao
Hai người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau. Sau một hồi hàn huyên ôn lại chuyện xưa, họ chuyển sang đề tài công việc. Một người hỏi.
- Này, cậu nhận công việc mới thế nào?
- Cũng bình thường thôi, nhưng 70 người làm việc dưới chân tớ.
- Chúc mừng cậu! Câu được lên chức rồi à? Quản đốc hay phó quản đốc thế?
- Đâu có! Vẫn chân trắng thôi, nhưng hiện giờ tớ làm việc trên tầng 3.
Saturday, March 30, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Do nghiệp lực nào mà được sanh làm người?
Hỏi: Chúng ta được sanh làm người thật khó và hy hữu, do nhờ nghiệp lực nào chúng ta được sanh làm người? Kính xin Chư Tăng giảng giải.
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , ngày 13 tháng 01 năm 2008 - Chánh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu trả lời: Namo Buddhaya, NamoDhamaya, NamoSankhaya.
Kính lễ Đức Phật, Kính lễ Giáo Pháp , Kính lễ Chư Tăng.
Thật ra việc sanh lên làm người có nhiều khía cạnh chứ không phải chỉ có một việc là giữ giới . Nếu mình giữ giới nghiêm trang thanh tịnh, do phước báu đó sẽ được sanh lên cõi trời. Nếu được sanh làm người do phước giữ giới hổ trợ cho việc chúng ta sinh hoạt trong cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thật ra việc sanh lên làm người có nhiều khía cạnh chứ không phải chỉ có một việc là giữ giới . Nếu mình giữ giới nghiêm trang thanh tịnh, do phước báu đó sẽ được sanh lên cõi trời. Nếu được sanh làm người do phước giữ giới hổ trợ cho việc chúng ta sinh hoạt trong cuộc sống tốt đẹp hơn.
-Như là do không sát sanh nên khi sanh trỏ lại làm người, sẽ có tuổi thọ dài, được khỏe mạnh , ít có sự đau bệnh , là người có thân tướng đầy đủ , không bị tật nguyền khuyết tật.
-Rồi lại nhờ giữ giới không trộm cắp, khi sanh trở lại làm người do phước bố thí có được tài sản thì tài sản đó người ấy sẽ giữ được không bị mất do thiên tai nước lụt hỏa hoạn hay do vua tịch biên hay bị trộm cướp, hoặc do kẻ thừa tự phá sản.
-Do giữ giới thứ ba không tà dâm khi sanh trở lại làm người, sẽ là người có nhiều sự may mắn, gặp cảnh sống êm đẹp hạnh phúc không bị đổ vỡ, không bị bẽ bàng ngang trái.
Có nhiều câu chuyện bổn sanh kể lại cho chúng ta thấy như vậy.
-Do giữ giới không nói dối, đại loại chúng ta được quả báu khi sanh trở lại làm người, lời nói của chúng ta có sức thuyết phục người khác, lời nói có nhiều lực, chúng ta có nhiều uy tín và không gặp những người lường gạt chúng ta.
-Do giữ giới không uống rượu khi sanh trở lại làm người, chúng ta sẽ là người tỉnh táo, trí thức, không bị bệnh thần kinh, không có tâm tánh ngơ ngác.
Ở đây nếu chúng ta muốn biết về quả chúng ta xem lại cuốn “ Luật nghi cư sĩ” hay “Cư sĩ Giới pháp”. Quả báu của sự giữ giới .
Riêng về ở đây chúng tôi muốn trình bày nguyên nhân sanh làm người, nghiệp lực chúng sanh sanh ra ở đời do theo hai yếu tố:
-Thứ nhất được gọi (Nānakkhaṇikakammapaccayo) tức là do dị thời nghiệp duyên , do tạo phước mà sanh lên làm người, hoặc do phước bố thí, hoặc do phước trì giới, hoặc do phước tu thiền. Tu thiền đến mức cao được sanh làm Phạm Thiên, còn nếu tu thiền để được hiện tại lạc trú do phước này cũng được sanh Thiên hoặc sanh cõi người.
-Thứ hai nguyên nhân sanh làm người là do thường cận y duyên (Pakatūpanissayapaccayo) thuộc về thiện pháp. Ở đây có hai trường hợp quý vị phải chú ý. Khi một người thường hoan hỷ và niệm tưởng ân đức của Chư Thiên, như họ nghĩ đến Chư Thiên là những chúng sanh do bố thí, do trì giới, do thính pháp, do niềm tin mà được sanh thiên. Ta cũng là ngưới có bố thí, có trì giới, có thính pháp, có niềm tin nơi Tam Bảo như vậy ta sẽ đựoc cộng trú với Chư Thiên. Do khuynh hướng người đó thường an trú, thường suy tưởng như vậy trở thành một cảnh chi phối mạnh trong tâm. Cho nên khi người này làm được phước gì họ cũng có khuynh hướng nghĩ đến Chư Thiên . Đức Phật Ngài dạy rằng, “Hễ vị Tỷ kheo suy nghĩ nhiều về điều gì thì sẽ có khuynh hướng về cái đó”. Chúng sanh ở đời cũng vậy khi chọ có khuynh hướng suy ngĩ nhiều về các vị Chư Thiên thì khi chết sẽ sanh về Chư Thiên do nhờ phước báu suy nghĩ nhiều về Chư Thiên, tạo phước giống Chư Thiên sẽ sanh làm Chư Thiên.
Cũng có trường hợp chúng sanh ở đời không có nghĩ tưởng đến Chư Thiên nhiều, dầu người Phật tử chúng ta có tôn Chư Thiên, có hoan hỷ với Chư Thiên nhưng chúng ta không thiết tha với cuộc sống của Chư Thiên. Thí dụ như chúng ta là người có khuynh hướng giải thoát, chúng ta muốn sanh làm người để có cơ hội tu tập còn sanh lên cõi trời là một vị Chư Thiên sống sung túc, hạnh phúc, nhưng không có cơ hội để làm phước, để tu tập. Vì người này có khuynh hướng như vậy cho nên mỗi lần người này làm phước hay tu tập thiện pháp nói chung người này đếu có khuynh hướng là, “ Nếu như trong kiếp hiện tại chưa thành tựu đạo quả giải thoát thì mong rằng đời sau sanh ra làm người ta sẽ tiếp tục để tu tập như sanh ở các nước Quốc giáo hay trong các gia đình bồ tát, sanh ở quốc độ nào để có ơ hội tiến tu nữa”. Do khuynh hướng suy nghĩ nhiều về vấn đề đó cho nên sẽ sanh làm người do khuynh hướng suy nghĩ .
Ở đây một mặt khác nữa nó cũng quen thường cân y duyên. Chẳng hạn như trong bài kinh Ngưu hành giả, Cẩu hành giả. Khi hai vị du sĩ, một vị tu tập theo hạnh con bò, một vị tu tập theo hạnh con chó. Hai vị đi đến đảnh lễ Đức Phật và bạch hỏi Đức Thế Tôn tu tập theo hanh như vậy khi chết sẽ sanh về đâu. Đức Phật cho biết rằng, “ Người nào có tư tưởng giống như con bò, sinh hoạt giống như con bò, có thói quen giống như con bò, sau khi chết sẽ sanh vào loài bò loài bàng sanh, nếu người đó có ác tà kiến chết sẽ sanh xuống địa ngục”.
Và cũng vậy “Người nào có khuynh hướng sinh hoạt giống như con chó, tư tưởng giống như con chó, sở hành giống như con chó, chết sẽ cộng trú vào chủng loại loài chó, nếu có ác tà kiến sẽ sanh xuống địa ngục.”
Trong bài kinh này Đức Thế Tôn đã cho chúng ta biết rằng có khuynh hướng với chủng loại nào chúng ta sẽ sanh vào chủng loại đó.
Ở đây chúng ta có khuynh hướng sanh làm người, chúng ta tạo nhiều phước duyên chúng ta sẽ sanh lên làm người. Cái khuynh hướng là quan trọng hơn, còn cái phước chỉ hổ trợ. Người làm ác mong sanh được làm người, chuyên đó rất khó bởi vì nghiệp ác đã dẫn sanh xuống địa ngục rồi hay dẫn sanh vào loài ngạ quỹ hay bàng sanh hay Atula. Nhưng người nào có khuynh hướng muốn được sanh làm người để tiếp tục có cơ hội tạo phước Ba-la-mật, tu hành tiến hóa muốn giải thoát thì người này tạo phước, do phước hổ trợ với tâm nguyên của người đó. Nguyện vọng hằng dẫn dắt con người. Khi mình làm việc phước nhiều, mình có khuynh hướng như thế nào sẽ sanh về nơi ấy.
Cho nên chúng ta quý kiếp sống con người, chúng ta thấy được làm người là khó, là hy hữu. Chúng ta biết cõi nhân loại là nơi chúng ta có thể dễ dàng tu tập, do vậy mỗi khi tu tạo phước báu bố thí trì giới hay tu thiền hoặc khi chúng ta tạo bất cứ công đức nào khác như là phục vụ, cung kỉnh, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng phước, tùy hỷ phước nào đó chúng ta nên có khuynh hướng là, “ Ngay trong hiện tại nếu chưa thành bậc A-La-Hán Chánh Đẳng Giác, nguyện cho phước báu này đời sau ta sẽ sanh lên cõi người ở trong một hoàn cảnh thuận lợi để tiếp tục tu tậpv.v…” Như vậy chắc chắn sẽ dẫn dắt chúng ta đi đến chỗ đó do một là thường cân y duyên, hai là dị thời nghiệp duyên tạo phước báu cho sanh quả tốt. Do khuynh hướng chúng ta thích ở trong cõi người, khuynh hướng đó sẽ dẫn dắt chúng ta.
Trong Vi-diệu-pháp khi nói về người làm việc thiên, tâm thiện dục giới tạo ra tâm quả dục giới hữu nhân (Vipāka kāmāvacara citta). Tám tâm đại quả dục giới hữu nhân này đều có thể dẫn sanh lên cõi Chư Thiên hay dẫn sanh vào cõi người. Do vậy cho nên khi chúng ta làm việc thiên chúng ta đã có nhân để tạo ra tám tâm đại quả. Chúng ta sẽ có được một trong tám tâm đại quả đó là tâm tái tục (Patisandhi). Cộng thêm khuynh hướng của chúng ta thích làm người thì tự nhiên khi chúng ta mệnh chung do nghiệp dẫn dắt lúc bấy giờ chúng ta sẽ cộng trú với thai bào trong cõi người.
Đây là một vài điều chia xẻ với các Phật tử, mong rằng quý vị nghe sẽ hiểu và có sự hoan hỷ thêm trong việc chúng ta tu tập để chúng ta tạo nhiều phước báu
Mỗi Ngày Trầm Tư Về Sinh Tử
Chiêm Nghiệm và Thực Tập Phật Pháp
Nghiệp quả và phiền não nó xoay vần chúng ta trong vòng luẩn quẩn. Chúng ta khổ nhiều hơn vui. Vui rất ít mà khổ rất nhiều. Giải thoát tức là giải thoát khỏi điều đó. Khi nói đến giải thoát thì chúng ta hay nghĩ đến một chân trời xa xôi. Chúng ta nghĩ rằng sau khi mình bỏ cái này mình đạt đến cái gì. Nhưng chữ giải thoát trong nhà Phật nói theo lý Tứ Đế thì: Đức Phật Ngài dùng Nirodha là Diệt Đế để mô tả cứu cánh giải thoát, Ngài đã dùng một chữ rất đặc biệt đó là chữ Diệt khổ.
Chữ Diệt khổ tức là giải thoát. Bây giờ nếu chúng ta nhức răng , chúng ta làm sao để hết nhức răng thì đó đúng là một cái sự giải thoát và chúng ta hiểu được cái cảm giác của cái hết nhức răng đó. Dựa trên chữ nhức răng mà chúng ta đang trải qua sự khổ này. Thật ra thì hầu hết tất cả các tôn giáo triết học nói về cái kiếp nhân sinh, người ta đều cố gắng để vẽ ra một cái cảnh giới khác hơn là cảnh giới chúng ta đang sống ở đây. Và cảnh giới đó được xem như là cảnh giới giải thoát. Cố gắng vẽ như vậy đã xảy ra rất nhiều trong quá khứ và hầu như cố gắng nào nó cũng dẫn đến chỗ bế tắc hết. Tại vì khi chúng ta vễ vời ra một cái chúng ta chưa thật có, chưa thật biết thì là một điều rất nguy hiểm. Vì vậy trong cái tinh thần của ngừơi Phật tử khi mà chúng ta đề cập đến Giác Ngộ giải thoát.
TT Giác Đẳng - Pháp đàm 08 – 28 – 2003 Minh Hạnh chuyển biên
Nghiệp quả và phiền não nó xoay vần chúng ta trong vòng luẩn quẩn. Chúng ta khổ nhiều hơn vui. Vui rất ít mà khổ rất nhiều. Giải thoát tức là giải thoát khỏi điều đó. Khi nói đến giải thoát thì chúng ta hay nghĩ đến một chân trời xa xôi. Chúng ta nghĩ rằng sau khi mình bỏ cái này mình đạt đến cái gì. Nhưng chữ giải thoát trong nhà Phật nói theo lý Tứ Đế thì: Đức Phật Ngài dùng Nirodha là Diệt Đế để mô tả cứu cánh giải thoát, Ngài đã dùng một chữ rất đặc biệt đó là chữ Diệt khổ.
Chữ Diệt khổ tức là giải thoát. Bây giờ nếu chúng ta nhức răng , chúng ta làm sao để hết nhức răng thì đó đúng là một cái sự giải thoát và chúng ta hiểu được cái cảm giác của cái hết nhức răng đó. Dựa trên chữ nhức răng mà chúng ta đang trải qua sự khổ này. Thật ra thì hầu hết tất cả các tôn giáo triết học nói về cái kiếp nhân sinh, người ta đều cố gắng để vẽ ra một cái cảnh giới khác hơn là cảnh giới chúng ta đang sống ở đây. Và cảnh giới đó được xem như là cảnh giới giải thoát. Cố gắng vẽ như vậy đã xảy ra rất nhiều trong quá khứ và hầu như cố gắng nào nó cũng dẫn đến chỗ bế tắc hết. Tại vì khi chúng ta vễ vời ra một cái chúng ta chưa thật có, chưa thật biết thì là một điều rất nguy hiểm. Vì vậy trong cái tinh thần của ngừơi Phật tử khi mà chúng ta đề cập đến Giác Ngộ giải thoát.
TT Giác Đẳng - Pháp đàm 08 – 28 – 2003 Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
KHÉO CAN ĐƯỢC VUA
Vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử đang ngồi chầu, thấy thế, ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu vua Thuấn xưa phanh người thì bắt đầu từ đâu trước?" Cảnh Công ngơ ngác nhìn rồi nói: "Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội.
" Án Tử nói: "Tên phạm này chưa biết rõ tội gì mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục."
Vua nói: "Phải."
Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết. Ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục..."
Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân."
Án Tử Xuân Thu
" Án Tử nói: "Tên phạm này chưa biết rõ tội gì mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục."
Vua nói: "Phải."
Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết. Ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục..."
Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân."
Án Tử Xuân Thu
GIẢI NGHĨA
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.
Vua Nghiêu vua Thuấn xưa ...: Câu nầy hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Công không có lối mà trả lời. Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thây.
Thôi hãy buông ra: Cứ theo như sách án Tử Xuân thu thì là "Tòng quả nhân thủy" (khởi tự ta ra) theo Hàn Thi Ngoại truyện thì lại là Túng chi (buông ra). Đây dịch là buông ra để ăn nghĩa với câu trên.
Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.
Dòm dỏ: Ngấp nghé xem người ta hở cơ thì làm hại.
Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.
Vua Nghiêu vua Thuấn xưa ...: Câu nầy hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Công không có lối mà trả lời. Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thây.
Thôi hãy buông ra: Cứ theo như sách án Tử Xuân thu thì là "Tòng quả nhân thủy" (khởi tự ta ra) theo Hàn Thi Ngoại truyện thì lại là Túng chi (buông ra). Đây dịch là buông ra để ăn nghĩa với câu trên.
Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.
Dòm dỏ: Ngấp nghé xem người ta hở cơ thì làm hại.
LỜI BÀN
Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết, mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn biết nghĩa lý, pháp luật là gì nữa. Thế mà Án Tử can ngăn được là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôi ngựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi mà cảm hóa được quân vương.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Hai chú gà trống và đại bàng
Hai chú gà trống chọi nhau bên đống phân. Một chú sức lực khoẽ hơn, đánh bại chú kia và đuổi nó đi khỏi đống phân. Cả lũ gà mái ào đến vây quanh gà trống, khen ngợi nó. Gà trống muốn được gà ở sân nhà khác biết về sức lực và vinh quanh của nó. Anh chàng bay lên nóc căn nhà chưá đồ, vỏ cánh và lớn tiếng:
-Tất cả bọn các ngươi hãy trông ta đây, ta đã đánh bại một gà trống khác ! Trên thế gian nầy không một con gà trống nào có sức lực như ta.
Anh chàng chưa kịp hát hết bài, một gã đại bàng đã bay đến đánh gục, quặp vào móng và mang về tổ.
Chuyện cười trong ngày
Chiếc xe trong mơ kiểu Bill Gates
Tại một triển lãm tin học, Chủ tịch Microsoft Bill Gates đã so sánh công nghiệp phần mềm với công nghiệp xe hơi như sau: "Nếu General Motors (GMC) phát triển công nghệ cho xe hơi như công nghệ phần mềm thì hiện nay chúng ta đã có thể mua những chiếc xe giá 25 đôla, đi 1.000 dặm với 1 lít xăng".
Để phản hồi lời bình luận của Bill Gates, GMC tuyên bố: "Nếu General Motors đã phát triển công nghệ như Microsoft, chúng ta sẽ đi trên những chiếc xe có các đặc điểm sau:
1. Xe vẫn chạy, nhưng có vào được xa lộ hay không là cả một vấn đề.
2. Mỗi khi đường sá được nâng cấp thì bạn phải mua một chiếc xe mới.
3. Xe của bạn sẽ liên tục chết máy trên đường không vì lý do gì cả. Bạn phải khởi động lại xe và bắt đầu từ nơi xuất phát.
4. Chiếc xe sẽ giống như cô giáo già của bạn, liên tục bắt bẻ và đòi bạn xin lỗi, nếu không nó sẽ đứng ì ra.
5. Chiếc xe đời mới bạn vừa mua hôm qua thì hôm nay đã trở nên nực cười.
6. Bọn ăn cắp sẽ ngồi trong xe của chúng và "nhồi" cho bạn những hoá đơn lệ phí giao thông khổng lồ, trong khi bạn chẳng tham gia giao thông một phút nào.
7. Đèn báo hết xăng, quá nhiệt độ và mức bình điện được thay thế bằng đèn báo hiệu "general car default".
8. Khi xảy ra tai nạn, hệ thống túi khí bảo vệ của xe sẽ hỏi bạn: "Are you sure?" trước khi bung ra.
9. Bạn sẽ bấm vào nút "Start" để tắt máy.
Friday, March 29, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Chúng sanh giàu sang nhờ giữ giới
Hỏi:Khi xin giới con thường nghe Chư Tăng nói "Chúng sanh giàu sang cũng nhờ giữ giới." Con kính xin TT Giảng Sư từ bi giảng để con được hiểu thêm
(Bài giảng trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp , ngày 10 tháng 02 năm 2008 - Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng trả lời: Việc này thật sự rất đơn giản là một người có được tài sản nếu người đó không giữ giới hay không có thái độ tự chế vừa phải thì rất dễ đưa mình vào con đường đọa lạc và đánh mất cái gì mình đã có. Chúng tôi lấy ví dụ như tại Hoa Kỳ hiện nay cộng đồng người Việt đang rơi vào tình trạng đa số gia đình, có khi hai ba chục năm cần cù lập nghiệp rồi vợ chồng tuổi bốn mươi mấy, năm mươi, tích tụ được một gia sản tương đối khá lớn, tương đối ổn định, tức là có nhà cửa, có tiền bạc, có công ăn việc làm ổn định, rồi bỗng nhiên người chồng về thăm Việt Nam có vợ bé khi trở qua thì ly dị vợ. Hay có gia đình thì vợ đi chơi bài ở các sòng bài (Casino), ở đây người Việt Nam đi đánh bài ở các Casino rất nhiều, khi đã rơi vào con đường đó thì tài sản làm cả năm trời bị phá hủy một sớm một chiều rất dể dàng.
Mình làm giàu có tài sản và phải có kỷ luật nữa, không có kỷ luật thì con đường mình đi vào chỗ chết chỗ sa đọa rất dễ dàng. Là bởi vì sao? Bởi vì thưa qúi vị khi người ta nói giàu có thì sanh tật, hay hoặc giả khi chúng ta có nhiều tự nhiên chúng ta sanh ra đọa lạc sống phóng túng và từ chỗ đó chúng ta phá vỡ đi cái mình đã có.
Và thật sự thì giữ giới cũng làm cho chúng ta được giàu sang, theo trong kinh thì những vị Chư Thiên sanh lên cõi trời là do phước của bố thí có hào quang nhưng hào quang không sáng, và khi một người bố thí có giới thì do bố thí và chất của giới làm cho vị đó trở lên hào quang rất trong sáng, chiếu sáng rất xa.
Đức Phật Ngài cũng đề cập đến trong kinh là giới làm thuần hoá nội tâm và giới làm đẹp cõi lòng, và với tấm lòng đó đem bố thí thì sự bố thí đó thù thắng hơn. Người cho không có giới và người nhận không có giới thì phước báu đó không thù thắng bằng trường hợp người bố thí có giới người nhận cũng có giới. Giữ giới trong sạch ở người cho, giới trong sạch ở người nhận làm cho công đức trở nên thù thắng hơn.
Rất đơn giản để hiểu rằng mình làm việc phước thiện bố thí thì bằng phẩm chất của tâm và phẩm hạnh đến từ giới. Người cho có giới người nhận có giới thì phước báu thù thắng vô cùng và khi sanh thiên thì hào quang sáng hơn thù thắng hơn và khi sanh trở lại làm người thì giàu, giũ gìn được tài sản, hưởng được cái giàu và không để đồng tiền làm nô lệ và không để đồng tiền đưa họ về chỗ chết. Cũng có những người sanh nhờ có phước là giàu có nhưng vì kiếp trước họ bố thí không trì giới nên cái giàu có đó làm cho họ phóng túng sa đoạ.
Nói một cách khác là giàu cũng vậy, sang cũng vậy, nó đến từ công đức và nếu công đức đó đi với giới thì sự giàu sang đó thù thắng bền chặc được. Có nhiều thí dụ trong kinh, nhiều đoạn nói về giới giúp cho việc giàu sang như thế nào ngay cả trong công đức bố thí.
Tại các quốc gia Phật giáo Nam Tông thì đã có niềm tin ở điều này, là một vị mà mới xuất gia mới thọ giới thì vị đó rất trong sạch tại vì chưa phạm giới, giữ giới một cách trong sạch, thì bố thí người đó rất có phước. Hay sau mùa an cư khi Chư Tăng làm lễ sám hối tự tứ cúng dường rất có phước. Hoặc giả khi làm lễ trai tăng Phật tử xin giới để họ được trong sạch vì lý do vị thí chủ cúng dường bố thí trong lúc có giới thì sẽ làm cho công đức thù thắng hơn.
Câu hỏi tại sao "Chúng sanh giàu sang cũng nhờ giữ giới" được trả lời như vậy./.
Mỗi Ngày Trầm Tư Về Sinh Tử
Chiêm Nghiệm và Thực Tập Phật Pháp
Trong Phật giáo Đức Phật rất quan tâm với việc thân cận với bạn lành. Sự thân cận với bạn lành sẽ hỗ trợ cho tòan bộ đời sống phạm hạnh. Bạn lành ở dây chúng ta cần được hiểu như Đức Phật là bạn lành đối với chúng sanh. Các bậc Thinh Văn, A la Hán hay các bậc thánh hữu học là bạn lành, thậm chí những phàm nhân nhưng có những đặc tánh tốt, những đặc tánh thiện, đặc tánh trí tuệ. Những người đó cũng được xem như là bạn lành.
Và vì sao mà chúng ta nói thân cận với bạn lành xem như một sự nâng đỡ cho tòan bộ đời sống phạm hạnh là bởi vì khi chúng ta được thân cận với bạn lành thì chúng ta sẽ được học hỏi những điều hay, chúng ta sẽ được ảnh hưởng những điều tốt và nhất là chúng ta sẽ đựơc thực hành theo những gì mà người bạn lành đã khuyên nhắc chúng ta, khiến cho đời sống phạm hạnh này càng được sự tiến hóa.
Đây là một điều hết sức quan trọng, nên chi người Phật tử chúng ta hãy chọn bạn mà chơi để chúng ta được sự an lạc, tiến hóa. Nếu chúng ta không khéo lựa bạn mà chơi nhầm với những người ác, xấu, bất thiện thì như vậy nó sẽ làm suy sụp đời sống phạm hạnh của chúng ta.
TT Trí Siêu - Kinh Pháp Cú kệ 78 - Minh hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
GIÁP ẤT TRANH LUẬN
Giáp hỏi Ất: "Ðúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong - boong thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay đồng kêu?" Ất đáp: "Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ở như đồng. Giáp hỏi: "Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ở như đồng mà ra không?" Ất nói: "Ðồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở như các đồ vật rỗng mà ra." Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?" Âu Dương Tu
GIẢI NGHĨA
Tiền trinh: tiền đồng, có người cho tiền đồng bên Trung Quốc đem sang ta đầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh nên gọi là tiền trinh.
Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ tiến sĩ làm quan Hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng.
LỜI BÀN
Cứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân, không rõ tiếng kêu là tự chuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mới được. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạm vào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi mà ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng, đen là một. Thế mới hay, lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra, không tài nào gỡ rối. Nên biết được thế nào, thì hay thế, chớ cứ cố chấp nhất câu nệ cho mình là phải, không bết cái phần phải của người, thì là có tính nhân thiên và lượng hẹp. Nói cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật lý thì không tài nào xác thực được.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Cáo và chó sói
Cáo bị bọ chét cắn. Nó nghĩ cách diệt bọ chó. Nó ra sông và quay lưng thò đuôi xuống nước. Bọ chét từ đuôi cáo nhảy cả lên lưng cáo. Cáo bước cả hai chân sau xuống nước, bọ nhảy cả lên lưng cáo, nhảy cả cổ, cả đầu, cáo xuống nước rất sâu, đến mức chỉ còn thấy mỗi cái đầu. Tất cả bọ chó tụ tập cả về mõm cáo. Khi ấy cáo lặn xuống nước. Bọ chó nhảy ráo lên bờ, thế là cáo lên khỏi nước ở một chổ khác.
Chó sói nhìn thấy mọi chuyện và rấp tâm làm tốt hơn. Nó nhảy tót xuống sông, lặn thật sâu và ngồi lì trong lòng nước; nó nghĩ bụng, bọ chó bám trên người nó chắc chết ngạt. Sói ra khỏi nước, nhưng bọ chó bám trên người nó sống lại và lại cắn nó.
Chuyện cười trong ngày
Im lặng là vàng
Edison phát minh một dụng cụ điện tử, ông muốn bán phát minh này với giá 3.000 USD, và tự nhủ nếu các thương gia chỉ trả 2.000 USD cũng được. Lúc gặp nhau, họ hỏi ông về giá cả, Edison lúng túng không biết phải nói như thế nào. Một người trong số họ đành phải bắt đầu trước:
- Chúng tôi không trả cao đâu, ông nghĩ sao với cái giá 40.000 USD?
Thursday, March 28, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Thế nào là nhàm chán trong tất cả các pháp
Hỏi: Kính bạch TT Giảng Sư con xin có một câu hỏi về bài giảng ngày hôm nay của Sư: Nếu tu mà thấy chán tất cả các pháp, nhàm chán thế gian, và không thích thú khi làm những việc thiện. Thì thưa Sư, nếu tu để đi tới kết qủa như vậy thì mới đúng là tu, riêng cảm nhận của con thì con thấy như vậy có phải là yếm thế hay không? Và nếu với tâm trạng như vậy nếu là con thì con sẽ không làm gì hết và con chỉ ngồi tự mình để hành thiền và để tiến tới đạo quả giải thoát cho riêng mình mà thôi, đó là sự suy nghĩ của con như vậy. Con kính mong Sư từ bi giảng giải rõ cho chúng con về sự nhàm chán trong tất cả các pháp. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , ngày 04 tháng 5 năm 2003 Minh Hạnh chuyển biên)
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , ngày 04 tháng 5 năm 2003 Minh Hạnh chuyển biên)
TT Trí Siêu trả lời: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Một câu hỏi rất hay, một câu hỏi mà nếu như quí vị không nêu lên thì rất tiếc là vì sẽ không có cơ hội để trình bày cho quí vị nghe về điểm này.
Bây giờ chúng ta đặt vấn đề: Người tu có phải là người yếm thế hay không? ở đây thưa quí vị, chữ yếm thế, yếm là chán, thế là thế gian hay là đời, yếm thế có nghĩa là chán đời. Người tu có nên chán đời hay không? Thật sự thưa quí vị, người tu là người nên chán đời.
Người ta thường dùng từ ghép với nhau là yếm thế bi quan, hễ yếm thế là nghĩ bi quan, nhưng thật sự thưa qúi vị không phải như vậy, yếm thế không phải là bi quan, chưa hẳn là như vậy. Chúng ta đưa ra một trường hợp như thế này, một người mà họ từ trước đến nay đã sống vui chơi với bè bạn trong tửu lầu say sưa chè chén hay trong hí viện đàn điếm chẳng hạn, cuộc sống trụy lạc vô thả như vậy khiến cho đời sống của họ phải mất danh dự và sa sút, thì sau một thời gian người đó ý thức được, và bắt đầu người đó cảm thấy nhàm chán trong những cuộc truy hoan, những cuộc vui chơi, vô bổ, vô ích như thế, và người đó bắt đầu cải thiện hoàn lương, bắt đầu năng tu tập để tạo dựng tài sản sự nghiệp, sống giữ mình đàn hoàng đứng đắn.
Xin hỏi rằng người chán cuộc sống phóng túng buông lung hư hỏng như vậy, thì người đó gọi là người bi quan được hay không ?. Ở đây thưa quí vị, không thể nói là người đó là người bi quan. Bi quan là như thế nào ?, khi mà nhìn thấy cuộc đời họ chỉ nhìn thấy trong ngõ cụt, họ ngao ngán cuộc đời, họ chán nản, họ không còn biết phải làm gi` nữa, họ không thiết ăn, không thiết uống, họ không thiết đi, không thiết đứng, không thiết làm bất cứ việc gì hết, chỉ ngồi ủ rủ ở đó, như vậy người đó mới thực sự là người bi quan, và thái độ bi quan này là không nên có đối với người Phật tử.
Nhưng trường hợp đối với người Phật tử yếm thế, có nghĩa là chúng ta chán cuộc đời vì thấy cuộc đời giả tạm qúa, tranh đấu với nhau để dành giựt từng miếng ăn, tranh đấu với nhau để dành giựt từng chỗ ngồi, từng địa vị, từng cái ghế ở trong xã hội, để cuối cùng nhắm mắt xuôi tay, trở lại không có cái gi` cả, hoàn tay trắng, thi` cuộc đời nó vinh nhục được mất như vậy, thi` thử hỏi đối với người trí khi nhi`n cuộc đời như vậy, họ có tham đắm được không ?. họ không có sự tham đắm.
Người Phật tử chúng ta tu tập thì khi quán thấy sự vô thường, khổ và vô ngã đối với vạn pháp đó là sự sáng suốt, và khi chúng ta nhàm chán cuộc đời vậy, chúng ta tiến đến sự viễn ly sự khổ tham sân si, thì đây là một sự tích cực, nỗ lực của tinh thần chớ không phải là sự bi quan yếm thế như người đời họ suy nghĩ .
Thái độ giống nhau, nhưng tâm lý khác nhau, chúng ta phải hiểu hai chỗ đó. Một người ngồi vào bàn ăn nhìn vật thực, vẻ mặt của họ thờ ơ, họ không thèm gắp món này, không thèm ăn món kia, và người thứ hai cũng vây, họ nhìn vào bàn ăn với nhiều thức ăn thượng vị, họ nhìn thấy như vậy họ cũng im lặng và họ không thiết tha với việc ăn. Hai người này chúng ta đừng nói rằng tâm trạng họ giống nhau. Người này sở dĩ họ thấy nhiều thức ăn mà họ ngao ngán, họ không ăn, họ chán ăn là người đó bị bịnh, vì bị bịnh tiêu hoá hay bịnh tỳ vị, bịnh đau bao tử, cho nên gặp những món ăn không thích hợp cho nên họ ngao ngán, họ chán ăn. Còn người kia tại sao họ chán ăn?, tại sao họ không muốn ăn ?, chúng ta cần xét lại. Có đôi khi người này đã no rồi, cho nên họ không muốn ăn nữa, người đã no rồi không muốn ăn nữa, hoặc là người này cảm thấy những thức ăn này, ở chỗ này nếu ăn quá nhiều thì sẽ bị người ta cười, người ta nói mình chết đói v.v...cho nên người này có thái độ dửng dưng, không thèm ăn, thì đó là trạng thái khác nữa.
Cũng như trong cuộc đời này khi chúng sanh gặp hoàn cảnh khổ đau, họ không biết phải làm sao nữa, lúc ban đầu thì họ lúng túng, sau đó họ quằng quại, họ than thở và họ không thiết tha gì đến việc sống để làm việc hết, thì người đó mới gọi là người bi quan. Còn đối với người Phật tử chúng ta khi gặp cuộc sống là như vậy, chúng ta không khởi lên sự tham muốn, không khởi lên sự ướt muốn để chúng ta dành giựt để tranh đấu với cuộc đời, trạng thái đó là trạng thái chúng ta chối bỏ cuộc đời, vì chúng ta thấy nó không đáng để chúng ta phải đắm nhiễm. Trong trường hợp đó là trạng thái tích cực, chúng ta phải hiểu hai trạng thái khác nhau.
Bây giờ chúng ta nói qua vấn đề khác, khi một người đã tu, thấy được vô thường, khổ, vô ngã, người đó họ không muốn làm phước nữa, họ không thiết tha làm thiện nữa, như vậy có nên chăng ?. Có nên ngồi lại chỉ để mà tu thiền thôi, để mà tu quán thôi?
Thưa quí vị, ở đây có hai vấn đề, một là người đáng khen và một người đáng trách, hai thái độ lơ là với chuyện làm phước, có một thái độ đáng khen và một thái độ đáng trách.
Một người khi đã vượt qua khỏi phận sự cần phải làm, việc nên làm đã làm, tức là chỉ cho vị ALaHán, lúc bấy giờ Ngài đã qua đến bờ bên kia bấy giờ Ngài mới lên trên bờ, và ra đi bỏ chiếc bè lại sau lưng, không còn đoái hoài đến chiếc bè đó nữa, như vậy là hợp lý.
Còn một người đang đứng bờ bên này, đang gặp sự nguy hiểm, giặc rượt ở phía sau, thú dữ đang rượt đuổi ở phía sau, mà trong khi đó người này không cố tạo một chiếc bè, hoặc là đang ở trên bè, nhưng người đó lại tháo gởi chiếc bè đó, cho nó tan tác trôi theo giòng, người này không thiết tha ôm giữ chiếc bè để qua sông, thì như vậy người này kết qủa là phải chết giữa giòng sông hay là chết bên bờ bên này do bị thú dữ ăn.
Chỉ khi nào chúng ta thành tựu tuệ giải thoát, chấm dứt được phiền não, việc nên làm đã làm, không còn sự tái sanh nữa thì lúc bấy giờ chúng ta mới bỏ thiện pháp, còn khi chúng ta vẫn là kẻ phàm phu, vẫn còn chịu lăn trôi trong bể khổ trầm luân mà bỏ thiện pháp, chúng ta sẽ không bao giờ thành tựu sự an vui cả, trái lại chúng ta sẽ chết.
Nhưng nói đúng lý thì chúng ta phải nói như thế này. Làm sao ? Thiện pháp là gi`. Tất cả những gì thuộc về tâm thiện dục giới, tâm thiện sắc giới, tâm thiện vô sắc giới hay tâm thiện xu thế đều là thiện pháp.
Nhưng nói đúng lý thì chúng ta phải nói như thế này. Làm sao ? Thiện pháp là gi`. Tất cả những gì thuộc về tâm thiện dục giới, tâm thiện sắc giới, tâm thiện vô sắc giới hay tâm thiện xu thế đều là thiện pháp.
Nhưng ở đây, thường thường phàm phu chúng ta sử dụng tâm thiện dục giới. Tâm thiện dục giới của chúng ta dùng để tu tập, dùng để bố thí, dùng để tri` giới, dùng để cung kính, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ phước. Bây giờ chúng ta dùng trí tuệ sáng suốt hàng ngày chúng ta ngồi lại để tu thiền, đó cũng là một thiện pháp, một thiện nghiệp, đó cũng là một cơ hội để tạo phước báu. Chứ Sư không nói đó là không phải thiện pháp, Sư không nói là quí vị nên bỏ phước báu, nếu khuyên quí vị bỏ phước báu đừng làm nữa, thì Sư khuyên quí vị tu thiền để làm gì ? Tu thiền tức là để tạo phước báu, quí vị nên hiểu rằng phước ở đây có nhiều dạng, phước vật, phước đức, phước trí . Phước vật chất là phước phát sanh lên sự may mắn hanh thông trong đời sống, phước phát sanh lên sự sáng suốt thông minh, trí tuệ hiểu thấu đáo các pháp gọi là phước trí.
Ba phước, phước vật, phước đức, phước trí , quí vị muốn tạo phước nào cũng được. Muốn có tài sản thì nên bố thí, nên cúng dường, sự bố thí cúng dường để tạo phước vật chất. Muốn tạo phước đức thì giữ ngũ giới hay tu tâm tứ vô lượng, hoặc hạnh phạm trú. Muốn tạo phước trí để cho trí tuệ càng ngày càng sáng lên tỏ rõ được pháp vô thường, khổ và vô ngã, để đừng đắm nhiễm say mê với cuộc đời này, thì hãy tạo phước trí, tức là việc tu thiền của chúng ta, hay là chúng ta thính pháp để tạo phước trí.
Phước nào cũng là tạo phước cả, chúng ta tạo phước nào cũng tốt cả, đó là chúng ta chưa nói đến vấn đề hồi nãy, Sư khuyên quí vị là việc tu tập của chúng ta hãy gấp rút nhắm vào một tiêu nhắm cứu cánh phạm hạnh để giải thoát thân này chứ đừng tạo phước để sanh về cõi người cõi trời, đó là Sư phân ra hai loại phước, tức là phước hiệp thế và phước siêu thế. Phước hệ thuộc luân hồi, và phước dẫn đến xuất luân hồi, thì hai loại phước đó khác nhau, một người Phật tử chúng ta, nếu như làm phước mà cứ để kết buột vào vòng sanh tử luân hồi mãi như vậy không đáng.
Đức Phật dạy: "này chư Tỳ kheo, vị Tỳ kheo tu tập với mục đích mong rằng nhờ phạm hạnh này tôi được sanh vào cõi người, cõi trời chẳng hạn thì vị Tỳ kheo này thực hành phạm hạnh, xem như phạm hạnh bị bể vụn, bị sức mẻ, bị tỳ vết, phạm hạnh đó không được viên mãn, không được thanh tịnh hoàn toàn. Mục đích của vị Tỳ kheo xuất gia tu tập phạm hạnh không phải để sanh về cõi trời, cõi người mà vị đó cố gắng tạo những phước vật, phước đức, phước trí là để nhắm vào sự giải thoái trong tương lai, như vậy mới gọi là tạo phước.
Tạo phước để dẫn xuất luân hồi, hay không hệ thuộc luân hồi, thì phước đó là phước dẫn đến quả vô lậu giải thoát thì chúng ta nên làm. Còn phước để phát sanh quả hữu lậu để đời sau chúng ta sanh ra để được làm vua, làm chúa làm quan hay được làm chư thiên, hoặc làm những cô gái đẹp, hoặc làm những anh chàng tài tử có danh tiếng, thì cuộc sống cũng chẳng vui vẻ gì, điều này hết sức nguy hiểm. Cho nên ở đây Sư muốn nhắc thêm quí vị điều này, chúng ta đừng có hiểu lầm, mà cần phải phân tích rõ ràng. Mong rằng các Phật tử chúng ta hãy vững tâm, chúng ta cũng phải làm phước, nhưng làm phước với mục đích giải thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi thì tốt hơn, chứ chúng ta làm phước để kết hợp luân hồi, hệ thuộc luân hồi thì điều đó không tốt, đó là những điều chúng tôi muốn nhắc như vậy. Đây là câu trả lời của chúng tôi.
Mỗi Ngày Trầm Tư Về Sinh Tử
Chiêm Nghiệm và Thực Tập Phật Pháp
Có lúc tuổi già được nhìn thấy như một hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng đó có mãnh lực tuyệt đối, mãnh lực đó là đưa tất cả chúng sanh đến chỗ tử vong. Đức Phật Ngài nhìn tuổi già, như một người lớn tuổi lớn xác mà không lớn trí tuệ giống như một con trâu già. Một chỗ khác chúng ta nghe Đức Phật nói tuổi già để làm một điểm tựa nhắc nhở rằng thời còn trẻ còn khoẻ phải làm những gì nên làm cần làm đừng chờ đến tuổi già. Khi tuổi già đến, sức khoẻ đã cùn kiệt, tay chân không còn làm theo ý của mình nữa lúc bấy giờ chúng ta mới thấy rằng tuổi trẻ đã bị phung phí quá nhiều, không làm những việc thật sự cần thiết.
Quả thật đề tài tuổi già là đề tài lớn trong Tứ Đế và trong giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên.
Ở trong nhiều bài kinh khác nhau ví dụ như bài kinh Thiên Sứ, tuổi già cũng được xem là một vị Thiên Sứ mang thông điệp đến cho trần gian này.
Nói chung chúng ta có thể đọc được nhiều giai thoại rất thú vị trong kinh Phật kể cả một giai thoại “ Năm đó Đức Thế Tôn đang ở một thị trấn nhỏ tại nước Kosala, vua Ba-Tư-Nặc lúc bấy giờ tự nhiên khao khát mong muốn được gặp Đức Phật. Vua Ba-Tư-nặc đến gặp Đức Thế Tôn, để xe ngựa tận ngoài cửa và đi vào với đôi chân không của mình. Gặp Đức Phật vua quỳ xuống đãnh lễ, lấy trán của mình đụng vào bàn chân của Đức Phật. Đức Phật hỏi vua Ba-Tư-Nặc một câu rất thấm thía,
“ Này Đại vương tại sao Đại vương lại đem thân của một vì Quốc vương để quỳ trước thân thể già nua này?”
Vua Ba-Tư-Nặc đã nói lên những cảm khái của mình, tại sao thương và quý Đức Phật, trong đó có một câu rất thú vị, nhà vua nói rằng:
“ Bạch Đức Thế Tôn, Ngài cũng 80 tuổi và con cũng 80 tuổi". Ở một tuổi nào đó người ta đi tìm những con người tri kỷ, con người đồng điệu."
Nhà vua ở ngôi vị Tôn chủ của thế gian, Đức Phật ở ngôi vị Tôn chủ của Chánh Pháp, một vị Pháp vương. Có lẽ nhà vua nghĩ rằng ngoài lòng cung kính còn một thứ giao tình, còn có một cái gì rất gần nhà vua tìm thấy nơi Đức Phật. Dĩ nhiên đây là sự cảm nhận rất phàm phu của một vị vua nhưng cũng là một giai thoại thú vị về tuổi già.
Có vô số câu chuyện như vậy chúng ta có thể tìm thấy trong kinh và đặc biệt tại đây qua Phẩm Tuổi già kinh Pháp Cú chúng ta có một hình ảnh rõ nét về cái nhìn của Đạo Phật về một số hiện tượng thiên nhiên trực tiếp liên quan đến đời sống.
TT Giác Đẳng – Kinh Pháp Cú kệ ngôn 146 -Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
HÀ BÁ LẤY VỢ
Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nổi. Lúc ông Tây Môn Báo, đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ lễ cưới cho Hà Bá. Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông đồng bà cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: "Người con gái này không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà bá xin hoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn". Ông lập tức sai lính khiêng một ông đồng quăng xuống sông.
Một lúc, ông nói: "Sao lâu thế này!" Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.
Một lúc, ông nói: "Sao không thấy tin tức gì cả! Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho. Lại lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.
Một lúc, ông nói: "Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lão dễ đi cũng không được việc, phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong."
Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại van lạy xin thôi. Tây Môn Báo nói: "Để thong thả ta xem đã..." Mọi người run như cầy sấy. Một chốc ông mới bảo: "Thôi tha cho họ Thế là Hà bá không lấy vợ nữa rồi".
Thành thử từ đây dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến truyện Hà bá lấy vợ nữa
Sử Ký
GIẢI NGHĨA
Nghiệp: Tên một huyện đời nhà Hán tức là huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam bây giờ.
Tục: Thói quen lưu truyền lâu ngày đã thành nếp. Hà bá: Thần ở dưới nước.
Mê tín: Tin một cách mê muội không biết lẽ phải là thế nào nữa.
Tây Môn Báo: Người nước Ngụy thời Chiến Quốc làm quan rất giỏi, trừ được hại, hưng được lợi cho dân.
Thân hành: Chính mình đi làm lấy một việc gì.
Bô lão: Các cụ già.
Hào trưởng: Kẻ có quyền thế, làm bực trên trong dân làng.
LỜI BÀN
Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi. Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà bá là vì ông biết trừ tự cái gốc rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc nhũng nhiễu người ta để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật thật là công minh và cương quyết vậy..
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Mèo đeo nhạc
Vì mèo mà cuộc sống họ nhà chuột trở nên chật vật. Ngày nào mèo cũng chén thịt khi thì hai, khi thì ba mống chuột. Một bữa họ nhà chuột tụ họp bàn tính xem làm cách nào thoát được mèo.
Bàn đi tính lại, không làm sao nghĩ được mẹo gì. Bấy giờ một con chuột con mới lên tiếng:
- Tôi xin nói cách chúng ta làm thế nào để thoát được mèo. Sở dĩ chúng ta bị chết là bởi vì chúng ta không biết khi nào mèo đến tìm chúng ta. Phải đeo nhạc lên cổ mèo cho phát lên thành tiếng. Khi ấy thì bất cứ lúc nào mèo tới gần chúng ta, chúng ta đều sẽ nghe rõ, thế là chúng ta chuồn kịp thời.
- Được như vậy tốt đấy - chuột già nói - nhưng phải có ai đeo được nhạc lên cổ mèo. Cậy nghĩ ra hay đấy, nhưng nếu cậu mà đeo được nhạc lên cổ mèo thì khi ấy chúng tôi sẽ xin cám ơn cậu.
Chuyện cười trong ngày
Mặc cả khéo léo
Từ một làng nhỏ ở Hungary, con trai gọi điện cho bác sĩ ở Budapest và hỏi về thù lao khám bệnh cho bố mình. Bác sĩ trả lời là 1.000 forint, chàng thanh niên hẹn sẽ đón ông tại ga xe lửa. Tới lúc gặp bác sĩ, anh ta buồn rầu thông báo:
- Thật không may, bố tôi vừa mất rồi. Nhưng để bác sĩ khỏi bị thiệt thòi tôi đã tìm được 10 người trong làng, họ đồng ý trả 150 forint cho mỗi lần khám bệnh. Khám cho 10 người xong, anh thanh niên tiễn bác sĩ ra ga, ông này nói:
- Tôi chỉ yêu cầu 1.000 forint mà thu được 1.500 forint. Vì vậy tôi chia đôi phần dôi ra. Đây là 250 forint của anh.
- Xin cảm ơn bác sĩ! Tôi xin được nói thật là cha tôi không chết mà ở trong số 10 người đã được bác sĩ khám bệnh.
Wednesday, March 27, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Thế nào là qui y tướng, thế nào là qui y tâm?
Hỏi: Sự quy-y tam bảo có quy y tướng và quy-y tâm, xin quí sư chỉ dạy thế nào là quy y tướng Thế nào quy y tâm?
. (Bài giảng trong rơom Diệu Pháp, ngày 08 tháng 01 năm 2003 Minh Hạnh chuyển biên)
TT. Trí Siêu trả lời : Một câu hỏi cũng rất đặc biệt, mặc dầu đề tài không phải là đề tài quá cao siêu, nhưng là một đề tài có ích lợi.
Nhưng trước hết thì chúng tôi cũng xin được trình bày ở đây những từ ngữ chúng ta xử dụng, những từ ngữ đó do qui ước và chúng ta tạm sài trong một khái niệm ngôn ngữ. Gọi khái niệm ngôn ngữ chữ ý nghĩa thì không độc nhất với mọi trường hợp. Thí dụ như trong trường hợp chúng ta qui y Tam Bảo, nếu chúng ta chỉ qui y bằng hình thức nhưng tâm của chúng ta thật sự không có sự ngưỡng mộ đối với Đức Phật, hay chúng ta không có tâm thiết tha với chánh pháp, hoặc là không có niềm tin tịnh tín nơi Tam Bảo, thì trong trường hợp này chỉ là quy y bằng hình thức, quy y tướng chứ không quy y tâm.
Chúng ta thấy có những gia đình người cha người mẹ biết Phật pháp rồi dẫn dắt những đứa con vào chùa và khuyên nó quy y Phật Pháp Tăng, vì vâng lời cha mẹ nên nó cũng qui y đối diện trước kim thân Phật và đối diện trước Chư Tăng để thốt lên những lời quy y và chư Tăng truyền ngũ giới cho họ, nhưng sau đó họ trở về nhà thì hoàn toàn họ không có một ý niệm gì về Đức Phật, giáo pháp và Chư Tăng cả, thì trong trường hợp này là quy y tướng chứ không quy y tâm.
Lại nữa trong trường hợp khác, một người đến đảnh lễ Đức Phật, tỏ sự cung kính, đảnh lễ Đức Phật với tâm cung kính và xin qui ngưỡng nơi Ngài, xin qui y nơi Ngài, nhưng người đó giả dụ như thuộc dòng Thích Ca, họ nghĩ rằng Đức Thế Tôn cũng xuất thân là hoàng tộc là đế vương một địa vị cao quí ta nương tựa nơi Ngài để ta có được thế lực lớn, họ với tâm niệm như vậy thì không phải là sự qui y tâm. Mặc dầu đối diện trước mặt Đức Phật họ cũng cung kính bái bạch là con xin quy y Phật đến trọn đời. Trong trường hợp đó chúng ta rất dễ hiểu khi chúng ta nhận thức điều này xuyên qua kinh nghiệm cá nhân bản thân của mình, khi chúng ta đã qui y Tam Baỏ rồi nhưng trong tâm còn nghi ngờ về sự giác ngộ của Đức Phật, hay còn khởi lên tà kiến hiểu lầm chính pháp, hiểu lầm lời dạy của Đức Phật thì xem như là sự bận nhơ tâm quy, thì đó là sự quy y không tốt đẹp, bởi vì chỉ quy y tướng chứ không quy y tâm. Đây là một điều chúng tôi cũng xin phép gợi ý cho các Phật tử chúng ta . Và bây giờ chúng tôi xin phép ngừng ở đây.
Mỗi Ngày Trầm Tư Về Sinh Tử
Chiêm Nghiệm và Thực Tập Phật Pháp
Do trong cuộc sống này có vô số nghiệp mà mình đã tạo, nhiều người chấp tay phát nguyện trước bàn Phật,
“Bây giờ con khổ quá. Do vậy trong kiếp này cho con trả hết nghiệp của mình.”
Thưa quý vị chúng ta không bao giờ trả hết nghiệp của chúng ta hết, vì đời trước cũng vậy chúng ta cũng tạo vô số nghiệp, và đời trước nữa cũng tạo vô số nghiệp, chỉ có cách là chúng ta ráng tu để chứng đắc Niết-bàn, chấm dứt sanh tử, lúc đó chúng ta không còn phải trả nghiệp của mình nữa. Chứ không khi nào chúng ta trả hết nghiệp được. Khi nãy chúng tôi có nói với quý vị như một cây xoài mặc dầu nó chỉ có một cây xoài thôi nhưng nó tạo ra vô số trái xoài và những trái xoài đó nó có nhiều khả năng để tạo ra nhiều cây xoài khác nữa. Có một sự khác biệt giữa loài cây và loài vật là một cây có thể sanh ra nhiều cây được nhưng con người thì một người tạo ra nhiều nghiệp nhưng cái nghiệp đó không tạo ra nhiều người để trả hết. Như trường hợp một cây xoài có thể sanh ra năm bảy cây hoặc vài ba trăm cây xoài khác, nếu quý vị lấy hột xoài nhân ra. Còn con người chúng ta, đời này qua đời kia mặc dầu chúng ta tạo ra rất nhiều nghiệp nhưng không có nghĩa là đời sau chúng ta sanh lên là chúng ta nhiều thân hơn, một thân do quả thiện , một thân do quả bất thiện. Thân bất thiện chịu quả khổ, còn thân do quả thiện hưởng quả vui. Không có như vậy, chúng ta không thể phân theo như vậy.
Câu hỏi được đặt ra, “Tại sao loài cây loài thực vật có thể phân ra nhiều cây, mà chúng sanh là hữu tình thì chỉ có một thôi?”
Và câu trả lời, “Đó là do ngã chấp”. Cái ngã chấp là cái gì khiến cho đời sống chúng ta chỉ có một mà không có nhiều được.
TT Giác Đẳng giảng "Thập Nhị Nhân Duyên - Minh Hạnh chuyển biên)
Do trong cuộc sống này có vô số nghiệp mà mình đã tạo, nhiều người chấp tay phát nguyện trước bàn Phật,
“Bây giờ con khổ quá. Do vậy trong kiếp này cho con trả hết nghiệp của mình.”
Thưa quý vị chúng ta không bao giờ trả hết nghiệp của chúng ta hết, vì đời trước cũng vậy chúng ta cũng tạo vô số nghiệp, và đời trước nữa cũng tạo vô số nghiệp, chỉ có cách là chúng ta ráng tu để chứng đắc Niết-bàn, chấm dứt sanh tử, lúc đó chúng ta không còn phải trả nghiệp của mình nữa. Chứ không khi nào chúng ta trả hết nghiệp được. Khi nãy chúng tôi có nói với quý vị như một cây xoài mặc dầu nó chỉ có một cây xoài thôi nhưng nó tạo ra vô số trái xoài và những trái xoài đó nó có nhiều khả năng để tạo ra nhiều cây xoài khác nữa. Có một sự khác biệt giữa loài cây và loài vật là một cây có thể sanh ra nhiều cây được nhưng con người thì một người tạo ra nhiều nghiệp nhưng cái nghiệp đó không tạo ra nhiều người để trả hết. Như trường hợp một cây xoài có thể sanh ra năm bảy cây hoặc vài ba trăm cây xoài khác, nếu quý vị lấy hột xoài nhân ra. Còn con người chúng ta, đời này qua đời kia mặc dầu chúng ta tạo ra rất nhiều nghiệp nhưng không có nghĩa là đời sau chúng ta sanh lên là chúng ta nhiều thân hơn, một thân do quả thiện , một thân do quả bất thiện. Thân bất thiện chịu quả khổ, còn thân do quả thiện hưởng quả vui. Không có như vậy, chúng ta không thể phân theo như vậy.
Câu hỏi được đặt ra, “Tại sao loài cây loài thực vật có thể phân ra nhiều cây, mà chúng sanh là hữu tình thì chỉ có một thôi?”
Và câu trả lời, “Đó là do ngã chấp”. Cái ngã chấp là cái gì khiến cho đời sống chúng ta chỉ có một mà không có nhiều được.
TT Giác Đẳng giảng "Thập Nhị Nhân Duyên - Minh Hạnh chuyển biên)
Cổ Học Tinh Hoa
CAN VUA BỎ RƯỢU
Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước. Huyền Chương can, nói: "Nhà vua uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận."
Ngay lúc ấy án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: "Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc."
Án Tử nói: "May lắm! May mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa!"
Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, tự hôm đó chừa rượu.
Án Tử Xuân Thu
GIẢI NGHĨA
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Hạ thần: Hạ: dưới, thần: bầy tôi. Tiếng bầy tôi xưng với vua.
Tự tận: Tự mình làm cho mình chết.
Yết kiến: Vào hầu.
Kiệt, Trụ: Hai vua tàn bạo, độc ác say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗi mất nước.
Tỉnh ngộ: Đang say mê việc gì mà biết hối lại.
Án Tử Xuân Thu: Bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của Án Tử. Án Tử tức Án Anh, tên tự là Bình Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, có tính cần kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Đại bàng và cáo
Đại bàng chộp được một con cáo con và định mang đi. Cáo mẹ cầu xin đại bàng xót thương nó. Đại bàng nghĩ bụng: "Cáo có thể làm gì được ta? Tổ của ta ở cao tít trên cây tùng. Cáo không thể với tới ta được."
Và đại bàng bắt cáo con mang đi. Cáo mẹ bèn chạy ra cánh đồng, lấy một thanh củi đang cháy của người ta và tha về dưới gốc cây tùng. Cáo mẹ định đốt cháy cây tùng; bấy giờ đại bàng phải lên tiếng van xin tha thứ và mang trả cáo con cho cáo mẹ
Chuyện cười trong ngày
Tốc độ phát triển các nước!
Trong một cuộc thi về tốc độ phát triển các nước trên thế giới , Có 3 nước tham gia là Mỹ , Nhật và Việt Nam.
Nước Mỹ lên tiếng trước...
- "Nước tôi là số 1, Nếu chúng tôi đào xuống đất 10m thì phát hiện ra dây điện ngầm...trong khi các anh còn chưa có dây điện trần.Nguồn điện bắt đầu từ đó."
- Nước Nhật tức giận..."Như thế mà cho là phát triển hả? Nếu như chúng tôi đào xuống 50m thì đó là nơi chúng tôi chôn dây cáp quang...Đó là lúc internet xuất hiện đầu tiên."
Đến lượt Việt Nam: Loay hoay mãi chẳng biết làm sao? Nhưng vì cuộc thi nên cũng phải đào... Đào mãi , đào mãi chẵng thấy dây gì..Suy nghĩ một hồi rồi trịnh trọng tuyên bố:
- "Các nước mấy chú còn lạc hậu quá.! Chúng tôi đào hoài mà không thấy gì chứng tỏ lúc bấy giờ nước tôi đã bắt đầu dùng wireless (không dây)..."
Tuesday, March 26, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Tại sao gọi là Y Cà Sa
Hỏi: Tại sao gọi là y ca sa?
(Giảng trong lớp Diệu Pháp, ngày 27-2-2004 - Minh Hạnh chuyển biên)
ĐĐ Uyên Minh: Trước khi giải thích câu này chúng tôi xin đi một vòng, tức là có một số các Phật ngữ, có một số chữ dùng trong nhân gian Trung Quốc và Việt Nam mà mình dùng quen mình cứ tưởng ý nghĩa gì cao siêu lắm, nhưng nếu đi nghiêng cứu cội nguồn chút xíu thì cũng chỉ bình thường thôi, và có nhiều chữ dùng ở trong nhân gian chúng tôi nghĩ rằng có một lúc nào chúng ta để ý thì chúng ta mới giựt mình rằng những chữ mà chúng ta vay mượn từ những nền văn hóa khác,.
Đặc biệt là văn hóa Phật Giáo, thí dụ như chúng ta thấy bên Tàu có loại ngọc lưu ly, theo chỗ chúng tôi nghiên cứu được biết trước khi Phật Giáo du nhập, thì ngọc lưu ly người Tàu không gọi là ngọc lưu ly, nhưng từ khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc buổi đầu, thì Phật Giáo tạm được gọi là món ăn mang tánh cách quí tộc, là vì Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc buổi đầu theo chân của một vài vị người Ấn, gọi theo người Tàu là Hồ Tăng xứ Tây vực, những vị này buổi đầu chỉ được các giới vua quan quyền chức biết đến thôi. Rồi thêm một cái nữa là người Tàu hay người Việt Nam ngày xưa chỉ có người có tiền ăn học tới nơi tới chốn, còn phần nhiều dân nghèo thì không được biết chữ biết nghĩa nhiều, mà muốn hiểu Đạo Phật thì chúng ta cần cái nền tảng văn hóa căn bản của đạo Khổng, đạo Lão v.v…
Muốn có được những kiến thức đó, chúng ta phải có một điều kiện ăn học tương đối kha khá một chút, cho nên từ kinh điển Phật Giáo, rồi ngôn ngữ Phật Giáo thì trước hết được phát triển trong giới trí thức, rồi từ từ mới đi ra ngoài nhân gian. Tức là Phật Giáo du nhập vào Trung Quốc từ ở trên đi xuống, chứ không phải đi ngang như đi vào Việt Nam, chúng ta phải nói rõ như vậy. Cho nên chữ lưu ly chẳng hạn cũng từ chữ Phạn (Pali) là chữ van.n.a tức là ngọc lưu ly, và loài hoa lài trước khi Đạo Phật du nhập vào Trung Quốc, cũng có một từ khác để gọi, nhưng khi Đạo Phật du nhập vào thì những người trí thức họ không muốn gọi hoa lài bằng tên cũ nữa mà họ gọi bằng hoa Mạc Lợi để chứng tỏ là mình có học, và chữ Mạc Lợi từ đâu ra, nó từ chữ Mallikà của chữ Phạn mà ra, chữ Mallikà là hoa Lài (Jasmine) nhưng đối với trí thức họ thích dùng chữ đó hơn. Giống như ở Việt Nam, người Sàigòn bây giờ có phong trào thỉnh thoảng họ nói chuyện họ vẫn pha tiếng Anh tiếng Mỹ vào trong đó để chứng tỏ là họ có học, cũng là người có nếp sống hiện đại chẳng hạn. Thi` người Tàu thời xưa cũng như vậy, khi họ được nghe, được tiếp xúc với kinh điển, với Chư Tăng với kinh điển, với sách vở Phật Giáo, họ đi nghe giảng cũng được thâm nhiễm phần nào trong đó.
Rồi chữ ca sa từ chữ Phạn là kasava, kasava là màu, là tên của màu đà , có hai nguồn giải thích khác nhau, có nguồn giải thích rằng kasava này là màu vàng đất, rồi có một nguồn giải thích rằng sở dĩ Đức Phật Ngài gọi y chư Tăng là y kasava là bởi vì màu đất là màu căn bản, nó vừa giản dị và nó vừa không dơ, bởi vi` nó đã là màu đất cho nên nếu nó có dính đất thì nhìn vào không thấy. Nhờ vậy đối với người tu hành cũng không bị khó khăn trong chuyện mình bảo trì lá y của mình, giữ sạch sẽ, nếu có đi những chuyến du hóa đường dài để khất thực chẳng hạn có bị mưa gió bão bùng nếu có bị dính sình dính đất thì nhìn cũng không đến nỗi là bẩn mắt, không có khó chịu cho đại chúng lắm bởi vì căn bản thì lá y của mình đã giống màu đất vàng rồi, đó là một lối giải thích.
Giải thích khác mà chúng tôi được đọc, theo ông Hoàng Sơn Quí thì màu vàng đó, bởi vì đây là kasava, là màu áo của người tử tù Ấn Độ xưa, người Ấn xưa những người tử tù họ mặc màu áo kasava này, mà người tu chọn màu áo này là bởi viì người đó luôn luôn sống trong tâm trạng của người tử tù là luôn luôn ý thức được rằng chuyện đời là phù du, sống nay chết mai, những chuyện mà vinh nhục thành bại đắc thất trong đời này đều là chuyện mong manh như sương như khói, chính vì vậy mà Đức Phật Ngài đã chọn màu này .
Tuy nhiên đó là lối giải thích mà chúng tôi đã đọc được ở các tài liệu và chúng tôi chia sẻ đến các vị mà thôi, chứ thật ra trong luật tạng, Đức Thế Tôn Ngài cho ba màu, chứ không phải chỉ có một màu, đó là màu vàng, màu đà, và màu đất. Và từ đó qua giòng chảy của lịch sử, qua thời gian, qua các điều kiện của xã hội, khi Phật Giáo du nhập vào các xứ do các điều kiện. Điều kiện không phải lúc nào cũng thoải mái dễ dàng, có nhiều khi màu vàng được biến thể ra nhiều màu vàng khác nhau. Nhiều khi chúng ta nhìn vào trong một hội chúng chư Tăng, Đức Phật Ngài cho có ba màu thôi, mà trong một hội chúng chư Tăng thí dụ như 5, 7 chục vị mình ngó kỹ kỹ hình như 5, 7 màu lận, thì chắc chắn là trong đó có những màu không đúng lắm.
Nhưng chúng ta cũng khó quá, bởi vì do điều kiện mà thôi, chẳng hạn màu y mà chúng tôi thường mặc thì không biết là gọi màu gì, nhưng chúng tôi nhớ không lầm thì người Mỹ gọi là màu creame yellow hoặc gọi theo Việt Nam thi` gọi là màu dưa cải, màu này TT Giác Đẳng cũng thường mặc và các vị Chư Tăng Thái Lan theo trường phái Đầu Đà trong rừng các Ngài cũng mặc màu y này và những y này thỉnh từ bên Thái do trường phái Đầu Đà mặc, còn có một số vị mặc màu vàng, có một số thì hợp với màu đà như chư Tăng Miến Điện chẳng hạn.
Chữ kasava chỉ là tên màu thôi chứ không có gì hết, từ chữ kasava này các vị dịch kinh họ âm ra, chữ kasava không phải là chữ dịch, mà là chữ âm, cũng giống như Washington mà được âm thành Hoa Thịnh Đốn hoặc San Fransico âm thành Cựu Kim Sơn. Những chữ đó cũng chỉ là chữ âm thôi, chứ không phải chữ dịch. Thì ở đây, chúng tôi trình bày ý nghĩa của chữ ca sa là như vậy. Tức là bản thân của chữ ca sa không có gì là cao siêu là đặc biệt hết, chỉ là tên của một màu giống như là xanh vàng đỏ trắng mà thôi chứ nó không có gì hết, cái quan trọng là Đức Thế Tôn Ngài đã cho phép các vị Tỳ kheo mặc ba màu trong điều kiện mà mình có được thì được gọi là y ca sa, chứ đừng có nghĩ rằng y ca sa này có ý nghĩa gì khác .
Mỗi Ngày Trầm Tư Về Sinh Tử
Chiêm Nghiệm và Thực Tập Phật Pháp
Bởi vì muốn hạnh phúc nên chúng ta tránh né đau khổ. Do chúng ta tránh né đau khổ, sợ hãi phát sanh.
Đức Phật nói rõ rằng, “Ái dục sanh sợ hãi, ái dục sanh lo âu, ái dục sanh sầu muộn”
Sợ hãi biểu lộ qua nhiều dấu hiệu trong đời sống hằng ngày. Chúng ta không ước đoán và không lường được nó. Chúng ta cố sắm cho mình những mặt nạ và với chiếc mặt nạ đó chúng ta cảm thấy yên tâm sống.
Chúng ta sống không thành thật với chính mình,
Khi chúng ta sợ hãi và chúng ta tự khinh an lấy chính mình.
TT Giác Đẳng - Thập Nhị Nhân Duyên - Minh Hạnh
Cổ Học Tinh Hoa
CÁI ĐƯỢC CÁI MẤT CỦA NGƯỜI LÀM QUAN
Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời.
Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng: "Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì?"
Khổng Miệt thưa:
"Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế mà họ hàng không thân thiết; công việc nhiều không thể đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà ăn ở với bầu bạn không được trọn vẹn".
Đức Khổng Tử nghe nói không bằng lòng.
Sau ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt.
Bật Tử Tiện thưa: "Từ khi tôi ra làm quan, chưa mất điều gì, mà đã được ba điều: Những điều trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học càng rõ; bổng lộc dù bạc, cũng có thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, vì thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận, song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà bầu bạn càng thân".
Đức Khổng Tử nghe nói khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử".
Gia Ngữ
GIẢI NGHĨA
Chu cấp: Chu - giúp, cấp - cho, giúp đỡ cho người ta những cái mà người cần đến.
Thân thiết: Gần gũi năng đi lại.
Thực hành: Đem ra làm thật sự.
Bạc: Mỏng, đối lại với hậu, đây là ít ỏi.
LỜI BÀN
Hai đoạn này bày ra hai cái cảnh phản đối lại hẳn với nhau. Cũng là làm quan, mà một đàng "mất" một đàng "được" khác nhau chẳng qua là chỉ do tự mình cả, chớ không phải nghề làm quan bó buộc mình phải như thế. Đức Khổng Tử khen người "được" là quân tử, thì tất bỉ người "mất" là tiểu nhân. Ôi! làm quan tuy là bận việc, tuy là ít lương, tuy là hẹp thời giờ, mà vẫn học hành cho rộng thêm trí thức mà vẫn chu cấp được cả cho bà con, mà vẫn ân cần cả với chúng bạn, thì cũng đáng phục là ông quan quân tử thật.
.
.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Biển, sông và suối
Một bác mu-gích tranh luận với một bác mu-gich khác là bác ta có thể uống rất nhiều nước. Bác ta nói:
- Tôi có thể uống cạn biển.
- Anh không uống nổi.
- Uống nổi? Cuộc nào! Tôi cuộc một ngàn rúp là tôi uống cạn sạch được biển.
Sáng ra người ta kéo đến gặp bác mu-gích:
- Thế nào, đi ra uống cạn biển hay nộp đây một ngàn rúp đi!
Bác mu-gích trả lời:
- Tôi đã nhận uống cạn biển, tôi sẽ uống cạn. Nhưng tôi không nhận uống tất cả các con sông. Các người hãy chặn tất cả sông suối lại không cho nước chảy vào biển, bấy giờ tôi sẽ uống cạn biển.
Chuyện cười trong ngày
Gia phả
Gia đình Smith rất tự hào về truyền thống của gia đình họ. Tổ tiên của họ đã đến Mỹ từ rất lâu rồi. Gia đình họ từ đời này sang đời khác gồm nhiều Thượng nghị sĩ nổi tiếng và các nhà kinh doanh tài ba.
Vì thế họ quyết định làm một cuốn gia phả để lại cho con cháu đời sau. Họ mướn một tác giả nổi tiếng. Nhưng lại có vấn đề nảy sinh đó là trong dòng họ duy nhất có chú George, người đã bị kết án tử hình trên ghế điện.
Ông tác giả nối rằng ông ta có thể giải quyết êm thắm vấn đề này.
Khi cuốn sách được làm xong. Ở một đoạn trong đó có ghi: "Chú George đã giữ một ghế quan trọng hoạt động bằng điện trong một cơ quan chính phủ, nó gắn với ông bởi một mối liên kết chắc chắn và cái chết của ông đến như một cú sốc mạnh."!!!
Monday, March 25, 2013
Phật Học Vấn Đạo - một người gặp chuyện khổ đau, đi vào Đạo Phật có tín tâm hơn và bền vững
Hỏi: Một người gặp chuyện khổ đau, đi vào Đạo Phật có tín tâm hơn và bền vững, vậy một người chỉ đọc kinh điển mà có tín tâm thì tín tâm đó có bền hay không?
(giảng trong lớp Diệu Pháp ngày 28-4-2004 Minh Hạnh chuyển biên)
TT Trí Siêu trả lời: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ở đây chúng ta nói đến tín tâm, không phải là một người bị khổ mà họ đi vào trong Đạo Phật họ có tín tâm nhiều hay là bền vững, chúng ta còn xét lại, chúng ta chưa vội đưa đến kết luận như thế, vì sao?.
Ở đây thưa quí vị, có những người trong đời này họ không từng bị khổ, hoặc ít bị khổ, nhưng do nơi có phước báu duyên lành họ đã tạo nhiều trong quá khứ, cho nên ngay trong hiện tại họ sẵn sàng để lãnh hội giáo pháp, và khi họ được nghe giáo pháp thì lúc bấy giờ tín tâm của họ bừng sáng sanh khởi một cách mãnh liệt.
Như trường hợp chúng ta thấy hai người bạn hữu, tức là Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền Liên, chúng ta biết xuất thân của hai vị này là con của gia đình thế gia vọng tộc, của những gia đình trưởng giả giàu có nhất ở trong một làng. Nhưng hai vị này do hạnh nguyện ở quá khứ, chỉ mong cầu tìm được chân lỳ, cho đến một ngày kia hai anh em bạn rủ nhau đi xem một tuồng hát nhân một hội lễ Kiết Tường, chúng ta tạm gọi là hội lễ ngày tết, rồi khi họ xem các diễn viên diễn tuồng trên sân khấu thì họ sớm nhận thức được rằng cuộc đời này cũng giống như một vở kịch trên sân khấu, và khi họ nhận thức được như vậy họ mới nhàm chán, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Buổi đầu thì họ xuất gia theo phái Saniaya, nhưng sau một thời gian họ nhận thức rằng đi theo con đường này không đưa đến mục đích giải thoát gì cả. Rồi một ngày kia khi họ gặp Tôn Giả A Xà Chí (Asvajit) và vị Tôn Giả này đã dậy cho họ bài kệ nói về "Chư pháp tùng duyên sanh, chư pháp tùng duyên diệt, Đức Như Lai đã nói, và đó là lời dậy của bậc Samôn", khi nghe được câu nói đó, nghe được bài kệ đó thì hai vị này, trước nhất là Tôn Giả Xá Lợi Phất đã liễu ngộ được chân lý chứng quả Tu Đà Hườn, và khi bài kệ này được lập lại cho người bạn của mình là Kolita tức là ngài Mục Kiền Liên nghe xong cũng chứng quả Tu Đà Hườn.
Thì chúng ta thấy rõ với hạng người thứ nhất là hạng người không bị khổ, họ đi vào trong Phật Pháp họ vẫn khởi lên lòng tịnh tín được là bởi vì do duyên lành ở quá khứ và do trí tuệ của họ quá thuần thục trong pháp.
Còn hạng người thứ hai mới là hạng người họ bị khổ, họ thấy sự khổ rồi họ mới giác ngộ để tu hành, họ mới khởi niềm tin nơi Phật Pháp và họ quyết tâm tu tập được. Như nàng Pàtacàrà trong một thời gian ngắn đã bị mất mát, một sự mất mát lớn, chồng chết, hai đứa con trai bé bỏng của nàng cũng chết, trở về nương nhờ nơi cha mẹ, mẹ cha cũng chết, người anh trai của nàng cũng chết, trong một thời gian ngắn mà tất cả người thân đều ra đi bỏ nàng ở lại cõi đời bơ vơ một mình, thì nàng khổ đau đến mức độ điên loạn cả tâm trí, cuối cùng khi mà nàng gặp được Đức Phật giữa hội chúng và Đức Phật đã khai thị cho nàng, thuyết pháp cho nàng, nàng đã hiểu được và giác ngộ được bản chất của thế gian này là như thế nào, xuất gia làm Tỳ kheo Ni và chứng quả A La Hán.
Và cũng có một trường hợp khác là có những người đời sống của họ hạnh phúc an lạc, thì họ mê say trong cái hạnh phúc an lạc đó, họ say men hạnh phúc đó, họ không nghĩ tưởng đến, họ không có niềm tin nơi Phật Pháp, họ không hướng đến việc tu tập
Và hạng người thứ tư, cũng có những người đời sống của họ đau khổ cùng cực, nhưng họ lại chấp nhận tình trạng đau khổ đó với nước mắt đầy mặt, mà vẫn không hề thức tỉnh để tu tập, nếu chúng ta nói giáo pháp với họ thi` họ chỉ sống trong trạng thái mơ mơ hồ hồ và họ sẽ không có sự ý thức gì hết,.
Thì trong các trường hợp đó, bất luận sự việc gi` khi được nói ra chúng ta đều phải dùng trí để mà chúng ta phân tách có những trường hợp xảy ra như thế, như vậy thì sự kết luận của chúng ta mới không bị nhằm lẫn, ở đây chúng tôi xin được giải thích câu hỏi này là như vậy.
Subscribe to:
Posts (Atom)