Wednesday, November 30, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Trái tim mang nhiều thương tích

 TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH

Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật đẹp, thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.

Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ mới nhận ra đó là hình một trái tim...

Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ, nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Mọi người bắt đầu bàn tán và tỏ ý không hiểu ý nghĩa hình vẽ trái tim của ông lão.

Chàng trai thắc mắc: - Cụ ơi! Cháu không hiểu vì sao cụ lại vẽ trái tim như vậy? Làm sao trái tim lại mang nhiều vết sẹo và ráp nối như thế?

Ông cụ mỉm cười rồi nói:

- Đúng! Trái tim của ta có thể không hoàn hảo, nhưng nó là một trái tim thực sự. Đấy chỉ là do trái tim này đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Hãy nhìn những dấu vết này! Tuy có nhiều thương tích nhưng tôi luôn tự hào về nó. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được... thì ngược lại, họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Những mảnh tim này không hoàn toàn giống nhau: phần trái tim mà cha mẹ cho tôi bao giờ cũng lớn hơn phần tôi trao lại; con gái tôi dành cho tôi phần trái tim trong trẻo nhất; bạn đời tôi tặng cho tôi phần trái tim đẹp nhất và chung thủy nhất... Những mảnh tim ấy đã ghép vào nhau và tạo thành những vết chắp vá của trái tim tôi. Chính điều này luôn nhắc trái tim tôi nhớ về những người mà tôi yêu dấu, những tình yêu mà tôi đã được chia sẻ trong đời...

Ông lão nói tiếp:

- Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống, và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Chàng trai ạ, nhờ những mảnh chắp vá này mà trái tim của tôi có sức sống mãnh liệt, trưởng thành và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn, sâu sắc hơn đấy.

Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động đang trào dâng trong lòng. Anh tự hào cầm bút cắt đi một mảnh trong trái tim hoàn hảo của mình và đắp vào một phần khuyết của trái tim ông lão. Đáp lại, ông lão cũng tặng anh một mảnh trái tim ông.

Giờ đây, trái tim của chàng trai đã co một vết sẹo. Tuy không còn hoàn hảo nữa, nhưng chàng trai cảm thấy trái tim mình đầy sức sống hơn bao giờ hết. Anh nhận ra sức mạnh và vẻ đẹp của trái tim không phải ở chỗ nó được giữ kĩ để không có một vết tích, tổn thương nào của cuộc đời – mà trái lại, càng hòa nhập và biết chia sẻ, dám yêu, dám sống và sẵn sàng cho đi, trái tim của con người càng trở nên nhạy cảm, sâu sắc và đập mạnh mẽ hơn.

“Đôi lúc trái tim cũng cần phải biết buồn đau, biết khóc để cảm nhận được giá trị của sự yêu thương; và biết cho đi để cảm nhận niềm vui, hạnh phúc của sự chia sẻ...”


Theo The Real Heart

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - TAY QUÈ, MẶC TAY

                                                    TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 TAY QUÈ, MẶC TAY

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 

 

Xưa có một nhà có đứa con gái đã nhận gả cho một nhà ở trong làng. Nhà trai sêu tết đã đôi ba năm, và nhà gái đã hẹn đến năm sau cho cưới. Hai đứa con trai, con gái cũng có lòng ưa nhau. Chẳng may trong năm, đứa con trai trèo cây thế nào, ngã què tay. Cha mẹ đứa con gái toan lật không muốn cho cưới, định đem gả cho nhà khác. Nhưng đứa con gái nhứt định không nghe. Cha mẹ bảo sao cũng không được, ai nói gì, thì nó chỉ hát rằng :


« Hai tay vịn bẻ chanh, chè,

Vừa đôi thì lấy, tay què mặc tay ».


Cha mẹ sau phải thuận theo ý nó vậy.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - Lấy Của Ban Ngày

 Lấy Của Ban Ngày


Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng được." Lấy rồi đem đi. Người ta theo đòi tiền. Anh ta nói: "Lửa tham nó bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ tôi cứ tưởng của tôi cả, không còn trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ cho tôi, sau nầy tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại". Người coi chợ thấy càn dỡ, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại cho người ấy. Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng:

"Thế gian còn nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dụng thiên phương, bách kế ngấm ngầm lấy của của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày so với những kẻ ấy thì lại chẳng hơn ư? Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!"

Lời Bàn:

Đã là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to, tai lớn, vì ham mê phú quý mà lường thầy, phản bạn, hại ngầm đồng bào so với những quân cắp đường, cắp chợ giữa ban ngày để nuôi miệng thì tội đến nặng hơn biết bao nhiêu. Thế mà trách đời chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.

Chú thích:

Long Môn Tử: tức là Tư Mã Thiên làm quan Thái Sư nhà Hán là một nhà sử ký có danh.

Hiếu lợi: ham tiền của quên cả phải trái.

Lửa tham: lòng tham muốn bốc lên làm ngốt người.

Mờ cả hai con mắt: chỉ để cả vào của muốn lấy, ngoài ra không trông thấy gì nữa.

Thế gian: cõi đời người ta ở.

Thiên phương bách kế: mưu này, chước khác xoay đủ trăm nghìn cấp.

Ban ngày: lúc sáng sủa dễ trông thấy.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 HỎI LẠI LÒNG MÌNH


Một đệ tử hỏi Thiền Sư: - Có phương pháp nào bỏ sắc dục được không? Con nặng về sắc dục quá! Thiền sư hỏi: - Bộ muốn bỏ sao? - Muốn lắm mà bỏ không được! - Đừng hỏi phương pháp mà hỏi lại lòng mình xem, có muốn bỏ thiệt hôn? Hễ nếu thiệt muốn bỏ thì nó rớt ngay.

Thiền Sư với lấy cái ly nói:

- Cũng như mình cầm cái ly, muốn bỏ thì nó rớt liền, chứ khỏi hỏi phương pháp buông ra làm sao, buông ngón nào trước, ngón nào sau. Hãy hỏi lại lòng mình xem, có muốn buông không? Nếu không muốn buông, dù người ta gở tay liệng đi, mình cũng lượm lại.

Truyện cười trong ngày

 Xem nồi

Bố đang dặn dò các con:

– Bố:Các con ah,Ông cha ta có câu “Ăn xem nồi,ngồi xem hướng”. Bố dừng lại và quay sang cu Tý

– Tý…theo con thì con sẽ ngồi hướng nào?

– Tý:(suy nghĩ…) ah,con sẽ ngồi chỗ nào gần nồi.

– Bố:(thắc mắc) tại sao con lại ngồi gần nồi?

– Tý:(nhanh nhẩu) con nghe bố dạy “ăn xem nồi,ngồi xem hướng”. Nên con chọn hướng đó để còn xem nồi ạ.

– Bố: ôi…i….trời….

Tuesday, November 29, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Của Mình - Của Người

                                                         Của Mình - Của Người


Xưa có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói Rằm Tháng Bảy cúng dường Tam Bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để khỏi nghèo khổ nữa.

Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị nấu cơm: "Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho". Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ. Bẵng đi một thời gian dài, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.

Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà Vua muốn chọn người làm vợ Thái Tử nhưng thấy mỹ nhân nào Thái Tử cũng từ chối. Vua ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái Tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn.

Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vậy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Cô được cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới năm cô 18 tuổi ông dẫn đến trình nhà Vua. Vua gọi Thái Tử lại, vừa thấy cô bé Thái Tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông Cung Thái Tử cưới làm vợ.

Khi Vua băng hà, Thái Tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng Hậu. Khi làm Hoàng Hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm gì mà được phước thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra. Một hôm, Hoàng Hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở vô ngôi chùa ngày xưa.

Nhưng lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà thầy trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chiêng trống đón. Bây giờ Hoàng Hậu đem nhiều tài vật đến nhưng thầy trụ trì không đánh chuông trống đón. Lấy làm lạ, Hoàng Hậu gặp thầy trụ trì hỏi "Thưa Thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay, con là Hoàng Hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết?”.

Thầy đáp: "Ngày xưa hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng Hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."


TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ANH CÂM BẬT NÓI

                                                              TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 ANH CÂM BẬT NÓI

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 


Xưa có một thằng câm đi đánh cá, đánh được ít nhiều còn để ở trong đó cả. Bữa cơm về ăn khi vội, bỏ quên cái đó trên bờ ao. Đến lúc cơm xong chạy ra tìm đó, thì trời mưa đổ xuống như trút, mà cái đó thì đã mất từ bao giờ không biết.

Phần mất đó tiếc cá, phần bị mưa ướt hết quần áo, thằng câm vừa giận người, vừa căm trời quá, thế nào tự nhiên, bật ra được mà chửi câu rằng :


« Trời mưa, trời gió,

Vác đó đi đơm,

Chạy về ăn cơm,

Trở ra mất đó,

Cha mẹ con chó,

Lấy đó tao đi ! »


Rồi thành vì bữa căm tức ấy mà từ đó thằng câm hóa nói được, và câu nó nói ấy thành ra câu trẻ con bây giờ vẫn thường hát.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - lợi mê lòng người

 Lợi Mê Lòng Người

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: “Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái này”. Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa.

Người đàn bà cãi: “Ông mất cái áo thâm, tôi biết đấy là đâu. Áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra”.

Anh kia nói: “Chị cứ phải đền trả áo cho tôi. Cái áo thâm tôi mất dày, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cái áo thâm dày cho tôi, còn phải nói lôi thôi gì nữa!”

(Tử Hoa Tử)

GIẢI NGHĨA:

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất, ở vào huyện Thuợng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

Thâm: Sắc đen.

Níu: Giằng dai giữ lại không cho đi.

LỜI BÀN:

Mất áo trong nhà mà ra đường tìm, đã là chuyện bật cười. Mất áo đàn ông mà đòi áo đàn bà lại là chuyện bật cười. Mất áo thâm dày bắt đền áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữa. Ôi cái lợi nó làm cho lòng người mê muội, chỉ biết có mình không biết có ai, chỉ vụ lợi cho mình mà quên cả phải tráị Kẻ nào đã vụ lợi như thế, thì cái gì mà chẳng dám làm, cái gì mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây giờ biết bao nhiêu phường đòi áo như người nói trong truyện này.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Cuộc Sống

 MÀI GẠCH LÀM KÍNH


Hoài Nhượng thiền sư hỏi Mã Tổ:

“Ngươi làm gì đó?”

“Ngồi thiền mà!”

“Tại sao phải ngồi thiền?”

“Vì muốn thành Phật”.

Hoài Nhượng thiền sư nghe xong liền nhặt những thớt gạch chất kế bên chân chẳng nói chẳng năng gì, cứ cắm cúi mài gạch trên đá. Trông thấy cử chỉ quái gở của sư phụ, Mã Tổ giật mình hỏi:

“Sư phụ! Ngài làm gì thế?”

“Mài gạch”.

“Tại sao mài gạch?”

“Vì muốn mài gạch thành gương soi”.

“Nhưng bạch sư phụ! gạch có mài thế nào cũng không thể thành kiếng gương được!”

“Ồ, vậy sao? Nếu ngươi hiểu rõ đạo lý này, tại sao ngươi còn muốn ngồi thiền để thành Phật? Tọa thiền cũng không thể thành Phật đâu!”

Mã Tổ nhất thời đã không lời đáp lại.

Một lát sau, Mã Tổ lại thỉnh giáo với Hoài Nhương thiền sư:

“Đệ tử phải làm thế nào?”

“Một người đang khiển xe bò, xe bò bất động, theo ngươi nên dùng roi đánh xe, hay dùng roi đánh bò?”

Truyện cười trong ngày

 Đúng tiêu chuẩn

Cậu con trai dẫn người yêu về nhà giới thiệu với mẹ:

– Mẹ ạ, đây là một cô gái tuyệt vời, việc nữ công gia chánh cô ấy làm hoàn hảo. Cô ấy cũng thích làm bánh ngọt giống mẹ.

– Hay quá, con trai mẹ giỏi lắm! 50 franc một ngày, con hãy bảo cô ấy đến vào thứ ba và thứ sáu.


Monday, November 28, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Động cửa thiền

 Động cửa thiền

Tâm Không Vĩnh Hữu


Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật. Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan.. Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt như người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất.

Cô gái lạ lùng vì nổi bật giữa đám đông do có một sắc đẹp mê hồn, phải công nhận là tuyệt thế giai nhân. Dáng cao hơn một thước bảy. Tóc đen óng ả phủ dài xuống lưng. Những vòng đo lý tưởng. Đầy đặn và trắng trẻo. Gương mặt khả ái, sáng sủa. Nếu không là hoa hậu hoa khôi, thì cũng là người mẫu tầm cỡ ngôi sao. Không ai có thể nhăn mặt bực mình trước cái Đẹp bao giờ. Có điều, chỉ vì cô gái đã tự chọn cho mình bộ trang phục quá độc đáo, quá quái gở.. Chiếc váy ngắn cũn cỡn, tưởng như không còn kiểu nào ngắn hơn, khoe cặp giò dài khêu gợi. Chiếc áo thun bó sát ôm lấy thân trên bốc lửa, thân áo trước và thân áo sau được liền lạc với nhau chỉ bằng hai sợi dây mỏng mảnh vắt qua hai bên bờ vai tròn trịa và đầy đặn. Đẹp không chê vào đâu được, nhưng nếu cô ta đang đứng trên sàn diễn, hoặc đi trên phố cờ hoa rực rỡ ngoài kia. Đằng này, cô ta lại xuất hiện ngay chốn già lam tôn nghiêm thanh tịnh mới gây nên những nỗi bất bình từ những người chung quanh. Sự phẩn nộ, ghê sợ hiện rõ trên gương mặt những ai nhìn thấy cô gái, nhưng chưa ai lên tiếng thẳng thắn góp ý với con người lạ lùng, chỉ mới nghe những lời chê trách đàm tiếu nho nhỏ phía sau lưng người đẹp.

Một anh huynh trưởng gia đình Phật tử bước lại bên cô gái bằng sự nổ lực phi thường, can đảm tột bực, đưa cho cô ta một chiếc áo tràng màu lam, giọng nhã nhặn:

- Chào chị, chị vui lòng mặc chiếc áo này vào, nếu cần thì chị có thể mặc luôn về nhà, tôi rất lấy làm hân hạnh khi được tặng chị nhân ngày đầu năm mới!

Cô gái tròn xoe đôi mắt, nhìn anh huynh trưởng, rồi nhìn chiếc áo tràng với vẻ kinh ngạc, thản nhiên lắc đầu...

Anh huynh trưởng bực bội, giứ chiếc áo tràng tới, nói:

- Chị làm ơn mặc vào giùm cho. Đừng để mọi người khó chịu, và đừng để chư tăng nhìn thấy được mà tổn đức đó!

Cô gái nhíu cặp chân mày lá liễu, hỏi cộc lốc:

- Vì sao?

Anh huynh trưởng không còn tự chủ được, cáu gắt:

- Chị còn chưa hiểu vì sao ư? Nơi đây là chốn tôn nghiêm, không phải chỗ chợ búa hay sân khấu kịch trường, cho nên trang phục trên người chị không phù hợp chút nào, rất chướng mắt mọi người. Chị thật tình không biết, hay giả bộ không biết?

Cô gái phì cười, một nụ cười tươi tắn tuyệt đẹp, lắc đầu:

- Biết làm gì để vướng? Ai thấy chướng thì đừng nhìn. Mấy người đi chùa lễ Phật bái tăng, hay là đến đây để nhìn ngắm nhau? Ai tu nấy chứng, hãy để cho tôi yên!

Anh huynh trưởng cứng họng, không biết phải xử sao, trong lúc nhất thời đành đứng đực ra đó với chiếc áo tràng trên tay. Thời may, có một vị sư trẻ bước lại đứng trước cô gái, xá dài một cái, cất giọng từ tốn:

- A Di Đà Phật! Cửa Từ Bi luôn rộng mở để phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, trẻ già nữ nam… Nhưng, đừng vì vậy mà xem thường chốn thanh tịnh, tạo nên phiền toái. Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, chị ăn mặc như vậy mà vào chùa, có khác nào báng bổ đạo giáo, xúc phạm Tam Bảo? Mong chị hoan hỷ mặc áo tràng vào cho…

Cô gái cười duyên dáng, hỏi:

- Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?

Vị tăng trẻ lúng túng:

- Ờ… thì… rất hở hang … không nghiêm túc kín đáo…và…

Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực đầy sức sống, thản nhiên nói:

- Thầy tu hành mà còn chấp quá! Tâm của thầy còn động lắm. Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn còn vướng điều phàm tục. Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nhìn thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!

Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nhìn chăm chăm xuống đất, bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân… Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng:

- Anh có vui lòng chỉ cho tôi tịnh thất của sư trụ trì không? Tôi đang rất muốn được vào vấn an ngài, và thỉnh giáo đôi điều…

Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặt lưỡi:

- Dẫn chị vào tịnh thất của thầy trụ trì thì thật là không nên chút nào.. Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, vì chắc tình huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái!

Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo mình, băng qua đám đông, vào phía dãy nhà sau chánh điện. Anh ta dừng lại trước cửa một căn phòng, quay sang nói với cô gái:

- Chị vui lòng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với thầy trước, khi nào thầy đồng ý tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?

- Ô-kê!

Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẫm, đưa tay gõ cửa ba cái. Bên trong có tiếng vọng ra: "Ai? Cần gì?". Anh huynh trưởng cao giọng:

- Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, huynh trưởng gia đình Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với thầy ạ!

Bên trong phòng vang lên giọng sang sảng:

- Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá!

Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại. Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức.. Chừng mười phút sau, cửa mở, anh huynh trưởng bước ra, nói:

- Chị được phép vào. Nhớ giữ ý giữ tứ một chút nhé!

Cô gái cười khẩy, bước vào phòng. Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào. Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa:

- Bạch thầy, con có thắc mắc xin thầy điểm giáo…

- Cứ hỏi. Đây nghe.

- Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái tăng, lại bị mọi người chê trách chỉ trích, bị tăng phê bình bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai?

- Ai cũng đúng. Ai cũng sai.

- Bạch thầy, người phàm cố chấp đã đành, nhưng người đã xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con, xin hỏi thầy là đúng hay sai?

- Vừa sai, vừa đúng!

- Sao là sai? Sao là đúng?

- Sai, vì tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt. Đúng, vì giữ gìn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm, đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp!

- Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thậït ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động. Phải vậy chăng?

- Thật hay! Thật hay!

- Vậy, theo thầy thì con ăn mặc ra sao?

- Bình thường.

- Đáng trách hay đáng khen ạ?

- Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng. Tiết kiệm. Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo, không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây, thì thật là đáng khen ngợi. Nếu mặc vào mà luôn thấy bị gò bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái đi đứng nằm ngồi thì thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách! Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú. Sư trụ trì bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đã rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất. Rồi im lặng như tờ. Cô gái cất tiếng:

- Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch!

- Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự?

- …

- Im lặng, tức đã thú nhận.

- …

- Cô mang một chút am hiểu giáo lý nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh Động, cố tâm cố ý vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của tăng ni giáo đồ. Sự cố ý làm cho người khác chao đảo tâm ý chính là ác tâm, chính là động rồi đó!

- Bạch thầy, quả đúng là con động. Nhưng đâu phải thấy người động mà mình phải động theo, phải vậy không thầy?

- Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sanh đang tu, còn tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được mình!

- Chỉ có thầy là tĩnh thôi sao?

- Vì đây là tịnh thất. Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.

- Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao?

- Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…

- Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm…

- Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên. Thân xác này còn là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y?

- Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng?

- Tính động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi

! - …

- Trút bỏ hết đi!

Sư trụ trì quát lên. Cô gái giật bắn mình, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái. Sư lại quát:

- Trút hết. Rồi đi ra ngoài, dạo một vòng vãn cảnh mau đi!

- Bạch thầy… con không dám. Con không dám .Con xin dập đầu tạ tội. Đội ơn thầy đã khai tâm điểm đạo!

… Anh huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt.. Và rồi, cánh cửa tịnh thất đã mở toang. Cô gái lạ lùng đã bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui. Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật bình của tăng chúng. Cô gái cười chào anh huynh trưởng, bước thoăn thoắt hướng về phía chánh điện. Anh huynh trưởng lè lưỡi, bước nhón chân lại khép cánh cửa tịnh thất thật nhẹ nhàng. Rồi anh chấp tay xa ba cái về phía bên trong cánh cửa vô tri, nói:

- Quả đúng là chỉ có thầy mới trị được quỷ sứ ma vương!

Anh ta thở phào nhẹ nhõm. Đầu năm vui thật. Thật là vui.

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - CHƯA ĐỖ ÔNG NGHÈ

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 CHƯA ĐỖ ÔNG NGHÈ

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 

 Xưa có một người học trò nghèo, nhưng hay chữ, ngày ngày thường đi học ở một làng khác. Gần đó có một cái đền thờ, hễ khi người học trò đi qua trước cửa, thì nghe thấy bên trong có tiếng chuyển động, như có người đứng dậy muốn chào hỏi. Một đêm người từ giữ đền nằm mơ thấy Thần về bảo rằng :

 « Mai đây, ngươi phải sắm sửa ngoài đền cho trang trọng có Quan lớn vào chơi đền ta ». 

Người từ y như lời, sớm mai dọn dẹp, quét tước, hầu nước đóm điếu thật tươm tất. Nhưng ngồi đợi suốt ngày chẳng thấy quan lớn quan bé nào đến cả. Mãi đến chiều tối mới thấy người học trò kia đi nghe sách về, ghé qua vào đền chơi.

Người từ cho làm thường, không để ý đến. Cách mấy hôm sau, lại thấy ông Thần báo mộng như bận trước. Người từ lại quét dọn, sửa sang chờ đợi mãi cũng chẳng thấy ai, chỉ thấy người học trò độ nọ vào nghỉ đấy một lúc. 

Đến lượt thứ ba Thần lại báo mộng, người từ lại quét dọn, rồi cũng như hai lần trước, lại cũng chỉ thấy người học trò ấy thôi chớ chẳng thấy quan lớn, quan bé nào cả.

Người từ cho là sự lạ mới nhe mồm bảo người học trò rằng : 

« Thầy sau chắc làm nên công nghiệp lớn ».

Người học trò ngạc nhiên hỏi : 

« Anh lấy cái gì mà biết được trước ? »

Người từ nói : « Tôi hầu nhà Thánh đây, mấy bận thấy báo mộng rằng có quan lớn đến chơi, bắt tôi phải dọn dẹp, bắt tôi phải quét tước cho tiêm tất. Mà bận nào tôi cũng chẳng thấy quan lớn nào cả, tôi chỉ thấy một thầy đến thôi. Nên tôi chắc là ngày sau thế nào thầy cũng làm nên được Quan lớn ».

Người học trò nghe nói có ý mừng lắm. Đêm hôm ấy về

nhà ngồi học ở dưới bóng trăng nghĩ thầm trong bụng rằng : « Mình học tài, làm nên Quan lớn là phải. Nhưng mình phải con vợ xấu quá không đáng làm Bà lớn chút nào. Mình mà đỗ rồi thì mình phải bỏ nó đi mà lấy một người vợ khác thật xinh đẹp ».

Sáng hôm sau, có người hàng tổng lại đòi nợ. Vừa bước vào đến sân, thì người học trò đã lên mặt mắng luôn rằng :

« Ta chưa có mà trả. Chớ nên cậy giàu vội ! Khoa nầy ta đỗ về, ta sẽ liệu dỡ vườn đất nhà ngươi ta ở, rồi xem có giàu được nữa không ? »

Mấy hôm sau, người từ nằm mộng thấy ông Thần về bảo rằng :

 « Người học trò kia, không đỗ, không làm nên công nghiệp gì nữa đâu ».

Người từ hỏi : « Tại sao vậy ? »

Thần bảo : « Trước ta lên chầu trời, thấy sổ Thiên-tào định lấy mấy ông Tiến sĩ tân Khoa, mà tên người ấy đứng đầu. Hôm nay ta lên, thì lại thấy trong sổ đã tước tên người ấy đi mà điền tên người khác vào rồi ».

Dưới lại có bản án kết tội rằng :

« Nguyệt hạ phóng thê 

Đình tiền tỉ chạch 

Vị đắc ý, cố thất đức ». 

Khoa ấy quả nhiên người học trò vừa vào thi kỳ đầu đã hỏng ngay, bao nhiêu chữ nghĩa như đổ xuống sông, xuống biển sạch. Bởi truyện này mới có câu tục ngữ rằng :

 « Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng ».

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân - 2

 Lúc đi trắng, lúc về đen

Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.

Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.

Anh là Dương Chu chạy ra bảo:

"Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"

Lời Bàn

Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm ru! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này.

Chú thích

Liệt Tử: sách của Liệt Ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh, hay Sung Hu chí đức chân kinh.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 HÓA DUYÊN ĐỘ CHÚNG


Hòa thượng Chiêu Dẫn đi vân du khắp nơi, được mọi người gọi là tăng hành cước. Có tín đồ đến hỏi :

- Nổi giận làm sao sửa ?

- Giận dữ do tâm sân mà ra, như thế tốt thôi. Tôi đến ăn xin ông, ông đem tâm sân cho tôi được không ?

Con trai tín đồ rất ham ngủ, cha mẹ không biết làm sao sửa đổi nó. Hòa thượng Chiêu Dẫn bèn đến nhà họ, kêu đứa con đang ngủ thức dậy :

- Ta đến xin giấc ngủ của con, con cho ta giấc ngủ nhen !

Nghe vợ chồng tín đồ cãi lộn, sư bèn đến xin chuyện cãi lộn. Tín đồ uống rượu, sư đến xin việc uống rượu.

Truyện cười trong ngày

 Nghệ thuật cắm hoa

Hai người đàn ông nói chuyện với nhau:

– Tuần trước đến đây, tớ thấy vườn hoa nhà cậu đẹp lắm cơ mà. Sao bây giờ lại trơ trụi và xơ xác thế này?

– Tại cậu đấy!

– Sao lại tại tớ?

– Vì hôm trước cậu đã tặng vợ tớ cuốn “Nghệ thuật cắm hoa” chứ còn sao nữa!


Sunday, November 27, 2022

Suy Niệm Trong Ngày









 

Truyện ngắn - Hãy nói

 Hãy nói


James Morales, một người bán thuốc, gần đây đã chia sẻ câu chuyện mà theo lời của anh là “xúc động nhất trong cuộc đời” trên Twitter và đã khiến rất nhiều người đọc rơi lệ. Hy vọng câu chuyện James kể cũng sẽ giúp bạn nhận ra điều quan trọng nào đó và bày tỏ tình yêu của mình ngay hôm nay.

Dưới đây là những lời mà James đã chia sẻ:

“Hôm nay tôi đã chứng kiến một câu chuyện xúc động nhất trong cuộc đời. Tôi nghĩ nhiều người có thể không quan tâm, nhưng tôi không thể không chia sẻ nó.

Tôi là một dược sĩ làm việc tại một hiệu thuốc. Cứ hai hoặc thậm chí ba lần một tuần, một đôi vợ chồng già lại tới mua thuốc tại hiệu chúng tôi. Tất cả mọi người ở đây đều biết họ. Hai vợ chồng đến rất đều đặn. Người vợ luôn là người giao dịch và bắt đầu câu chuyện với tôi và mọi người.

Họ cùng nhau đến hiệu thuốc của chúng tôi đã hàng năm trời, vì thế những nhân viên làm việc ở đây biết họ rõ hơn tôi. Nhưng hai cặp vợ chồng lại thường xuyên chia sẻ với tôi những câu chuyện hàng ngày trong cuộc sống của họ và trở nên gần gũi với tôi hơn.

Bà là người vui vẻ và luôn thích nói chuyện. Trong lúc đó, ông đứng cạnh bà, nhìn bà và chăm chú lắng nghe những điều bà nói. Chúng tôi vô cùng thích thú khi chứng kiến khung cảnh ấy, bởi có sự ấm áp, bình yên đến lạ trong cách ông nhìn bà. Ông dường như nâng niu tất cả những điều thuộc về bà, từ khuôn miệng tươi tắn, ánh mắt linh hoạt cho tới âm thanh nhẹ nhàng đang vang vọng trong không trung.

Ông yêu và trân trọng tất cả mọi thứ thuộc về bà.

Lần nào họ cũng đồng hành cùng nhau, vì thế hôm nay tôi lấy làm lạ khi thấy ông một mình đi đến trước quầy hàng. “Thưa ông Smith, hôm nay ông có khoẻ không ạ?”, tôi vừa hỏi vừa đưa tay ra nắm lấy tay ông. Ông nói với tôi rằng ông không thể tốt hơn và đó là câu trả lời quen thuộc của ông vì thế tôi cũng không nghĩ ngợi gì thêm.

Tôi vui vẻ nói với ông rằng tôi đã chuẩn bị đủ sáu loại thuốc, 3 cho ông và 3 cho bà. Ông đứng đó, im lặng một hồi. Những nếp nhăn nơi khóe mắt của ông xô nhau ép ra những giọt nước mắt. Rồi ông nói: “Vợ tôi… đã mất đêm qua. Thực ra tôi đến đây để trả lại số thuốc vì bà ấy không thể dùng nó nữa rồi.”

Cửa hàng thuốc của chúng tôi luôn đông đúc và ồn ã. Nhưng, bằng cách nào đó, tất cả mọi người trong cửa hàng đều nghe thấy điều ông nói và dừng tay. Một sự tĩnh lặng sâu thẳm chưa từng có bao trùm bầu không khí ở đây. Mỗi người đều đau buồn trong khi ông Smith đứng trước mặt tôi, khuôn mặt đã đầm đìa nước mắt.

“Tôi rất ghét phải nói ra điều này, nhưng tôi ước rằng tôi ra đi trước bà ấy. Bây giờ thật khó mà thức dậy với một bên giường trống trải. Bà ấy là người bạn tốt nhất của tôi, người yêu thương nhất của tôi”.

Nghe tới đó, tôi cố cầm nước mắt. Nhưng bạn không hiểu được đâu, tôi nhìn về phía sau và một vài người cùng làm với tôi đã khóc.

“Nhưng đừng buồn. Tôi đã hứa với bà ấy là tôi sẽ sống, tôi sẽ coi trọng cuộc sống và sẽ uống thuốc đều đặn. Tôi sẽ thực hiện lời hứa của tôi với bà ấy. Bà ấy đang ở trên kia dõi theo tôi, là thiên thần tuyệt vời nhất mà tôi muốn có,” mắt ông nhoà lệ và cả chúng tôi cũng vậy.

“Tôi sẽ thực hiện lời hứa của tôi với bà ấy. Bà ấy đang ở trên kia dõi theo tôi, là thiên thần tuyệt vời nhất mà tôi muốn có.”

Nhưng ông là một người mạnh mẽ, ông đã cố gượng lại, thậm chí sau đó còn nói vài câu chuyện cười với những người bán hàng. Trước khi rời đi, ông khuyên chúng tôi một câu mà trước đây tôi đã từng nghe, nhưng chưa bao giờ thấy được tầm quan trọng của nó tới tận giây phút đó. Ông nói:

“Hãy nói với những người bạn yêu mến là bạn yêu thương và trân trọng họ như thế nào. Bạn không bao giờ thực sự biết khi nào họ sẽ trút hơi thở cuối cùng và khi nào là lần cuối bạn nhìn thấy họ.”

Ông nói ông vô cùng hối tiếc vì trong lần trò chuyện cuối cùng của họ, mà ông không bao giờ nghĩ đó là lần cuối cùng, ông đã không nói gì với bà ngoài câu “Chúc em ngủ ngon”. Ông ước gì ông đã nói ông yêu bà và ông yêu bà nhiều như thế nào. “Bạn hãy tưởng tượng phải sống với điều đó suốt đời. Hy vọng là bạn đã nói điều đó với người có ý nghĩa đến thế với bạn.”

Khi ông rời cửa hàng, tất cả những người cùng làm với tôi đều nhắn nhủ ông hãy mạnh mẽ, và chúng tôi đều ở đây giúp ông. Ông mỉm cười và gật đầu đáp lại sự chia sẻ chân thành của chúng tôi. Bóng ông khuất dần sau những tòa nhà cao tầng còn tôi đứng đó và nghĩ rất lâu về những điều ông vừa nói.


Hãy nói với những người bạn yêu mến là bạn yêu thương và trân trọng họ như thế nào!

Bạn sẽ sống như thế nào khi người bạn thương yêu nhất, người bạn trân trọng nhất trong cuộc đời không còn bên bạn nữa? Bạn sẽ làm gì mỗi buổi sáng thức dậy? Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi mỗi buổi chiều tan sở làm, bạn trở về với căn nhà trống trải, im ắng và một mình đối mặt với sự cô đơn? Rất nhiều câu hỏi bất chợt vang lên trong tâm trí tôi. Và tôi hiểu ông. Tôi thấy trái tim mình quặn lại khi biết ông đã đau đớn như thế nào. Ông đã sống gần như cả cuộc đời với bà, mỗi nếp sống, thói quen của ông đều có bà trong đó. Và giờ đây, ông chỉ còn lại một mình.

Tôi thấy một người bán hàng gọi điện thoại cho chồng. Cô ấy kể cho chồng nghe câu chuyện và nói với anh ấy rằng cô yêu và trân trọng anh. Sau đó, tôi nhận ra tất cả mọi người đều đang nhắn tin hoặc gọi điện để gửi đi những lời yêu thương và cảm ơn tới những người quan trọng với họ.

Rồi điều đó chạm đến tôi. Tôi thấy mình cũng muốn nhắn tin cho ai đó, chỉ để nhận thấy rằng tôi cũng có ai đó. Hãy nói với những người bạn yêu mến là họ có ý nghĩa với bạn như thế nào trước khi bạn không còn cơ hội nữa.

Không ai trong chúng ta biết chính xác vì sao mình có mặt trên trái đất này. Mục đích cuộc sống chưa được hiển lộ cho chúng ta, vì thế chúng ta vẫn đang sống, phát triển trong khi không ngừng kiếm tìm sự thật đó. Nhưng dù cho chúng ta có mặt ở đây vì lý do gì, tôi tin rằng tình yêu là một trong những câu trả lời.”

Hãy nói với những người bạn yêu mến là họ có ý nghĩa với bạn như thế nào trước khi bạn không còn cơ hội nữa… Tình yêu hiện hữu ở mọi nơi. Tình yêu nằm trong chính thân thể ta, trong những việc chúng ta làm cho người khác, trong những lời ta nói để động viên, an ủi hay sẻ chia. Nếu may mắn, ta sẽ gặp được người mà ta yêu thương tha thiết. Ta tìm thấy ai đó đặc biệt tới mức có thể sống cả cuộc đời cùng họ. Họ trở thành người bạn thân thiết nhất của ta, là người cùng chúng ta thức dậy mỗi sáng.

Nhưng ngay cả khi chúng ta không tìm được một tri kỷ như vậy, thì hãy cứ giữ ngọn lửa của tình yêu trong trái tim bạn và sẵn sàng trao cho bất kỳ ai mà bạn gặp, làm quen hay trò chuyện. Sức mạnh hàn gắn và thúc đẩy của tình yêu chân thành, vị tha chỉ có qua trải nghiệm chúng ta mới có thể thấu hiểu.


Xuân Dung – Thiên Chân

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - THỊT BÒ, LỘC SẮN

  TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 THỊT BÒ, LỘC SẮN

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 

Xưa có một anh làng cày trong nhà cũng khá, dư dật miếng ăn. Anh ta sinh được một đứa con trai cho ăn, cho học ân cần chu tất.

Đứa con đi học, tính đã mười hai năm tròn nhưng chỉ biết lếu láo năm ba quyển sách, chớ chưa hòng thi cử gì được.

Song cái trò, dốt vẫn hay khoe, con vẫn thường nói với bố rằng : 

« Tôi học thật giỏi đi rồi, không còn kém cạnh ai nữa ».

Cha nghe con nói, có ý mừng thầm, chắc rồi con ta thế nào cũng làm nên. Nên chi ngồi đâu, đi đâu, cha cũng khoe với thiên hạ rằng : 

« Con tôi học thật giỏi đi rồi. Rồi sau cũng có thịt bò ăn mà chớ ! »

Có một hôm, gặp một người rất bẻo lẻo, biết anh ta thường hay khoe như thế, mới nói mơn với anh ta rằng :

« Ông bảo con ông đã giỏi, là thịt bò cầm chắc rồi. Nhưng mà thịt bò phải có lộc sắn mới ngon. Bây giờ tôi coi trong nhà ông đây chưa có cây sắn nào cả. Đợi đến khi cậu cả thi làm nên thì lấy gì mà ăn với thịt bò ? »

Anh kia thật thà nói :

 « Tưởng cần gì mới khó, chớ cây sắn thì ta trồng được ».

Người kia phỉnh luôn rằng :

 « Nay, muốn ăn hết thì phải đào giun, thì muốn ăn thịt bò, phải trồng sắn ».

Lúc người kia nói chuyện ra về, anh ta liền đi lùng khắp nơi, mua bao nhiêu sắn trồng đầy một nương. Khi nương sắn tốt đẹp rồi, anh ta liền tìm đến nhà người nói khéo kia, bảo rằng : 

« Trước kia bác nói nhà tôi không có sắn. Bây giờ bác thử lại nhà tôi mà coi, xem biết cơ man nào mà kể. Tha hồ mặc sức cả làng, cả huyện ăn cũng không hết ».

Người kia nghe nói, hỏi kháy rằng : 

« Sắn đã nhiều rồi thật à ? Thế thì bò đã có chưa ».

Anh kia đáp : « Chưa có ».

Người kia rằng : « Thế thì còn đợi đến bao giờ ? Bò mà chưa có, thì lộc sắn rồi ăn với gì ? »

Anh kia nghe nói, liền về nhà lấy tiền băm băm bổ bổ đi tậu bò về nuôi. Từ đó, ngày đêm anh ta cứ ngồi mà khấn cho chóng đến khoa thi.

Khoa thi gần đến, anh ta giục con sắm sửa vào lều vác chõng vào trường. Không nói ai cũng biết, cậu con anh làng cày sức còn kém lắm, chưa kịp vào kỳ đệ nhất thì đã vội rớt xuống biển rồi. Thiên hạ hay tin rủ nhau đến chọc anh làng cày ta đủ miếng. Người thì nói 

« Cậu học thế mới giỏi », kẻ thì rằng « Cậu thi ấy mới tài », người lại kêu « Bò nuôi mãi già đi », kẻ lại cười « Sắn trồng lâu cỗi mất ! »

Anh làng cày bị mỉa mai xấu hổ quá, điên tiết đem búa ra nương có bao nhiêu cây sắn đang tươi tốt đều bổ đập xuống ráo. Còn bò, tức mình anh ra cũng cho đem ra chợ bán rẻ bán đắt cho mau không muốn trông thấy nữa. Thành thử, cả nhà, cả họ anh ta, cả người đồng hương đồng quán với anh ta và cả chính anh ta mong đợi con anh ta suốt đời mà không được hưởng cái vị thịt bò ăn với lộc sắn nó ra thế nào cả.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân 1

 Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân

Không quên được cái cũ

Đức Khổng-tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng-tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc.


Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên tôi khóc."


Đức Khổng-tử hỏi: Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm bằng cỏ, thì việc gì mà phải khóc?

Người đàn bà nói: Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở dĩ khóc, là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà ngày nay không sao thấy được nữa.

Lời Bàn

Cái gì đã là của mình, mình có bụng yêu, mà lỡ khi mất, thì về sau dù có được cái khác giống như thế, hay hơn thế, mình cũng không thể sao yêu cho bằng. Thường, lại chỉ vì thấy cái mới mà hồi nhớ đến cái cũ, sinh ra chạnh lòng, nên câu ta thán, có khi ngậm ngùi thương khóc nỉ non. Tại sao vậy? Tại đối với mình, cái của mất không chỉ có giá của mà thôi, lại hình như còn có một phần tâm hồn mình hay tâm hồn người để lại cho mình ngụ ở trong nữa. Sự cảm động đầu tiên bao giờ cũng là sự cảm động hay nhất, bền nhất. Ôi! Cáo chết ba năm quay đầu về núi, con người ta, dù cho lông bông xiêu bạt đến thế nào, còn có chút tâm tình cũng không sao quên được gốc tích xứ sở mình. "Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi". Con ngựa rợ Hồ (phía bắc nước Tàu) thấy gió bắc còn cất tiếng kêu, con chim đất Việt (phía nam nước Tàu) chọn cành nam mới chịu làm tổ, huống chi là người mà lại quên được nguồn gốc ư.

Chú thích

Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức Khổng Tử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 HIỂU ĐƯỢC NHÂN DUYÊN


Một hôm, có học Tăng thỉnh Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm khai thị: “Đệ tử không hiểu rõ việc lớn sanh tử, xin thầy từ bi khai thị”.

Thiền sư Dược Sơn nói: “Ta đối với ngươi giảng một câu không khó, nếu như ngươi thể hội được thì tốt, nhưng nếu ngay nơi lời nói đó mà khiến ngươi so đo, thì chính là lỗi của ta, không bằng cả hai đều không nên mở lời, để khỏi phải hệ lụy kia đây”.

Học Tăng nói: “Trước khi tổ sư Đạt Ma đến Trung Quốc, nơi này có thiền không?”.

Thiền sư Dược Sơn đáp: “Có”.

Học Tăng hỏi: “Trong khoảng thời gian này có thiền rồi, thì đại sư Đạt Ma đến đây để làm gì?”.

Dược Sơn đáp: “Vì có nên mới đến”.

Truyện cười trong ngày

 Nhà có ma

Nửa khuya, người chồng say rượu vẫn còn hơi men trong người lay tỉnh vợ mình thức dậy và nói:

- Nhà mình có ma!

- Sao anh biết?

-Anh mới đi vệ sinh. Vừa mở cửa thì đèn tự động sáng, Lúc đi xong rồi đóng cửa lại đèn cũng tự động tắt!

- Có luồng gió lạnh thổi đến nữa phải không?

- Đúng! Sao em biết?

Người vợ quát lên:

- Ông lại đái vào tủ lạinh của tôi rồi, ông ơi là ông!

Saturday, November 26, 2022

Suy Niệm Trong Ngày




 

Truyện ngắn - Muốn bạn hay muốn thù ?

 Muốn bạn hay muốn thù ?


Ngày xưa , có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm của mình hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đều bị bỏ ngoài tai.

Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng.

Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ để báo quan. Vị quan phủ chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói: “Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì hơn: một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?”

Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan phủ nghe vậy bèn phán:

“Được, vậy ta sẽ bày cho anh một cách để vừa bảo vệ an toàn cho đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”.

Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan phủ.

Vừa về đến nhà, người nông dân liền thử làm theo những gì vị quan phủ đã bày cho anh ta. Anh ta bắt ba con cừu tốt nhất của mình và đem tặng chúng cho ba cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui thích quấn quít chơi đùa bên mấy con cừu. Để bảo vệ cho đồ chơi mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi chắc chắn để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa.

Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với những đứa con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm mà anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thịt cừu và phô mai mà anh ta làm ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, hai người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.


TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - MỘT HẠT TRỜI CHO

  TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 MỘT HẠT TRỜI CHO

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 


Xưa một nhà có hai anh em, anh thì giàu có, em thì nghèo khổ. Em mới đến nói xin anh ít ruộng để cày. Anh nghĩ cũng thương tình, chia cho em một nửa ruộng. Nhưng quái cái số nó xui khiến ra sao :

« Nhà giàu trồng lau ra lúa

Còn nhà kẻ khó trồng lúa ra lau ».

Mà khu ruộng của anh thì lúa mọc đều đặn tốt tươi, còn khu ruộng của em thì vẻn vẹn chỉ được có một bông nhưng cái hạt thật to. Tại trời làm, đến ngày ngọn lúa cô độc khi vừa chín có con quạ từ đâu bay đến, nó mổ vào cái hạt mà tha đi. Người em luống cuống chạy đuổi theo con quạ, đuổi mãi đến một nơi rừng rậm, thì thấy con quạ nhả hạt gạo trao cho một bà Tiên.

Người kia đang dơ dẩn thế nào thì bà Tiên gọi lại bảo rằng : 

« Ngươi muốn gì, ta cho ngươi ước ba điều, ta sẽ cho được như ý sở nguyện ». 

Người kia cuống quít nói rằng : 

« Tôi chỉ ước được nhiều lúa, nhiều người và nhiều vàng bạc ».

Nói vừa xong, cả bà Tiên, cả con quạ, cả hạt thóc biến đi đâu mất. Người kia thất vọng đành trở về nhà thì quái lạ !

Trong nhà thấy lúa, thấy người và thấy vàng bạc từ đâu đến đã đầy dẫy cả ra rồi. Bởi truyện này, mới có câu tục ngữ rằng : 

« Một hạt trời cho, bằng kho người làm ».


Cổ Học Tinh Hoa - Lão Tử nói với Thường Thu:

 Lão Tử nói với Thường Thu:


* Đi qua quê nhà phải xuống xe, để răn mình không được quên cha mẹ người thân. Không được quên những ngày khốn khó trước đây! Điều này rất nhiều người trong xã hội đã không làm được! Họ lúc nào cũng nghĩ: mình tài giỏi như thế này, giàu có như thế này, sang trọng như thế này tại sao phải nhớ đến những ngày còn ở quê nghèo! Họ đánh mất đi gốc gác của mình! Buông ánh mắt khinh rẻ, coi thường những người xuất thân từ nông thôn lên thành phố lập nghiệp! Họ quên rằng, mình cũng từ đó mà thành công như bay giờ! Đáng lẽ ra phải nâng đỡ những người con của quê nghèo lại cố gắng cắt đứt liên lạc để không ai phát hiện ra mình từ “ quê” lên! Thật xấu hổ vì họ quên mất đạo lý: Uống nước nhớ nguồn!


* Đi qua cây lớn phải từ từ! Con người phải biết yêu kính những người lớn tuổi! Họ đã sống hơn chúng ra rất nhiều thời gian, họ biết những cái chúng ta chưa từng trãi qua và cho dù ngày nay công nghệ phát triển cỡ nào thì kinh nghiệm đúc kết vẫn giúp họ sống tốt giữa cuộc đời đầy biến động này! Thế nên đừng nghĩ mình biết dùng laptop, iphone…lại coi thường sự hiểu biết của những người lớn tuổi! Hãy yêu thương và kính trọng họ để bạn biết sống tốt đẹp hơn! Có những người thấy người già thì nhìn bằng ánh mắt coi thường khinh rẻ! Họ sợ những người đó sẽ ăn bám họ, họ sợ phải nuôi nấng và chăm sóc những người đó! Nhưng đừng bao giờ quên, thương già, già để đức cho, bạn nhé! Chúng ta làm gì cũng nên tạo cái đức cho mình và con cháu mà bạn!


* Lưỡi còn nhưng răng không còn! Phải biết sống và đối nhân xử thế một cách đúng mực! Nếu bạn quá cứng rắn hay lạnh lùng và nhẫn tâm bạn sẽ chẳng bao giờ biết có được sự coi trọng và yêu thương từ người khác! Nếu bạn quá cứng rắn sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh! Người xưa nói: mềm nắn rắn buông mà bạn! Chúng ta cần biết lúc nào nên cứng rắn, lúc nào không nên để có đạo làm người được người khác coi trọng! Mềm có lúc, rắn có lúc như thế chúng ta mới không bị cái xô bồ của cuộc sống đẩy ngã! Bạn biết vì sao lưỡi còn còn răng lại không không? Đó là vì: lưỡi mềm còn răng cứng! Đạo làm người và đối nhân xử thế đều nằm trong ở đây cả! Cần biết lúc năm lúc buông để không bao giờ trở thành kẻ bị đẩy ngã khỏi cuộc sống!


Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TIẾP KHÁCH NHƯ THẾ


Triệu Vương ở thành Triệu Châu đi đến lễ bái Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẫm. Thiền sư Tùng Thẫm chỉ nằm ở trên giường mà tiếp chuyện Triệu Vương: “Ông đến thăm tôi, nhưng tôi thật là không xuống giường tiếp đãi, xin chớ lấy làm lạ”.

Triệu Vương không chỉ không thấy làm lạ, mà đối với Thiền sư Triệu Châu càng kính trọng.

Ngày thứ hai Triệu Vương lại sai một tướng quân đến tặng lễ vật. Thiền sư Triệu Châu một khi nghe tướng quân đến liền lật đật xuống giường đích thân ra tận ngoài cửa tiếp rước.

Sau việc đó, các đệ tử hỏi Sư phụ: “Hôm trước Triệu Vương đến, Thầy còn không thèm xuống giường, lần này bộ hạ của Triệu Vương đến, vì sao Thầy phải ra tận ngoài cửa để đón chứ?”.

- “Ta tiếp khách có phân biệt thượng trung hạ ba đẳng cấp khác nhau.

Hạng thứ nhất, ta ở trên giường dùng bản lai diện mục để tiếp đãi.

Hạng thứ hai, ta xuống giường đến nhà khách để tiếp đãi.

Hạng thứ ba, ta dùng lễ thế tục, ra tận ngoài cửa để nghinh tiếp”.

Truyện cười trong ngày

 Để dễ đuổi khỏi nhà

Cô gái bảo với vị hôn thê:

– Em đã nói với bố em rằng anh là nhà thơ đấy nhé!

– Sao vậy? Chẳng lẽ ông già lại yêu thơ ca đến thế?

– Là thế này, anh người yêu trước của em là dân đấm bốc. Lúc bố em muốn tống cổ anh ta ra khỏi cửa thì có đôi chút khó khăn…


Friday, November 25, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Chia hai

 CHIA HAI

Chú bé Lula, sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại 1 gia đình nông dân ở Ba Tây ( Brazil ) . Vì nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, thằng nhỏ đã phải đi bán đậu phụng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi và thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học, lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn đồng lứa đi đánh giầy ở đầu đường, hôm nào không có khách thì coi như là nhịn đói.

Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều có 1 người khách là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhìn vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói : "Đứa nào cần tiền nhất thì tôi cho nó đánh giầy và sẽ trả công 2 đồng "

Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn. Cả 3 cặp mắt đều sáng lên.

Một đứa nhỏ nói : "Từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói !"

Đứa khác nói: " Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…"

Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói : “Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này thì cháu sẽ chia cho 2 đứa đó mỗi đứa 1 đồng !!”

Câu nói của Lula làm Ông chủ tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên.

Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa có ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn Ông sẽ hài lòng”

Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc, sau khi được hắn đánh bóng đôi giầy. Thằng nhỏ Lula giữ đúng lời, đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

Vài ngày sau, Ông chủ tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta và bao cả bữa cơm tối .

Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.

Thằng bé hiểu rằng : Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.

Từ đó chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình...

Chú bé đó là Luiz Inácio Lula da Silva : tổng thống Brazil nhiệm kỳ 2002 - 2010

TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - VĂN MAI VÀ THỊ MẬT

  TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM

      QUYỂN THƯỢNG : NGƯỜI TA

                                                 VĂN MAI VÀ THỊ MẬT

Tác giả : ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC 


Xưa có hai người, người con trai tên là Văn Mai, người con gái tên là Thị Mật, bên chưa có vợ, bên chưa có chồng. Một hôm, Mai đi chơi gặp Mật muốn kết đạo tào khang, mới hát đùa một câu rằng :

« Có duyên ta gặp nhau đây

Sông Ngân xin bắc ngày này cầu Ô ».

Mật nghe hát, không thèm nói đi nói lại. Sau cứ lải nhải mãi, lấy làm giận lòng, mới hát đáp lại câu rằng :

« Thiếu chi kẻ đón người đưa,

Trong như bột lọc, vẫn còn chờ nước trong ».

Mai nghe câu hát, nghĩ sự khó khăn, bèn về cậy băng nhân đi hỏi Mai nói với băng nhân rằng : 

« Bà cố khéo ngọt ngon đầu lưỡi thế nào, may ra cô ả êm tai xong việc, thì tôi xin đền trả công bà thực hậu ».

Băng nhân đi ngỏ lời nghe chừng đàn đã êm cung, tơ hồng muốn kết, chỉ hồng dễ xe, bèn về nói với Mai định ngày nạp cát để rước Mật về mà hòa hợp lứa đôi.

Hôm cưới Mật về nhà, Mai giả làm ra ý giận. Đêm tuy nằm chung một chiếu một giường nhưng nghĩ muốn làm cho Mật biết sợ trước, cứ ngoảnh mặt vào tường, không nói không rằng gì cả Thị Mật khi ấy không biết dỗ dành thế nào, mới lên giọng ngọt-ngào hát một câu rằng :

« Xin anh ngoảnh mặt ra ngoài

Đến mai em sẽ đi chợ mua mật với khoai mài anh ăn ». 

Trước, Mai còn làm thinh, nhưng thấy Mật cứ lời bàn giải, nghe tiếng dịu dàng êm-ái, mới thuận đạo vợ chồng. Rồi từ đó Mai Mật quấn-quít với nhau, một dây một buộc ai giằng cho ra. Cho đến lúc chết cũng còn quyến luyến cùng nhau không rời nhau ra được. Vì người ta cho rằng Mai chết thì hóa làm khoai mài, Mật chết hóa làm cây mía, và thành ăn khoai mài phải có mật chấm mới ngon là sự tích thế

Cổ Học Tinh Hoa - Khổng Tử dạy học trò

 Khổng Tử dạy học trò


Bài sau đây có nhiều bản chép khác nhau nhưng cùng có nội dung dạy người đời trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết

Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử.

Một ngày nọ, trên đường về nhà, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải.

Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.

Chỉ nghe người mua hét lớn: "Cây thước nầy không đúng"

Nhan Uyên dùng gang bàn tay của mình đo cây thước đến trước mặt người mua, lễ phép nói:

“Vị đại ca này, tôi đã kiểm tra lại rồi, cây thước nầy đúng . Anh nói sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.

Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử ? Làm sao ngươi biết đúng sai? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử để ông ấy định đoạt!"

Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”

Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”

Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.

Khổng Tử nói: “Cây thước nầy không đúng”, Nhan Uyên lòng không phục.

Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói:

“Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”

Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ.

Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.

Đối với lời phân xét của Khổng Tử, Nhan Uyên biểu hiện là tuân theo, nhưng trong tâm lại không phục.

Anh cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa.

Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học…

Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.

Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu:

“Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.

Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.

Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to.

Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa.

Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”…

Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng.

Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia.

Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”

Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.

Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử:

“Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.

Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói:

“Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”

Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”

Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”

Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói cây thước không đúng , con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói cây thước là sai, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?” Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa:“Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”

Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 Bài Thơ Cuối Cùng Của HoShin


Thiền sư Hoshin đã sống ở Trung Hoa nhiều năm . Rồi Hoshin trở về miền đông bắc Nhật Bản , ở đây Hoshin dạy nhiều đệ tử . Khi thấy mình đã già lắm rồi . Hoshin kể lại cho các đệ tử một câu chuyện mà Hoshin đã nghe được lúc Hoshin còn ở Trung Hoa . Câu chuyện như thế này :

Vào ngày hai mươi lăm tháng chạp một năm nọ , Tokufu thấy mình đã quá già và biết mình sắp chết , Tokufu nói với các đệ tử :” Ta sẽ không sống đến sang năm, vậy các anh hãy cư xử tốt với ta trong năm này đi “.

Các đệ tử tưởng ông nói đùa , nhưng Tokufu là một bậc thầy có tấm lòng độ lượng , nên mỗi người trong bọn họ thay phiên đãi tiệc Tokufu vào những ngày cuối năm . 
Vào một buổi chiều năm mới , Tokufu kết luận :

_ “ Các con đã đối xử tốt với ta . Ta sẽ giả từ vào chiều mai , khi tuyết ngừng rơi “.

Các môn đệ của Tokufu đều cười cho rằng Tokufu đang đóng trò và nói chuyện vô lý bởi vì đêm nay trời đất quang đãng , thì làm gì có tuyết rơi , và ngày kế các đệ tử không tìm thấy tokufu đâu cả . Họ chạy vào thiền phòng , Tokufu đã qua đời ở đó .

Hoshin , người đã kể lại câu chuyện này , nói với các đệ tử mình :” Một thiền sư không cần phải nói trước việc từ giã cõi đời của mình , nhưng nếu ông ta thật sự muốn làm thế , ông ta có thể làm được “.

Một đệ tử hỏi :” Thầy làm được ?”

Hoshin đáp :” Ðược , Ta sẽ nói cho các con biết những gì ta có thể làm được những gì ta có thể làm được trong bảy ngày sắp tới kể từ bây giờ đây “.

Không một đệ tử nào tin lời Hoshin , hầu hết họ đã quên mất câu chuyện hôm trước khi Hoshin gọi họ đến quanh mình . Hoshin nhắc :

“ Bảy ngày đã qua . Thầy đã nói thầy sẽ giã biệt các con . Theo thường lệ , thầy phải viết một bài thơ để vĩnh biệt , nhưng thầy không phải là thi sĩ cũng không phải là người viết chữ đẹp . Vậy một anh nào trong các con hãy viết lại những lời cuối cùng của thầy “.

Các đệ tử cho rằng Hoshin đùa , nhưng một người trong bọn họ bắt đầu viết :

Hoshin hỏi “ Con sẵn sàng chưa ?” 
Người viết đáp :” vâng , bạch thầy “. Rồi Hoshin đọc :

“ Ta đến từ tánh sáng Và trở về với tánh sáng . Tánh sáng là gì ?

Bài thơ là một dòng ngắn gồn bốn hàng như thường lệ , vì thế người đệ tử nói :” Bạch thầy chúng còn một dòng ngắn “.

Hoshin hét lên một tiếng : “ Kaa ! “ như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng , rồi ra đi .