Minh triết bảo thân
Ý của câu thành ngữ này là chỉ người sáng suốt bảo vệ mình.
Câu thành ngữ này có xuất xứ sớm nhất là trong "Kinh thi – Đại nhã - Chưng dân".
Doãn Cát Phổ là đại thần của Chu Tuyên Vương, nguyên tên Hề Giáp, tự Bá Cát Phổ. Do ông làm chức Doãn, nên người đời sau mới gọi ông là Doãn Cát Phổ.
Bấy giờ, nước Tây Chu thường bị một số bộ tộc quấy nhiễu, Chu Tuyên Vương cử Doãn Cát Phổ và đại thần Trọng Sơn Phổ cùng đi đánh dẹp. Hai người đồng tâm hiệp lực chống giặc, khiến biên cương triều Tây Chu trở nên bền vững. Trong quá trình đánh dẹp, Doãn Cát Phổ nhận thấy Trọng Sơn Phổ là người có tài năng, lại trung thành với nhà vua, khiến ông rất khâm phục.
Về sau, Chu Tuyên Vương ra lệnh cho Trọng Sơn Phổ đến Tề Địa xây dựng thành trì phòng ngừa ngoại tộc xâm lấn. Tuy Trọng Sơn Phổ biết Tề Địa là một nơi điều kiện vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn vui vẻ nhận lời. Trước khi lên đường, Doãn Cát Phổ đã viết một bài thơ tặng ông với nhan đề " Chưng dân", ca ngợi tài đức của ông.
Câu thành ngữ này chỉ là một câu trong bài thơ này, nó vốn là một cụm từ mang nghĩa tốt, nhưng trong quá trình sử dụng đã dần dần biến thành từ có nghĩa xấu. Thí dụ như " Minh triết bảo thân" trong cuốn "Phản đối chủ nghĩa tự do" của Chủ tịch Mao Trạch Đông, nó mang hàm ý vì lợi ích cá nhân mà làm sai nguyên tắc.
No comments:
Post a Comment