Friday, February 22, 2019

Truyện ngắn - Ðường Cong Ghép Kín

Ðường Cong Ghép Kín
Trương Tử Ðoá
 Ông Đoàn mở cửa bước ra vườn sau, bên ngoài gió se sắt lạnh, ông lẩm bẩm mới đầu tháng mười, mà đã lạnh rồi!
Ông vội quay vào trong, choàng chiếc áo ấm dày và dài đến gối, ông thong thả bước ra khỏi nhà. Ông đi thong dong theo triền dốc, với y’ định từ lâu, có chừng hai mùa thu trước đây, ông sẽ thả bộ lên trên ấy để nhi`n xuống bên kia đồi, nơi đó tầm quan sát của ông dài và rộng, có thể trải qua đến tận con phố cũ. Và cũng nơi đây, ông cũng có thể nhi`n được mặt trời lặn từ từ sau dãy núi từ hướng xế tây xa tít. Ông lại lẩm cẩm nghĩ: Từ đây nhi`n về hướng mặt trời lặn, chắc chắn sẽ không gặp quê hương ông, mà phải chếch về bên trái một tí cơ, phải chi không có núi, không có sông, không có biển , không có tuổi già sức yếu cạn niềm tin... ta đi mãi, ta sẽ đi mãi, ta sẽ về đến quê ta, về đến nhà ta, nhà của mẹ ta. Nơi ấy có tên gọi Dầu Tiếng, một vùng quê nghèo mà cuộc đời đằm thắm, vất vả nhưng ấm no an lành. Những đêm trăng tuy không nghe tiếng chày khua, nhưng trong làng vẫn vang lên sinh động những tiếng đàn, câu ho`, điệu hát ngợi ca thanh bình...
Ông Đoàn đã đến bên kia đồi. Chiều thu có tí hanh vàng, làm rừng cây chợt sáng thêm lên, có tiếng ve lạc lỏng đơn điệu đâu đây làm ông không cảm thấy đơn độc lắm trong khu rừng sơ tịch. Ông Đoàn ti`m gốc cây ngồi dựa lưng, không khí yên ả, ông cũng muốn tâm tư mi`nh chi`m lắng trong cảnh cô tịch nầy, nó khác xa phía con phố dưới kia là cả một khung cảnh sinh động, xe cộ ngược xuôi lồng trong một màu vàng cuối ngày.
Nơi ông ngồi đã có lá vàng rơi lác đác. Chả mấy chốc, quanh ông, mặt đất, lá đã phủ kín. Gió lay nhẹ nhưng cũng đủ làm cho ông kéo áo lên che mặt. Ông định nằm xuống trên thảm lá mới, nhưng ông lại nói một mi`nh:
-Chưa được. Ta phải đợi tuần tới, may ra lá mới đủ che phủ thân thể ta.
Ông đứng lên, định hướng:
-Từ đây, ta nằm, đêm nhìn sao trời, ngày nhìn mây thu, chiều về ta thưởng thức màu vàng của lá, nghe tiếng xào xạc lá rơi cho đến khi nào lá thu phủ kín hết thân thể ta. Đấy là sinh phần của ta thôi.
Ông Đoàn theo y’ nghĩ lôi cuốn vì thu, lá rơi, lá rơi... Quê nhà ông không có bốn mùa rõ rệt như nơi ông tạm dung, nhưng lá Cao su đã cho ông sự so sánh đầy tính nghệ sỹ, ngày tết của quê ông lá rơi nhiều hơn khu rừng nầy nhiều, nắng sớm của ngày mới tháng giêng cho mọi người thấy được cái lạ, cái nồng ấm của sum hợp, cái hạnh phúc đến hài hoà nơi mỗi gia đình, nơi làng xóm, nơi mọi con người. . . và cũng hạnh phúc của từng chiếc lá làm nên không khí quê hương thanh bình bao năm cũ của riêng ông Đoàn.
Như đã quyết, ông sẽ không mang một vật gì trong người, chiếc đồng hồ, giấy tùy thân, hãy buông bỏ tất cả, và nhất là sẽ không nhớ bất cứ phiền toái nào như chiều nay, nó như vẫn còn đeo đẳng theo ông để ông dứt khoát hơn ...
- Chào cô. Ông Đoàn như hoan hỉ đón khách.
- Chào ông Đoàn. Con trai ông có nhà chứ ?
- Không! Nó vừa ra khỏi nhà đấy.
Cô gái nhíu mày.
- A, con trai ông bận rộn nhỉ !
Ông Đoàn trố mắt nhìn con bé, ông nghĩ “A, con nầy láo thật.” Cùng lúc, bà Đoàn bước nhanh đến cửa, ngăn ngay được phản ứng của ông Đoàn và bà đon đả:
-Mời cô vào trong nhà đã.
Cô gái không do dự bước vào, bà Đoàn lườm chồng:
-Sao ông lại có thành kiến với con bé nầy quá vậy?
Ông nhìn bà, ông lại không nói gì. Ông không muốn lời qua tiếng lại với bà, không phải vì ông không có lý do để không ưa cái cô gái ấy.
Thôi ta buông bỏ tất cả! Ông Đoàn đưa tầm mắt nhìn xa, xa lắm, một ngọn núi của vùng West Virginia vươn lên cao đến đ như đơn đc của vùng cao nguyên miền tây của khu Đông Bắc Hoa Kỳ, ngọn núi nầy trông giống Núi Bà Đen chi lạ. Ông thường kể về ngon núi nầy cho bà Đoàn nghe, nó như một cái chấm cuối câu của một đoạn văn vậy. Nhi`n trên bản đồ Việt Nam, từ những dãy núi hi`nh nan quạt hùng vỹ ở miền Bắc, kéo dài vô Nam bằng dãy Trường Sơn, lài lài xuống thấp đến núi Cậu, rồi từ đó không xa, một điểm cuối cùng là núi Bà Đen đơn độc nơi đồng bằng miền đông nam phần. Một dấu ấn rõ ràng hơn là thiên nhiên đã cho con dân Dầu tiếng nhi`n thấy một lằn xẻ màu đỏ rất đậm nét kéo dài từ đỉnh bên phải đến tận chân núi bên trái.
Nhớ từ dạo theo bước hành quân chế ngự ngọn núi ấy năm nào, nơi hậu liêu ngôi chùa nhỏ dưới chân núi, ông có dịp hầu chuyện cùng một nhà sư, qua một tuần trà mà hai người chừng như đã quen biết từ lâu, để rồi có một nhân duyên cho ông nhớ mãi câu:
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”*
Câu nầy nó đã theo ông từ tuổi nhi lập, rồi đến tri thiên mệnh và mãi đến bây giờ, ông Đoàn vẫn chưa có thể giải thích thật rõ ngọn nghành cho câu ấy. Theo ông, đó không phải là sự mặc khải mà là sự nhận biết thực tế qua sự tập luyện có điều kiện nhân duyên hỗ trợ... Ông Đoàn không nghĩ đến nữa. Nhớ câu ấy mà không ngộ được y’ nghĩa thâm sâu của nó thi` chỉ vô ích mà thôi. Có đôi lúc, ông tưởng chừng như mi`nh đã biết thêm một chút gi` trong chốn thâm sâu ấy, một thoáng qua, ông lại không nắm được, thế là đành mất rồi. Một ngộ chứng đã đi qua, nó không trở lại khi thiếu nhân duyên!
Định hướng xong, ông ngồi xuống tựa gốc cây như cũ. Chiều xuống thật lẹ, thoắt đã về đêm, lá vẫn rơi đều xào xạc, ông nghe như cơ man bao âm thanh của thồi cầu kinh cứu khổ cuối ngày, cũng có tiếng mõ, tiếng chuông đều đều của hai vị duy na và duyệt chúng** nhập kinh thoát tục. Ông co`n tưởng tượng ra như có tiếng đàn bầu, âm thanh ray rứt, giọng oán khúc bi ai từ đâu vọng lại, “Đàn là một nghề chơi sắc dục, tiếng vui không bù được tiếng đau.” Bác Cai Nho, người bạn vong niên của ông Đoàn thuở thiếu thời đã khai tâm nhạc cho ông như vậy. Bác nói: “đúng ra thi` đời đau khổ hay vui sướng chỉ do ta mà thôi. Đàn tự nó không vui không buồn, tâm hồn thế nhân đưa vào đấy mà buồn, cảm xúc theo hoàn cảnh mà nên vui.” Cho nên Bác Cai Nho xướng lên vài câu Kiều lẫy:
“So dần dây vũ, dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
Khúc đâu Hán, Sở, chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chạm nhau.
Khúc đâu Tư Mã Phượng cầu
Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!”...
Rồi bác nói:
- Đấy, cậu Đoàn thấy chưa, đó là đoạn mà Kim Trọng nghe được tiếng đàn của Thúy Kiều, cậu nghe thế nào?
- Dạ, em không hiểu gi` cả.
Bác Nho hơi khựng lại vài giây, hi`nh như Bác đang co`n hứng khởi nên ngâm tiếp:
“Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa nửa vời;
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”...
Đêm trăng thuở ấy, ông Đoàn làm sao quên, ánh trăng soi qua giàn mướp sau nhà, ánh trăng soi qua dậu mồng tơi bên hiên ngăn chia đơn vị gia cư của làng quê. Bên này, chàng nghệ sỹ đang so dây vũ, dây văn, rồi chàng trỗi lên điệu oán, chàng làm mưa tuôn, chàng làm gió cuốn, mây bay vần vũ, những nỗi buồn ào ạt bao phủ xuống đêm trăng hôm nay, như dày vo` thêm gương mặt khắc khổ của bác, người nghệ sỹ ấy đang xuất thần. Bao cung bậc được bộc lộ qua tâm sự của bác và bác muốn gủi về ai? Ngay lúc nầy, ai đã hiểu được tâm sự của bác? Một sương phụ nơi cô pho`ng đang tận hưởng tiếng đàn của bác để tự thương đời hẩm hiu cô quạnh của chính mi`nh, hay nàng thục nữ nào ấy mà tiếng đàn của bác không đủ sức làm rung động trái tim nàng, “Đôi mắt huyền ơi, thấu chăng tôi yêu say sưa nồng nàn”... Tiếng đàn của bác cai Nho đã đến lúc tuyệt vọng rồi! Bác không đàn nữa, không may, cây đàn ấy, nó không đủ cho ai kia hiểu được lo`ng bác, nó chỉ làm đủ đun sôi một ấm nước vối*** trong một đêm trăng, một đêm trăng đoạn lìa! Bác cai Nho đã ra đi khỏi làng biền biệt. Bác mang theo một nỗi lòng. Chỉ có người học tro` nhỏ của bác mới hiểu bác đã yêu thầm ai. Người ấy, nàng không hề tương tư tiếng đàn của bác, không như trong một chuyện ti`nh của nàng Mỵ Nương đã say mê tiếng đàn của Trương Chi ngày xưa!
“Vo`ng tro`n là một đường cong ghép kín, mà mọi điểm trên ấy cách đều một điểm cố định, điểm ấy gọi là tâm” ông Đoàn quanh quẩn mãi bên mớ ký ức ngày xưa, từ cái tâm của vo`ng tro`n, ông lại đi đến cái tâm trong sự tỉnh thức, sự mơ hồ xảy ra, có mấy ai ti`m được giải đáp thích đáng. Nhưng đối với ông Đoàn, ông chỉ nghĩ đến cái tâm điểm mà sự nhận thức của ông không thể tách rời khỏi từng trăn trở hiện tại, chúng đều hướng về nơi mà ông đã sinh ra, nơi ông đã sống trọn tươi vui trong tuổi thơ êm đẹp... Đó là quê hương, đó là “chỗ quê hương đẹp hơn cả.” Từ cái giếng nước đầu làng cũ kỹ đến ngôi trường nho nhỏ bên nhà việc, cây cổ thụ cạnh bên đi`nh, cái gi` cũng là thân thương nhớ mãi. Thế hệ ông Đoàn là thế hệ “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”, được hun đúc bằng những bài luân ly’, yêu mẹ, kính cha, quí trọng thầy, chọn bạn mà chơi, hiếu học, yêu làng xóm, yêu quê hương... Có lúc ông Đoàn đã mơ như mi`nh thành một Carnot, nhân trong cuộc hành quân ngang trường xưa, khi vào lớp cũ nhi`n thầy nay đã già và nói ra lời đầy súc động như sau: “Thưa thầy, thầy co`n nhớ con không?” cả lớp im lặng, thầy gở mục kỉnh nhi`n ông Đoàn rồi như đã nhận ra cậu học tro` nhỏ ngày nào, hai thầy tro` ôm nhau trong nghẹn ngào. Ôi xúc cảm nào hơn. Đó là cái tâm, cái tâm mà mọi ti`nh huống của cuộc đời dường như đều hướng tới, nó rõ ràng, đầy ấn tượng, dĩ nhiên khó quên.
Đã khuya lắm rồi. Đêm nay, lúc nầy, trăng vẫn sáng vằng vặt trên trời, sương thu lạnh bao trùm trên cảnh vật êm ả. Thế là đã gần trọn một đêm, ông Đoàn ở trên ngọn đồi nầy. Ông đứng lên, nhi`n tứ bề vắng lặng. Ông không cảm thấy mệt mỏi như những lần thức giấc khác, trái lại, ông cảm thấy sảng khoái hơn lúc nào hết, hít thở khí trời trong lành giữa khuya. Ông chuẩn bị cho buổi thiền hành, miệng thầm miệm “A Di Đà Phật” theo đều nhịp bước.
Không lâu, ông Đoàn đã đến con đường làng dẫn đến khu gia cư nơi ông cư ngụ. Nó thoai thoải như những triền đồi trọc dưới chân núi Bà Đen, nơi mà năm xưa ông đã từng đặt chân tới. Ông nghĩ đến câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, đến nhà sư mà ông đã từng uống trà, đàm đạo năm nào. Liền đó, có một điều như ông đã ngộ ra, một sác na bùng vỡ như một con chim trời nghe tiếng động của thế nhân mà vụt thoắt bay lên. Nhà sư mà ông Đoàn đã ngờ ngợ năm xưa, không ai khác hơn là Bác Cai Nho, trong bác là cả một sở học, một tài hoa, một nghệ sỹ... Bác Cai Nho đã xa niềm tục lụy, không vương vấn chuyện thế gian. Bác đã tri` hành đúng với bài giảng “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm.” Đã trên năm mươi năm qua mà tưởng chừng như thoảng chốc. Dầu Tiếng và những đêm trăng, cuộc sống thanh bi`nh thuở ấy vẫn mãi là cái tâm, cho dù mọi nơi, mọi điểm, mọi hi`nh tướng đã đổi thay nhưng vẫn cách đều và hướng về từng phút, từng giây của ngày xưa trân quí! Ông Đoàn vẫn còn mãi bám trụ nơi ấy.
Đèn nhà ông vẫn còn sáng trưng, bà Đoàn đón ông vô nhà đầy lo lắng.
Trương Tử Đóa

26-11-2004

No comments:

Post a Comment