Lòng quyết tâm
Từ đối diện với tàn tật trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới
Đây là một câu chuyện có thật về lòng quyết tâm của Glenn Cunningham. Ông được vinh danh là một trong những vận động viên điền kinh xuất sắc nhất thế kỷ 20. Câu chuyện tuổi thơ của ông là một chuỗi ngày đầy đau khổ, nhưng với Glenn Cunningham mọi thứ thật nhỏ nhặt, bởi ông có một ý chí mạnh mẽ phi thường.
Đây hoàn toàn không phải là câu chuyện được dựng nên để cổ vũ cho nghị lực sống của con người hay để minh họa cho sức mạnh của quyết tâm. Nó là câu chuyện có thật về cuộc đời của vận động viên điền kinh, đồng thời là nhà giáo dục lớn của nước Mỹ Glenn Cunningham. Ông được vinh danh là một trong những vận động viên điền kinh xuất sắc nhất thế kỷ 20. Báo chí và người hâm mộ đặt cho ông những biết danh mạnh mẽ “Người đàn ông thép của Kansas” (Kansas Ironman), “Cánh én Kansas” (Kansas Flyer), “Con ngựa sắt vùng Kansas” (Iron Horse of Kansas), và “Tàu tốc hành Elkhart” (Elkhart Express).
Glenn Cunningham không chỉ được mọi người nhớ đến bởi sức chạy phi thường. Người ta nhớ đến ông nhiều hơn, yêu mến ông nhiều hơn bởi câu chuyện tuổi thơ, xuất phát điểm khó tin và đầy đau đớn của ông. Câu chuyện cũng chính là khởi nguồn của triết lý sống cả đời của Glenn – Không bao giờ từ bỏ.
Từ đôi chân cháy đến đôi chân sắt
Đó là vào một ngày tháng 2 giá buốt, khi ấy Glenn mới là một cậu bé 7 tuổi. Sáng sớm đó, ông cùng các anh chị em của mình đến trường từ rất sớm. Để xoa tan cái lạnh tê tái của vùng Kansas lúc bấy giờ, anh trai của Glenn đã quyết định nhóm lò sưởi. Glenn đứng ngay gần đó, xem anh làm việc.
Nhưng không may, một tai nạn đã xảy ra, ngọn lửa lớn bùng và bắt đầu lan ra. Nó đã đốt cháy toàn thân cậu anh trai nhỏ của Glenn. Và chính Glenn cũng vẫn không bao giờ có thể quên được cảm giác đau đớn khi ngọn lửa liếm rách da thịt ở đôi chân của cậu. Cả hai nhanh chóng được các anh chị em còn lại đưa về nhà.
Nhưng với Glenn, nhân vật chính của chúng ta, mọi thứ mới chỉ bắt đầu. Cậu bé đã vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và người hàng xóm. Glenn đã nghe rõ lời mà người phụ nữ đó nói với mẹ cậu: “Chị cần đối mặt. Con trai chị sẽ trở thành người tàn tật trong suốt phần đời còn lại”. Đó cũng là giây phút Glenn có quyết định lớn nhất cuộc đời mình:
Thật may mắn, Glenn có một người mẹ tuyệt vời. Bà đặt lên trán con trai một nụ hôn trấn an cùng lời khẳng định: “Đúng vậy con trai, bà ấy sai rồi”.
Lời nói ấy không chỉ là lời động viên mang tính chất an ủi, xoa dịu. Những ngày sau đó, mẹ của Glenn luôn giúp cậu bé xoa bóp đôi chân bị teo, không còn nhiều cơ và giây thần kinh. Đôi chân đã mất toàn bộ các ngón của bàn chân trái và chằng chịt những vết sẹo. Glenn những ngày ấy không cảm nhận, càng không điều khiển được đôi chân của mình.
Nhưng ngay khi sức khỏe bắt đầu hồi phục, Glenn Cunningham bắt đầu hành trình tập đi của mình. Đầu tiên cậu tập đứng, rồi vịn vào chiếc ghế nơi nhà bếp để tập đi, Glenn cứ đẩy cái ghế về phía trước rồi nhích theo từng bước. Cậu bé cứ tập đi như thế cho đến lúc mệt nhoài. Đi trong nhà đã vững, Glenn tiếp tục việc luyện tập ở ngoài hàng rào, một mình đối mặt với đôi chân nhỏ, cong queo như muốn xoắn vào nhau,một mình đối mặt với những đau đớn và những lời xì xào từ xung quanh. Glenn vẫn kiên định với quyết định của mình.
Đến mùa Noel năm 1979, 22 tháng sau tai nạn đau thương, Glenn dành tặng cho mẹ món quà bất ngờ. Câu bước đi trên chính đôi chân của mình mà không phải bám víu vào bất kỳ đâu. Cậu bé bắt đầu đi lại, bắt đầu chơi với các anh chị và hạnh phúc vì mình vẫn là một con người có ích. Glenn không chỉ dừng lại ở việc tập đi, cũng không hài lòng với những điều mình đã làm được. Cậu bắt đầu chạy theo những gia súc trong trang trại đến chỗ chúng uống nước. Cậu bé phát hiện ra rằng, việc đi bình thường cho cậu có cảm giác như dao găm vào chân, còn chạy lại mang đến cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Cậu bé bắt đầu tập chạy từ đó.
12 năm sau, Glenn Cunningham lập kỷ lục điền kinh tại trường trung học, 3 năm tiếp theo cậu lập kỷ lục quốc gia ở đường chạy 1500 mét, khi là một sinh viên đại học. Tới năm 1936, cậu bé Glenn bị cháy đôi chân ngày nào giành huy chương bạc của thế vận hội Olympic Berlin. Lập kỷ lục thế giới vào năm 1938 với thành tích chạy 1500m chỉ trong 4 phút 04.4 giây.
Trong suốt thời niên thiếu, trung học và đến tuổi trưởng thành, Gleen đã làm nên điều mà nhiều người cho là “kỳ tích”. Điều đã giúp Glenn Cunningham tạo nên kỳ tích đó không gì khác chính là triết lý sống “Không bao giờ từ bỏ” của ông.
Triết lý của những con người mang sức mạnh của niềm tin
Gleen không chỉ sống với triết lý không bao giờ từ trên đường đua, ông còn sống với nó trong mọi quyết định của cuộc đời mình. Gleen không chỉ yêu thích những cuộc chạy, ông còn muốn trở thành một bác sĩ như ông của mình. 4 năm đầu đại học, Gleen hoàn thành việc học ngành y, nhưng năm thứ 5 của ông hoàn toàn thất bại.
Tuy nhiên với triết lý không bao giờ từ bỏ, Gleen tiếp tục xin học vào năm sau đó, ông vừa đi học, vừa đi làm, vừa tập chạy (ông đã từ chối nhận tiền học bổng). Cuối cùng ông đã hoàn thành việc học của mình và chạm tới ước mơ làm bác sĩ. Tuy nhiên, câu chuyện cuộc đời đã đưa ông đến một hướng khác.
Các thanh niên Mỹ lúc bấy giờ bị hấp dẫn bởi sự thành công của ông, họ hướng đến ông để học hỏi, để tìm bí mật của thành công. Gleen đã không ngại ngần chia sẻ bí mật của mình. Cùng vợ, ông đã xây dựng nên một trung tâm giúp đỡ 9000 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn hiểu được cách sống đúng đắn để có được hạnh phúc.
Bài sưu tầm
No comments:
Post a Comment