Sunday, February 17, 2019

Cổ Học Tinh Hoa

 CƯỜI NGƯỜI TA KHÓC 

Cảnh Công nước Tề đi chơi núi Ngưu Sơn, trèo lên mặt thành, đứng ngắm trông rồi tràn nước mắt vừa khóc vừa nói:
 - Đẹp quá chừng là nước ta! Thật là sầm uất, thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi một già bỏ nước này mà chết đi. Giả sử xưa nay, người ta cứ sống mãi, quả nhân quyết không bỏ nước Tề mà đi nơi khác. 
Lã Sử Không, Lương Khưu Cứ thấy vua khóc cũng khóc và nói rằng:
 - Chúng tôi đội ơn vua có cơm rau mà ăn, có ngựa hèn, xe xấu mà cưỡi, cũng còn chẳng muốn chết, huống chi là nhà vua. 
 Một mình Án Tử đứng bên cạnh cười. 
Cảnh Công gạt nước mắt, ngoảnh lại hỏi Án Tử rằng:
 - Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn. Không và Cứ đều theo quả nhân mà khóc, một mình nhà ngươi cười là cớ làm sao? 
Án Tử thưa: - Nếu người giỏi mà giữ mãi được nước này thì Thái Công, Hoàn Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ được nước này, thì Linh Công, Trang Công đã giữ mãi. Mấy vua ấy mà giữ mãi thì vua nay chắc cũng mặc áo tơi, đội nón lá đứng giữa cánh đống lo việc làm ruộng, có được đâu chỗ này đứng, còn rỗi đâu mà lo đến cái chết. Chỉ vì hết đời này đến đời kia, thay đổi mãi mới đến lượt nhà vua mà nhà vua lại than khóc thì thật là bất nhân. Nay tôi thấy vua bất nhân, lại thấy bầy tôi siểm nịnh nên tôi cười.
 Cảnh Công nghe nói lấy làm thẹn, rót chén rượu tự phạt rồi phạt Không, Cứ mỗi người một chén. 

Liệt Tử

 GIẢI NGHĨA 
Liệt Tử: sách của Liệt Ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh, hay Sung Hu chí đức chân kinh. Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ. Ngưu Sơn: tên núi ở huyện Lâm Chí, tỉnh Sơn Đông ngày nay. 
Lã Sử Không, Lương Khưu Cứ: cận thần của Cảnh Công. 
Án Tử: người nước Tề thời Xuân Thu, làm tướng vua Cảnh Công, ông là người kiệm phác, trung thành, giỏi việc chính sự có tiếng thời bấy giờ. Thái Công, Hoàn Công, Linh Công, 

No comments:

Post a Comment