Khô Mộc Long Ngâm
Bích Nham Lục.
Để thể hiện tâm của Wabicha, thầy của Lợi Hưu là Thiệu Âu (1504-1555) đã dùng bài ca của Định Gia trong Tân Cổ Kim Tập mà diễn tả rằng:
"Nếu nhìn kỹ thì chẳng có hoa cũng như hồng diệp, chỉ có căn nhà nhỏ ven biển dưới chiều thu"
Nghĩa là sắc màu rực rỡ của hoa mùa xuân hay vẻ sáng lạn của lá cây đổi màu mùa thu cũng chẳng có gì, mà chính cảnh sắc của buổi chiều thu tiêu điều với làn gió biển thổi vi vu là cảnh địa tỉnh lặng của Cha-no-yu (thiền trà).
Tuy nhiên, trong Nam Phương Lục lại bình về điều này như sau:
"Người mà không biết hoa và hồng diệp thì ngay từ ban đầu đã không sống được nơi căn nhà nhỏ. Càng ngắm, càng nhìn hoa và hồng diệp, càng thấy được vẻ tĩnh lặng của căn nhà nhỏ ấy."
Đây quả thật là lời bình khá lý thú.
Nhưng Lợi Hưu lại dẫn một đoạn của Gia Long trong Nhâm Nhân Tập mà cho rằng:
"Người chờ đợi hoa nở, ngắm nhìn mùa xuân với cỏ phủ đầy tuyết trong làng núi."
Có nghĩa rằng trong làng núi trắng xóa kia khi ánh mặt trời chiếu đến thì mạng sống của cỏ cây mà đang nẩy mầm trong băng tuyết cũng sống dậy. Phải chăng chính khí sắc của sự sống mà đang vươn trao trong tận cùng của cái chết, vốn có trong Wabicha thật sự.
Nơi huyệt động có cây khô gần chết là chốn gió thổi như rồng gầm. Cái tĩnh của Thiền định thổi trả thẳng vào cái động vận hành trí tuệ, chính nơi đó có Thiền - sing mạng của Trà.
No comments:
Post a Comment