Monday, April 7, 2014

Phật Học Vấn Đạo - Từ Buđdha, Bhagava, Sammana nên dùng trong trường hợp nào?

Hỏi: Ba từ ngữ Buđdha-Đức Phật, Bhagava-Đức Thế Tôn, Sammana-Samon, thì phải chăng ở trong chữ Phật trong thời Ngài c̣n tại thế đựơc dùng tương đối trong mạch văn khác với chúng ta ngày hôm nay, và chữ Thế Tôn đựơc dùng nhiều hơn khi chúng ta đề cập đến Đức Phật không?

TT Tuệ Siêu: Ba từ ngữ Buddha Đức Phật chữ Bhagava Đức Thế Tôn và chữ Sammana hay là Samon, chữ Samôn như là Samôn Gotama thì ở đây đặc biệt chỉ có những ngừơi thiếu niềm tin hay là người chưa biết gì về Đức Phật thì họ mới sử dụng  từ đó.

          Ở  đây, chúng ta thường sử dụng hai từ là Buddha - Đức Phật và Bhagava - Đức Thế Tôn thì  nhận xét như thế nào về cách sử dụng văn tự như vậy. Theo chỗ chúng tôi  suy nghĩ rằng danh từ Buddha là một danh từ thật sự chỉ nhấn mạnh về ngôi thứ ba tức là chỉ nói đến người vắng mặt. Chẳng hạn như bây giờ chúng ta nói chuyện với nhau khi, chúng ta luận bàn về đức hạnh về ân đức của Đức Phật thì chúng ta sử dụng cái từ Buddha. Nhưng riêng về từ Bhagava thì chúng ta sử dụng trong hai vị trí theo văn phạm:  một là chúng ta sử dụng như là một  đại từ ngôi thứ hai cũng được, mà chúng ta sử dụng như là một đại danh từ ngôi thứ ba cũng đựơc, khi chúng ta nói chuyện với nhau chúng ta có thể bàn luận về tánh hạnh của Đức Thế Tôn về những đức độ của Đức Thế Tôn, và khi  một ngừơi tiếp kiến với Đức Phật thì họ bạch Đức Thế Tôn có vẻ trang trọng hơn.

           Như vậy cái từ Bhagava được dùng trong trường hợp này như là một hô cách hay là một hô khởi ngữ, một  tiếng dùng để xưng hô để gọi người đối diện nhưng không ai gọi người đối diện Đức Phật ít lắm, ít có trường hợp đó mặc dầu danh từ Buddha vẫn sự dụng được trong hô cách ,nhưng hiếm có trường hợp bạch Đức Phật xin Đức Phật hãy như thế này như thế kia ,chỉ có trường hợp chúng ta độc thoại thì chúng ta mới xử dụng danh từ Buddha ,còn khi chúng ta đang trực tiếp yết kiến Đức Phật thì chúng ta đã quen dùng cái danh từ Bhagava - Đức Thế Tôn, Bạch Đức Thế Tôn xin Đức Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con nghe v.v... đó là nói trên phương diện từ ngữ mà chúng tôi nhận xét và những lúc chúng tôi giảng dạy về môn Pali liên quan đến Phật học thì chúng tôi thừơng hay gặp phải như vậy. Và ở đây, chúng ta nhận xét những từ này nó có giá trị như thế nào và ta sử dụng như thế nào, thì ở đây những cái ý nghĩa của từ Buddha của từ Bhagava chúng ta sẽ đựơc bàn đến sau đây.

           Còn bây giờ chúng tôi chỉ có một sự nhận xét như thế này , danh từ Buddha danh từ đó đặc biệt là trong bối cảnh thuở xưa ngừơi Ấn Độ ngừơi ta sử dụng từ này để chỉ cho một cái vị đại giác ngộ, và thường thừơng cái từ này đựơc sử dụng ở trong kinh điển như chúng ta thấy là họ chỉ sử dụng chỉ cho Đức Phật thôi, hoặc là chỉ cho những vị đã giác ngộ tức là đã trở thành bậc thánh đã diệt trừ những tham sân si ,thì đối với những vị giác ngộ đó ngừơi ta gọi là vị Phật, ngừoi ta gọi là Buddha, Buddhasati cho nên cái từ đó là chỉ riêng cho Đức Phật, nhưng mà chữ Bhagava thưa quí vị đây là một từ tôn xưng khi mà một ngừơi nào đó họ kính trọng một vị nào đó và họ thần tượng một đối tựơng nào thì họ sử dụng cái từ Bhagava cũng rất là thường xuyên, không phải chỉ riêng vị để tử của Đức Phật những vị Tỳ Kheo mới dùng cái từ Bhagava đối với Đức Phật ,mà chữ Bhagava  một đệ tử ngoại đạo khi mà họ gọi vị Thầy của họ vị giáo chủ của họ, họ cũng gọi là Bhagava được.

           Bởi vậy ở đây theo các Ngài AXàLê, các Ngài giải thích như chúng ta đọc cái câu Nam Mô  Tathagata  chữ Tatha ở đây là một danh từ ngôi thứ ba và ở đây để chỉ cho một chỉ thị đại danh từ và khi nói đến Tathagata , Nam mô Tathagata   là con xin kính lễ Đức Thế Tôn ấy ,tức là Đức Thế Tôn là vị Phật thì, Đức Thế Tôn ấy là vị Phật vị mà chúng ta qui y bậc đạo sư của trời ngừơi.

          Chứ không phải Đức Thế Tôn như bao nhiêu vị Bhagava mà ngừơi ta tôn xưng ở trong cõi Diêm Phù Đề, thì do đó cho nên chữ Bhagava là một từ đựơc xem như là một cái cách nói trang trọng cung kính mà ngừơi ta có thể dùng để gọi bất cứ một vị nào mà họ có cái sự cung kính ,và ở đây cái chữ Bhagava nếu chúng ta dịch là Đức Thế Tôn trong trừơng hợp đó không có sát nghĩa mặc dù chúng ta sài đã quen rồi, nhưng chữ Bhagava chúng ta sài trong ý nghĩa Đức Thế Tôn thì không có sát cũng như cái từ Buddha mà chúng ta dịch là Đức Phật thì chữ Phật đó cần phải xét lại và chúng ta cần phải định nghĩa lại , 

Chúng tôi xin tóm tắt câu trả lời của chúng tôivới sự nhận xét của chúng tôi về hai từ Buddha và Bhagava để gọi cho Đức Phật ,để chỉ Đức Phật và khi chúng ta hầu chuyện với Đức Phật chúng ta sử dụng những từ đó thì từ nào chúng ta sử dụng chính xác nhất, thì chúng tôi xin được trình bày ý kiến của chúng tôi như vậy,

No comments:

Post a Comment