Nghiệp quả và phiền não nó xoay vần chúng ta trong vòng luẩn quẩn. Chúng ta khổ nhiều hơn vui. Vui rất ít mà khổ rất nhiều. Giải thoát tức là giải thoát khỏi điều đó. Khi nói đến giải thoát thì chúng ta hay nghĩ đến một chân trời xa xôi. Chúng ta nghĩ rằng sau khi mình bỏ cái này mình đạt đến cái gì. Nhưng chữ giải thoát trong nhà Phật nói theo lý Tứ Đế thì: Đức Phật Ngài dùng Nirodha là Diệt Đế để mô tả cứu cánh giải thoát, Ngài đã dùng một chữ rất đặc biệt đó là chữ Diệt khổ.
Chữ Diệt khổ tức là giải thoát. Bây giờ nếu chúng ta nhức răng , chúng ta làm sao để hết nhức răng thì đó đúng là một cái sự giải thoát và chúng ta hiểu được cái cảm giác của cái hết nhức răng đó. Dựa trên chữ nhức răng mà chúng ta đang trải qua sự khổ này. Thật ra thì hầu hết tất cả các tôn giáo triết học nói về cái kiếp nhân sinh, người ta đều cố gắng để vẽ ra một cái cảnh giới khác hơn là cảnh giới chúng ta đang sống ở đây. Và cảnh giới đó được xem như là cảnh giới giải thoát. Cố gắng vẽ như vậy đã xảy ra rất nhiều trong quá khứ và hầu như cố gắng nào nó cũng dẫn đến chỗ bế tắc hết. Tại vì khi chúng ta vễ vời ra một cái chúng ta chưa thật có, chưa thật biết thì là một điều rất nguy hiểm. Vì vậy trong cái tinh thần của ngừơi Phật tử khi mà chúng ta đề cập đến Giác Ngộ giải thoát.
TT Giác Đẳng - Pháp đàm - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment