Hỏi: Phải có trí mới tu học hay tu học rồi mới có trí?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 23-3-2014)
ĐĐ Pháp Tín: Đối với trường hợp con gà có trước hay trứng gà có trước? Thì ở đây, điều này khi chúng ta muốn biết con gà có trước hay trứng gà có trước, thí dụ mình muốn biết con gà có trước thì mình nắm ngay con gà thì cái trứng gà phải có trước mới nở ra con gà. Còn nếu mình nắm cái trứng gà thì con gà phải có trước mới đẻ ra cái trứng.
Thì đối với sự tu học, do đâu phát sanh trí tuệ? Thì cái trí này phát sanh là do tu tập thực hành pháp hoặc là niệm pháp v.v... Vị ấy tu tập như vậy đến một lúc nào đó thì trí phát sanh. Ở trong con đường tu tập giới định và tuệ, trí tuệ phát sanh là do nhân gần là phải có định. Muốn có định thì không phải tự nhiên người ta có mà phải tu tập, trong tôn giáo bạn hoặc có những người thầy bói những tà đạo thì người ta nói có định do trời phú. Nhưng, thật ra định là do mình tu tập. Chính điều này một lần nữa cho chúng ta biết trí là do chúng ta tu học nên trí tuệ mới phát sanh.
Còn nếu nói rằng có những người chưa tu tập nhưng trí người đó vẫn phát sanh. Thì cái trí đó ở trong chú giải Visuddhimagga -Thanh Tịnh Đạo nói rằng người có trí do tại bẩm sinh có nghĩa là bằng tâm đại quả hợp trí. Trong chú giải Visuddhimagga -Thanh Tịnh Đạo giải thích rằng trí tuệ bẩm sinh là do ở trong đời sống này và đời sống trước chúng ta tạo phước như nghe pháp bằng sự hiểu biết, chúng ta nghe pháp về Tứ Đế hoặc Tứ Niệm Xứ.
Thật ra, chúng ta nghe chúng ta không hiểu nhưng chúng ta có tâm hoan hỉ dù gì mình cũng được nghe những lời dạy của bậc trí hoặc những lời thuyết giảng của Đức Phật hoặc lời của bậc đạo đức v.v.... chúng ta có tâm cung kính, có tâm kính trọng rồi chúng ta hiểu biết. Do sự nghe pháp chúng ta đã tạo phước, chúng ta có sự khéo tác ý rồi chúng ta hiểu được cũng như mình có sự mình hiểu được giáo pháp này rồi mình có sự kính trọng. Thì do phước này chúng ta tục sanh lại làm người đại quả hợp trí hay là người tam nhân.
Như hồi nãy, chúng tôi nói người tục sanh vào đại quả hợp trí, trong chú giải Visuddhimagga -Thanh Tịnh Đạo gọi là trí tuệ bẩm sinh. Thì trí tuệ này, thí dụ như mình thuộc về tánh trí hay chúng ta thuộc về một người nhạy căn thì lúc bấy giờ khi nghe cái gì đó chúng ta dễ hiểu.
Thí dụ, giáo lý 37 phẩm trợ đạo hay bất cứ vấn đề gì khi trình bày cho những người có sự hiểu biết, thì mình chỉ cần trình bày sơ thôi hoặc những gì liên quan có nhân có quả có văn có nghĩa đàng hoàng thì những người có trí nghe người ta mau nhớ và người ta mau hiểu. Cũng như khi chúng tôi trình bày vấn đề gì mà có định nghĩa rồi có giải thích rồi có kết luận hoặc là có nhiều khi có những người biết ngoại ngữ như Hán tạng, Pali và việt ngữ thi khi mình nói nhãn thức người ta hiểu về Hán ngữ, khi mình nói về con mắt là sự thấy đó là Việt ngữ. Thành ra có những khi mình trình bày vấn đề gì mà mình giải thích tường tận hoặc là định nghĩa hoặc giải thích rồi cuối cùng mình kết luận lại thì người có trí hoặc người có sự nhạy căn người ta nghe người ta hiểu hoặc là người ta nghe rất dễ nắm bắt rồi từ đó người ta dễ phát sanh niềm tin hoặc là người ta dễ phát tâm sự hoan hỉ. Thì người nghe mà người ta hiểu được là cái trí đó thuộc về bẩm sinh.
Tóm lại, trong câu hỏi Phải có trí mới tu học hay tu học rồi mới có trí? . Thì điều này sau một thời gian nghe pháp rồi chúng ta thấy rằng trí nào mình hiểu biết được mình nắm ngay chỗ trí đó thì trí này phát sanh lên là do mình có sự tu tập. Còn người trí do tục sanh bằng tâm đại quả hợp trí thì người này tuy rằng chưa tu nhưng đối với sự học hỏi thấy hoặc nghe hiểu v.v... thì người này là người tam nhân. Trong trường hợp này là có nghĩa là trí người ta có trước lúc người ta tu.
Thành ra ở đây, chúng tôi nói khi mình muốn biết được con gà có trước cái trứng hay là cái trứng có trước con gà thì chúng ta sẽ nắm ở cái mốc đó, có nghĩa là mình nắm ngay con gà thì mình biết cái trứng có trước con gà còn nếu mình nắm cái trứng thì mình biết con gà có trước cái trứng. Thì cũng vậy, đối với sự tu học và trí phát sanh, nếu mình nắm ở sự tu học thì tu học đến trước còn nếu mà chúng ta nắm ngay tuệ thì trí trước ./.
No comments:
Post a Comment