Thursday, October 3, 2013

Phật Học Vấn Đạo - Thiện và ác có thể song hành chăng?

Hỏi. Thiện và ác có thể song hành chăng? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, ngày 3-9-2013 Minh Hạnh chuyển biên

 ĐĐ Pháp Tín giảng: Đối với cuộc sống này hay là những vận hành của Pháp thì thật sự có những điều bất khả ly, thí dụ như chúng ta nhìn một vật thì ở trong đó nhất thiết phải có chất liệu đất, nước, lửa, gió, và có những chất kèm theo nữa. Trong A Tỳ Đàm phân tích thí dụ như, đất, nước, lửa, gió, sắc cảnh sắc, sắc cảnh thinh, sắc cảnh vị, rồi các chất dưỡng tố. Trong A Tỳ Đàm nói về 8 nguyên tố này được gọi là 8 sắc bất ly, cũng vậy, trong đời sống của chúng ta có sanh thì có tử, tất cả các pháp mang tính chất vô thường v.v... 

 Bây giờ thì trở lại với thiện và ác có thể đi song hành được hay không thì điều này không thể được, tại vì tâm của chúng ta một tâm chỉ biết một cảnh thôi chứ không thể nào mà lúc đó chúng ta vừa làm thiện vừa làm ác được, không thể nào. 

 Chỉ có trường hợp thiện ác xảy ra trước sau. Thí dụ,trường hợp anh thợ dũa ngọc thường ngày anh ta rất kính qúi vị trưởng lão tỳ khưu, anh thỉnh đến nhà để cúng dường trai tăng, trong lúc anh ra nhà sau và để viên ngọc lại, đến khi trở lại thì viên ngọc biến mất, lúc đó anh ta rất sợ và tưởng vị trưởng lão này lấy. Anh thợ ngọc đã lấy giây xiết niền đầu vị trưởng lão và đánh dã man đến nỗi ra máu ở tai và miệng. Nhưng sau khi biết được là không phải vị trưởng lão này lấy mà là do con ngỗng nuốt viên ngọc của anh ta, lúc đó anh ta hối hận và đã sám hối với vị trưởng lão. Thì qúi vị thấy rằng ở đây là nguyên một quá trình đó có trước có sau nghĩa là có lúc anh ta có sự cung kính nhưng khi mất đồ thì bắt đầu nghi kỵ vị trưởng lão này rồi khi hiểu rằng không phải vị trưởng lão này lấy thành ra hiền thiện, có lúc tâm hiền thiện sanh lên rồi vì một hoàn cảnh gì đó vì một tự ngã gì đó làm tâm sân sanh lên.

  Đối với chúng ta cũng vậy, thí dụ như qúi vị vào rơom nghe pháp, có khi đường internet tốt và chúng ta nghe đưọc những điều chúng ta muốn nghe thì tâm hoan hỉ, Nhưng khi vào mà gặp trục trặc do trường hợp này do trường hợp kia, nghe 
giữa chừng đang hoan hỉ rồi bị đứt khoảng v.v... mình nghe không được không rõ thì lúc đó tâm của mình khó chịu thì mình tưởng rằng là thiện và bất thiện hoà chung nhau được nhưng thật sự ra điều này có trước và có sau chứ không thể nào trong cùng lúc đó được. 

Hoặc những công việc trong đời sống hàng ngày của chúng ta cũng vậy. Thí dụ, có những người làm nghề sát sanh không phải lúc nào người ta cũng ác và không phải lúc nào người ta giữa thiện và ác trong đó được. Như có những người cắt cổ gà người đó không biết cắt làm cho con gà chết một cách đau đớn người ta thấy tội nghiệp quá người ta tìm một người có kinh nghiệm cắt nhanh để con gà chết lẹ ,thì người ta nghĩ rằng là trong đó mình vừa làm ác mình vừa làm thiện, khi mình sợ chúng sanh kia chết đau đớn vì nhiều vết cắt thành ra người ta tìm con dao bén hoặc kiếm một người làm thiện xảo để con gà chết thì người ta tưởng là cái chết đó nó giảm bớt đi sự đau đớn, nhưng thật sự nó không phải là vậy, trong trường hợp đó tâm mình là cực ác chứ không mang tính chất thiện ở trong đó, mình cắt cổ chúng sanh đó để nó chết một cách mà không hay biết, không thể nào mà trong đó có vừa thiện vừa ác mà trường hợp đó mình gọi cực ác. Người ở ngoài đời thì nhiều khi người ta chế định như vậy, có suy nghĩ riêng của người ta chứ không thể nào mà trong trường hợp đó mà gọi là có thiện mà có ác ở trong.

Có những người lúc nãy người ta nóng nảy quá la mắng học  trò hay la người làm hay là la người nào đó v.v... những người mà quen biết với mình sau khi la rồi người ta suy nghĩ lại là người ta biết chuyện đó không đáng hoặc là có đáng đi nữa nhưng mà mình không nên la như vậy v.v... thì trong những trường hợp đó thì gọi là người đó trước thì sanh lên tâm sân nhưng sau khi đó tâm sân diệt rồi thì tâm thiện sanh lên người ta cảm thấy hối hận vì đã làm như vậy không phải với những người bị la.

vậy thì trong câu trả lời cho câu thảo luận này thì không thể nào thiện và ác song hành nó chỉ có tâm thiện khởi lên trước rồi vì lý do gì đó mà tâm bất thiện sanh sau hoặc tâm bất thiện khởi lên trước rồi sau đó hối hận và tâm thiện khởi lên sau./.

No comments:

Post a Comment