Hỏi: Ý niệm hơn thua, mà được khả dĩ chấp nhận trong kinh điển Phật Giáo hay không ?
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Có những trường hợp một khái niệm hơn thua khả dĩ chấp nhận. Nếu như sự hơn thua tranh chấp, cạnh tranh bằng những trạng thái tâm bất thiện pháp, như là tâm tham vọng hoặc tâm sân hận, thù oán đối nghịch thì sự hơn thua đó, chắc chắn không được hoan nghinh ở đây, quan niệm hơn thua đó, cạnh tranh đó sẽ đưa đến một cái sự tai hại không lườn.
Nhưng nếu quan niệm hơn thua , tức là sự cạnh tranh để rồi mình có tiến bộ về tinh thần. Chẳng hạn như tranh đức tranh tài . Tranh tài thì có trường hợp chấp nhận, có trường hợp không chấp nhận. Nhưng tranh đức trong trường hợp này có thể hoàn toàn chấp nhận, tại sao vậy? bởi khi một người họ nghĩ đến phải thắng người khác về đức độ, mà người kia cũng muốn hơn người này về đức độ, trên phương diện đức độ muốn thực hiện đức, thì con người phải có nội tâm hiền thiện, cách cư xử hiền thiện. Do vậy trong khi hai người cùng tranh đức, trong sự việc đó sẽ khởi lên một sự xung đột tai hại, bởi vì khi mà tâm thiện với thiện thì không mang đến sự hại nào, và nếu bất thiện với bất thiện cạnh tranh với nhau, đấu tranh với nhau thì đưa đến một sự không tốt đẹp.
Tất nhiên cho dù cạnh tranh bằng hình thức nào, tranh tài cả cũng đều do xuất phát từ nơi ngã, người này nghĩ mình sẽ hơn người kia, sẽ hơn người khác, ta sẽ tốt hơn người khác,nhưng chúng ta nói lấy độc trị độc, tức là dĩ mạng trị mạng trong việc chúng ta học tập, việc đức độ nếu như không có sự so sánh và chúng ta không có sự cạnh tranh nhau thì không có sự tiến bộ, vì vậy cho nên trong trường hợp này có thể khả dĩ chấp nhận được.
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu: Có những trường hợp một khái niệm hơn thua khả dĩ chấp nhận. Nếu như sự hơn thua tranh chấp, cạnh tranh bằng những trạng thái tâm bất thiện pháp, như là tâm tham vọng hoặc tâm sân hận, thù oán đối nghịch thì sự hơn thua đó, chắc chắn không được hoan nghinh ở đây, quan niệm hơn thua đó, cạnh tranh đó sẽ đưa đến một cái sự tai hại không lườn.
Nhưng nếu quan niệm hơn thua , tức là sự cạnh tranh để rồi mình có tiến bộ về tinh thần. Chẳng hạn như tranh đức tranh tài . Tranh tài thì có trường hợp chấp nhận, có trường hợp không chấp nhận. Nhưng tranh đức trong trường hợp này có thể hoàn toàn chấp nhận, tại sao vậy? bởi khi một người họ nghĩ đến phải thắng người khác về đức độ, mà người kia cũng muốn hơn người này về đức độ, trên phương diện đức độ muốn thực hiện đức, thì con người phải có nội tâm hiền thiện, cách cư xử hiền thiện. Do vậy trong khi hai người cùng tranh đức, trong sự việc đó sẽ khởi lên một sự xung đột tai hại, bởi vì khi mà tâm thiện với thiện thì không mang đến sự hại nào, và nếu bất thiện với bất thiện cạnh tranh với nhau, đấu tranh với nhau thì đưa đến một sự không tốt đẹp.
Tất nhiên cho dù cạnh tranh bằng hình thức nào, tranh tài cả cũng đều do xuất phát từ nơi ngã, người này nghĩ mình sẽ hơn người kia, sẽ hơn người khác, ta sẽ tốt hơn người khác,nhưng chúng ta nói lấy độc trị độc, tức là dĩ mạng trị mạng trong việc chúng ta học tập, việc đức độ nếu như không có sự so sánh và chúng ta không có sự cạnh tranh nhau thì không có sự tiến bộ, vì vậy cho nên trong trường hợp này có thể khả dĩ chấp nhận được.
No comments:
Post a Comment