Thursday, August 23, 2018

Những Ngôi Chùa Phật Giáo trên Thế Giới

Hành Hương Thánh Địa tại Tích Lan


Bài viết bởi Peerawat Jariyasmabat, Bangkok Post, Sep 29, 2005

Minh Hạnh dịch thuật

Colombo, Sri Lanka - Đó là một ngày nóng nực. Tôi đã nhi`n thấy một bó bông được cột chặt vào đằng trước cái hãm xung của xe chở hành khác với đông nghẹt những người của mọi lớp tuổi, là những người dường như thích thú trong việc đi chơi bất chấp ti`nh trạng nóng nực.

"Những người hành hương." người hướng dẫn viên Roy De Livera lên tiếng. "Khi người ta đi hành hương, họ thường trang trí đằng trước nơi hãm xung của chiếc xe với những bông hoa. Nó là dấu hiệu cho những xe hơi khác tránh xa."

Tôi đã trông thấy nhiều xe hơi, tất cả đều hướng về phía giống nhau, và tôi quyết định tham dự vào với họ.

Tôi đã ở Tích Lan trong một ngày lễ quan trọng của Phật giáo, ngày trăng tro`n tháng 8 Âm lịch hay là ngày Asarahah Bucha Day, khi những người du khách đến viếng chùa và những người khác kỷ niệm ngày thiêng liêng là ngày mà cách nay 2000 năm Phật giáo bắt đầu bén rễ tại xứ sở này.

Tất cả các con đường trong ngày hôm đó dường như đều hướng tới Sigiriya, một vùng khảo cổ rộng lớn, tại trung tâm nước Tích Lan. Cũng được gọi là Đá Sư Tử "Lion Rock", đó là một thành quách cổ xây từ thế kỷ thứ 5 trên một khu đá khổng lồ rộng 182 metres ở trên một khu vườn rộng bao chung quanh, có những hồ nước và rừng cây vùng nhiệt đới. Một nơi đứng đầu về sức hấp dẫn du khách trong ngành du lịch tại Tích Lan do kiểu kiến trúc và đẹp ky`lạ của nó đã gây ấn tượng trong lo`ng du khách.

Chúng tôi đến đó và đã nhi`n thấy hàng ngàn khách hành hương chật kín khu đất. Họ đã xếp hàng dài để chiêm ngưỡng những bức tranh nổi tiếng được vẽ trên mặt đá. Cái cầu thang xoắn ốc dẫn tới những bức tranh. Tôi gia nhập vào đám đông và chậm chậm từng chút một tôi lên đến đỉnh.

Ở đó tôi đã thấy những bức tranh những cô gái cổ xưa trong tư thế duyên dáng. Họ có vo`ng eo nhỏ xíu với những giây lưng quấn quanh, làm say mê quyến rủ du khách với sự nghiêm trang từ tốn từ đôi mắt nồng cháy. chỉ có 18 bức trong 500 bức vẽ, đã được vẽ trên khỏang rộng 140 metre chiều dài là co`n lại đến ngày hôm nay. tôi đã phải chấp nhận rằng người phụ nữ trong những bức tranh đã thật ti`nh có sức quyến rủ.

Kế đến tôi gia nhập một gio`ng người xếp hàng dài hơn, để leo lên những bực thang dốc để đến đỉnh, nơi được mở rộng 1.6 hectare, và niềm kiêu hãnh của toà lâu đài chung quanh là nước có cây cảnh và một cái hồ thật lớn được xây chung nhau từ 1.500 năm trước.

Từ một điểm thuận lợi đó những người trú ngụ đầu tiên ở toà lâu đài có lẽ có cảm tưởng rằng họ đang ở trên thiên đàng từ nơi đó họ có thể nhi`n thấy mọi người dưới trần gian, tôi đã nghĩ như vậy.

Trên một đoạn bên cạnh từ đỉnh gio`ng người đã dài hơn. Những người thi` đã tràn ngập. Tôi đã cảm kích sâu sắc và kinh ngạc bởi ti`nh cảm chung của sự tôn kính và sự hiến dâng của người dân Tích Lan dành cho đạo Phật. Tôi đã đứng hàng giờ dưới ánh mặt trời để chờ đợi cho một khoảng cách chỉ mất thời gian là 5 phút.

Mục đích kế tiếp của tôi là Dambulla, 5 cái hang ky` lạ mà ngày tháng được ghi vào thế kỷ thứ ba đã là nơi ở của các vị Tăng sĩ trong suốt chiều dài của lịch sử. Trong mỗi một tất đất bên trong động đều có những bức tranh và những điêu khắc về Đức Thế Tôn và những mẫu truyện về đời sống của Ngài.

Những bức tranh trải dài trên chiều dài của 1,000 metre vuông, đã làm cho Dambulla trở thành một hang động tuyệt vời lớn nhất trong vùng Nam và vùng Đông Nam của Á Châu.

Bước vào bên trong, bầu khí quyển trong sáng và thanh tịnh với một tôn tượng Phật toạ lạc trên bệ phát ra sự tôn nghiêm tôn kính. Những bức tranh vẽ từ 2,000 năm hay là hơn thế nữa đang duyên dáng trên tường, mô tả đời sống của Đức Phật và những vị Chư Thiên khác những vị nữ thần, những lễ nghi tôn giáo và những sự tích liên quan đến lịch sử đã trải dài trong nhiều cây số trên vách đá.

Toàn thể hang đá ky` diệu này đã được thừa nhận là một khôi phục vĩ đại trong thế kỷ thứ 18 và từ đó nó trở thành Dambulla, và được công nhận là tài sản của thế giới.

Trong khi Dambulla đã gây ấn tượng sâu sắc, bởi vi` chiều kích thước của nó_tại tỉnh Plonaruwa nơi Phật giáo đầu tiên bắt nguồn vào tích Lan và rồi sau đó trở thành trung tâm tôn giáo của đất nước Tích Lan.

Polonaruva, là thủ đô của Tích Lan trong thời điểm của thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 13 bao gồm trên một địa thế rộng 122 mẫu trải dài 5 kilometres bắc nam và 3 kilometres về phía đông tây.

Những con đường được kiến tạo dài theo khu hi`nh ô vuông bởi những toà nhà được dựng lên, những toà lâu đài của vua Parakramabahu và vua Nissankamalla, những tu viện, những ngôi chùa, những bịnh viện, những hồ nước cây cảnh tươi tốt và những con sông đào, những thứ đó là một lời kinh thánh cho vẻ tôn nghiêm hùng vĩ và phức tạp rắc rối của sự quy hoạch thành phố trong thế kỷ thứ 5 của đất nước Tích Lan.

Tôi cũng được chứng kiến những am nhỏ ở chung quanh tỉnh dùng làm nơi trú ngụ của các vị Tăng sĩ.

“Ở vào điểm huy hoàng nhất người ta ướt tính có khoảng 20,000 Tăng sĩ đã sống tại Polonaruva. Họ đã đi cùng khắp tỉnh quận bằng chân đất.” người hướng dẫn viên nói như vậy. Tuy nhiên, tôi đã không thấy một vị Tăng sĩ nào trong ngày tôi ở đó.

Một địa điểm hấp dẫn khác là Vatadage hay toà tháp tro`n, thuộc kiến trúc tuyệt diệu công phu, được xây vào thế kỷ thứ 12, nơi đây lưu trữ số lượng lớn hi`nh tượng của Đức Thế Tôn.

Một nét đặc biệt nổi bật gây ấn tượng khác của Polonaruva là tôn tượng to lớn của Đức Thế Tôn tại Galvihara trong tư thế thẳng đứng . Hang đá nằm trong một tảng đá to lớn vĩ đại.

Những người nghệ nhân thi` tinh xảo, thật vậy xuyên qua những điêu khắc trên đá thi` những hi`nh tượng sống động như thật vậy.

Kế đến chúng tôi di chuyển tới khu làng lịch sử của Kandy, rất phổ biến trong số những địa điểm để hành hương đó là

xá lợi răng của Đức Phật được mang đến đất nước này từ thế kỷ thứ ba.

Hoàng cung của vua Sinhala bây giờ là nơi thờ phượng xá lợi răng của Đức Phật. Được gọi là chùa thờ xá lợi răng.

Với những bông sen cầm trên tay, những khách hành hương trong mọi lớp tuổi đi bộ bằng chân đất vào trong chùa.

Mặc dù không phải là ngày lễ công cộng, ngôi chùa đã chật kín những khách hành hương. Tiến vào chánh điện, tôi đã lặng người đi bởi bầu không khí trọng thể trang nghiêm.

Tiếng rì rầm của âm thanh vang dội nơi sảnh đường. Những khách hành hương cúi gập người xuống và trán họ đụng xuống sàn của ngôi chùa trong mục đích bày tỏ sự kính trọng đến sự thiêng liêng của xá lơi răng trước khi họ cầu nguyện.

Sau cùng họ đứng lên để thư giản, một vài người co`n nở nụ cười rạng rỡ trên nét mặt.

Họ dường như được tăng cường bởi một loại sức mạnh của nội tâm điều đó đã mang lại sự bi`nh an và tĩnh lặng cho tâm họ. Và với điều đó đã chấm dứt chuyến đi hành hương của tôi tới Tích Lan.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=18,1757,0,0,1,0

No comments:

Post a Comment