Hỏi : Ngoài con đường thiền định phải chăng không có phương pháp nào để diệt trừ tam độc tham sân si để có sự giải thoát trong đạo Phật ? Kính mong quí Giảng Sư chỉ dạy thêm cho con, kính cảm ơn.
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , ngày 23 tháng 09 năm 2003 Minh Hạnh chuyển biên)
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp , ngày 23 tháng 09 năm 2003 Minh Hạnh chuyển biên)
TT Trí Siêu trả lời : Nếu chúng ta nói chữ thiền định, chữ thiền Chana hay gọi là thiền na là chúng ta nói theo nghĩa chung,là ý nghĩa rất thoáng, như là tư tưởng thiền, hành thiền thì như vậy, ngoài phương pháp thiền định sẽ không cọ̀n con đường nào khác để diệt trừ tham sân si đưa đến sự giải thoát cả, nhưng nếu ở đây nếu ta dùng ý nghĩa thiền với một ý niệm là sự tu tập thiền chỉ, tu tập thiền quán, thì chúng ta chỉ giới hạn trong việc tu tập thiền định bằng những án sứ, bằng những thiền án Tứ Niệm xứ, hoặc là những công án thuộc về nghiệp xứ, như mười đề mục Kasina chẳng hạn.
Thì khi chúng ta giới hạn chữ thiền định trong những đề mục như thế, chúng ta có thể nói rằng ngoài con đường thiền định này, vẫn có thể với một phương pháp khác, với một pháp môn khác để chúng ta có thể diệt trừ phiền não tam độc tham sân si đưa đến sự giải thoát, điều này chúng ta có thể đọc qua bài kinh Sabbàsava sutta kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc ở Trung Bộ Kinh quyển một.
Ở đây những phiền não lậu hoặc cần được đoạn trừ bằng bảy cách:
- Đoạn trừ bằng tri kiến, tức là không tác ý đến chuyện không đáng tác ý, mà chỉ tác ý đến những gì cần tác ý. Một người có trí tuệ tri kiến chân chánh, không phải bận rộn, không phải tác ý đến những vấn đề không đáng, như là suy nghĩ về có tự ngã hay không có tự ngã v.v... trong trường hợp đó với tri kiến thẳng tiến như vậy, thì người này có thể đoạn trừ được các lậu hoặc phiền não, trong các lậu hoặc phiền não đó thì tham si là chủ yếu.
- Chúng ta có thể đoạn trừ phiền não bằng sự pḥòng hộ tức là gìn giữ chánh niệm khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần.
- Có thể đoạn trừ phiền não lậu hoặc bằng cách thọ dụng, nghĩa là khi thọ dụng bốn món vật dụng ăn mặc ở bịnh thì có sự chi túc, và có sự quán tưởng một cách đúng pháp.
- Có thể đọan trừ phiền não lậu hoặc bằng sự kham nhẫn, tức là khi gặp hoàn cảnh trái ý nghịch ḷòng, cảm giác khó chịu về thân tâm thì có sự chịu đựng có sự kham nhẫn, điều này cũng có thể giúp cho đọan trừ được các lậu hoặc phiền não.
- Hay là đọan trừ bằng cách tránh né, tức là những nguyên nhân nào, những điều kiện nào, những môi trường nào có thể gây cho ác bất thiện pháp sanh khởi thì mình né tránh đi, như vậy thì mình cũng có thể đoạn trừ được những lậu hoặc phiền não.
- Hoặc là có thể đọan trừ bằng cách là trừ diệt, có nghĩa là không chấp nhận cho những dục niệm, sân niệm, hại niệm, tức là không cho ba tà tư duy sanh khởi, diệt trừ chúng ngay trong mầm móng, tức là vừa khi khởi lên, hay là có một mầm móng sắp sanh khởi thì phải đoạn trừ đi, như vậy nhờ đó các lậu hoặc phiền não được đoạn trừ.
- Và đến phương pháp thứ bảy, pháp môn thứ bẩy mới là đoạn trừ bằng sự để tu tập. Có nghĩa là tu tập theo bảy giác chi, bảy giác chi ,đó là tánh chất hay phẩm cách của thiền định và khi tâm tu tập như vậy sẽ làm các phiền não lậu hoặc được đoạn trừ.
- Có thể đọan trừ phiền não lậu hoặc bằng sự kham nhẫn, tức là khi gặp hoàn cảnh trái ý nghịch ḷòng, cảm giác khó chịu về thân tâm thì có sự chịu đựng có sự kham nhẫn, điều này cũng có thể giúp cho đọan trừ được các lậu hoặc phiền não.
- Hay là đọan trừ bằng cách tránh né, tức là những nguyên nhân nào, những điều kiện nào, những môi trường nào có thể gây cho ác bất thiện pháp sanh khởi thì mình né tránh đi, như vậy thì mình cũng có thể đoạn trừ được những lậu hoặc phiền não.
- Hoặc là có thể đọan trừ bằng cách là trừ diệt, có nghĩa là không chấp nhận cho những dục niệm, sân niệm, hại niệm, tức là không cho ba tà tư duy sanh khởi, diệt trừ chúng ngay trong mầm móng, tức là vừa khi khởi lên, hay là có một mầm móng sắp sanh khởi thì phải đoạn trừ đi, như vậy nhờ đó các lậu hoặc phiền não được đoạn trừ.
- Và đến phương pháp thứ bảy, pháp môn thứ bẩy mới là đoạn trừ bằng sự để tu tập. Có nghĩa là tu tập theo bảy giác chi, bảy giác chi ,đó là tánh chất hay phẩm cách của thiền định và khi tâm tu tập như vậy sẽ làm các phiền não lậu hoặc được đoạn trừ.
Ở đây thưa quí vị, pháp môn Đức Thế Tôn thuyết giảng có rất nhiều, và khi chúng ta tu tập trong giáo pháp này, thì chuyện tu tập này ở tùy theo vị trí nào, tùy theo căn cơ chứng đạt được, Khi một vị Tỳ kheo Ni nhìn thấy những giọt nước rơi từ trên tay vị ấy rửa mặt và những giọt nước đó rơi xuống giòng nước và tan biến, vị này cảm nhận được tánh cách vô thường cũng có thể chứng ALaHán được. Khi một vị Tỳ Kheo thấy đám lửa cháy và hễ lửa đi tới đâu thì càng quét và thiêu sạch cây cỏ lớn nhỏ, thì vị Tỳ Kheo này suy xét thấy được như vậy, khởi lên tri kiến chân chánh và đoạn trừ những kiết sử lậu hoặc lớn nhỏ và chứng AlaHán. Hay nàng Tỳ Kheo Ni Tisa Gotami khi nhìn thấy ngọn nến chập chờn, ngọn lửa chập chờn trên đầu cây nến và vị này đem tâm quán xét thấy sự bấp bênh, sự tạm bợ, sự mỏng manh của kiếp sống này và vị đó chứng được quả AlaHán v.v.. có những trường hợp như vậy.
Cho nên chúng ta không thể nào bỏ qua những chi tiết đó, có như vậy thì chúng ta mới yên tâm được trong việc tu tập. "Đường nào cũng đến La Mã cả, nếu chúng ta đi" đó là một câu châm ngôn của phương Tây. Thì chúng ta nên biết rằng, chúng ta ở góc độ nào ta sẽ hành theo góc độ đó, có đôi khi phải sử dụng chi kiến để đoạn trừ, chỉ tri kiến chúng ta đoạn trừ cũng được, hay bằng sự kham nhẫn, bằng sự né tránh, bằng sự tìm diệt cũng được, bằng sự tu tập, bằng sự pḥòng hộ, bằng sự thọ dụng cách nào chúng ta cũng diệt trừ được. Nhưng khi chúng ta thực hành, thì tất cả đều phải nói rằng, chúng ta nên tập trung vào một lý duy nhất là tư tưởng thiền quán, tư tưởng thiền quán đó là quan trọng , bởi vì khi chúng ta né tránh, hay chúng ta có chánh niệm, hay là chúng ta phọ̀ng hộ , hoặc chúng ta thọ dụng, chúng ta cũng phải đều sử dụng tâm thiện và tác ý một cách chân chánh vào đề tài và khởi lên trí tuệ. Trí tuệ tu tập như thế sẽ thành tựu sự giải thoát.
Ở đây chúng ta nói như vậy để chúng ta có một lối thoáng, thoáng một chút là trong con đường chúng ta đi, chúng ta không phải lo sợ là phải đi qua cổng rào, một cửa ngõ rồi mới đi được, mà chúng ta có thể đi bằng những ngõ ngách nào cũng ra được con đường cái, thì ở đây chúng tôi chỉ xin được góp ý kiến như vậy và chắc chắn là có một điều quí vị sẽ cọ̀n có sự thắc mắc nữa, nhưng và ở đây chúng tôi không có thời gian để trình bày, đó là điều Đức Thế Tôn tuyên bố về Tứ Niệm Xứ,và Ngài tuyên bố rằng đây là con đường duy nhất để dẫn đến Niết-bàn, để dẫn đến sự giải thoát, đoạn tận khổ ưu, đọan tận tham ái ưu bi ở đời.
Thì khi chúng ta nghe nói như vậy, mà chúng tôi lại trình bày cách này quí vị sẽ có một sự nghi vấn khác, chúng tôi biết rõ là như vậy. Nhưng điều đó không sao cả khi nào có dịp thì chúng tôi sẽ trình bày trên tinh thần học hỏi và làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về pháp, đó là một điều mà chúng tôi hết sức là hoan hỷ, và chúng tôi sẽ hẹn với quí vị một dịp nào cùng với Chư Tôn Đức để giải lý vấn đề này cho quí vị. Và bây giờ chúng tôi xin kết thúc câu trả lời ở đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
No comments:
Post a Comment