Hỏi: Rất ít người Phật tử Việt Nam mong mỏi chứng đắc được Niết-bàn thì chúng ta nên làm gì để thay đổi cái nhìn đó?
(Thảo luận ngày 7-9-2011, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Quyền trả lời: trên cái nhìn của một hành giả tu tập để hiểu biết được tất cả thì khi ấy họ hiểu biết rõ ràng thế nào là sự tu tập về niệm hơi thở và niệm sự tịch tịnh và họ niệm như thế nào để từ hơi thở đó đi vào những giá trị tịch tịnh v.v...
Đối với một người Phật tử bình thường chưa có thực tập về thiền định và cũng chưa thuần thục nắm căn bản về tinh thần của giáo lý thì ở đây chúng ta bằng cách hướng dẫn họ từ từ.
Có những Phật tử, họ gặp nhiều sự ưu phiền trong cuộc sống, đi đến chùa để tìm sự an vui, chẳng hạn như họ đến chùa lễ Phật hay đến chùa tụng kinh xuyên qua đó họ cầu nguyện một sự an lành.
Thì thật ra, chúng ta tụng kinh để hiểu biết được lời kinh Đức Phật đã dạy những gì và chúng ta tụng kinh như vậy như sưởi ấm được lòng chúng ta biết được kinh văn. Nhưng một điều là, trong cuộc sống này có quá nhiều phiền muộn, chịu nhiều áp lực nội tại trong gia đình, trong xã hội, trong những sự sinh hoạt ở nơi làm của mình, thì chúng ta nên bỏ ra một chút ít thời gian ngồi lại, không suy nghĩ gì hết, thở ra đếm một, hít vào đếm hai (như lời chỉ dẫn trong bài giảng hôm nay), thì ngay khi đó chúng ta hãy sua tan tất cả đừng bị vướng bận gì cả, mà cứ đếm một, đếm hai, đếm ba, đếm bốn. Hay đơn giản hơn nữa là bây giờ cứ thật sự mình thở ra hít vào, thở ra biết mình thở ra, hít vào biết mình hít vào, thì như thế sẽ được sự an lành.
Bởi vì sao? Bởi vì:
- Thứ nhất, một cách đơn giản là quên đi những chuyện xa gần của chính nó.
- Thư hai là cho thần kinh, tâm trí chúng ta nghỉ một chút xíu, khỏe một chút xíu.
Mà ở đó.
- Thứ nhất làm giảm bớt căng thẳng, mà não của chúng ta hết sức là mệt mỏi có thể đưa đến sự uất ức đưa đến sự hoản loạn đưa đến sự mất đi cái trật tự của tinh thần của cuộc sống này. Chúng ta cũng giống như máy móc, máy móc cũng còn được nghỉ thì cái đầu chúng ta cũng phải được nghỉ.
- Thứ hai, tâm của chúng ta làm việc riết không nghĩ khiến cái đầu óc tư tưởng cứ suy nghĩ hoài sẽ mau già và dễ sanh ra bịnh hoạn.
- Thứ ba là cảm thấy áp lực của cuộc sống này chán nản, ảm đạm và bi thương quá.
Thì nhìn hơi thở và tạo cho nghiệp của mình cũng được nhẹ nhàng hơn, chính vì nó nhẹ nhàng hơn, nó tạo cho ta cuộc sống quân bình lại, từ đó chúng ta có thể làm được những việc hết sức năng động, rõ ràng và ổn định. Bởi vì, khi tâm được định có thể giúp ích cho ta.
Chính khi đụng chạm quá nhiều thì chúng ta thấy rằng cuộc sống này nó vốn hiện hữu này kéo nhiều theo sự đau khổ sự bất toại nguyện điều đến với mình không như mình muốn và từ chỗ đó Đức Phật Ngài dạy làm sao để chúng ta tu tập tìm về cái giá trị yên lặng giá trị tịch tịnh. Tu là ở chỗ đó chứ không cầu, không muốn, không lạc, không khổ, không vui, không buồn. Chúng ta suy nghĩ như vậy, nhưng không dễ dàng đạt được cái suy nghĩ như vậy.
Những ai mà có đầy đủ để tác ý về niệm hơi thở, những ai có đầy đủ tác ý để mà thấy rằng cuộc sống là vô thường, là khổ não, hay là sự sống ở đây chính là sanh và diệt một cách liên tục xảy ra thì ở đó chúng ta đã nắm vững lý pháp căn bản rồi. Chúng ta đừng suy tư đừng lo lắng đừng dọng động tất cả chuyện gì, hít vào ghi nhận biết mình hít vào, thở ra biết mình thở ra, mặc cho thế sự thăng trầm buồn vui khổ đau an ổn bao nhiêu thế nào tâm của chúng ta cứ trước nhất tất cả mọi việc đều không yên nhưng tâm của chúng ta yên trước.
Thì đây chính là những cái gì, những sự tu tập mà thiết nghĩ rằng người Phật tử chúng ta cần phải có quan tâm tới. Còn chuyện xa chuyện gần, chuyện khen chê, chuyện vợ chồng con cái, chuyện học, chuyện hành chuyền tiền bạc chúng ta sắp xếp qua một bên, nếu mà sắp xếp không được thì chúng ta hãy tùy duyên. Và chúng ta cứ thở ra hít vào để tìm về sự sống của mình, tìm về sự tĩnh lạc của mình, tìm về một chỗ trú bình yên của chính chúng ta. Bởi vì lúc chúng ta đau khổ mà chồng mà vợ mà cha mẹ con cái không thể giúp chúng ta được. Thì chính ở đây pháp bảo là một phương lương diệu dược, ngay lúc này, nếu như ai biết an trú vào pháp ai biết hành pháp ai biết thực niệm pháp thì cái giá trị thực nghiệm thực hành đó là chính là chúng ta đang vâng theo lời Phật, đang đi đúng con đường Phật đã dạy, biết buông bỏ biết vượt qua và trước nhất là chúng ta được định tỉnh được yên vui và sau đó chúng ta có thể chia sẻ hay là từ chổ đó chúng ta có thể giúp ích những người khác. Còn nếu như quá nhiều việc mình đã bận rộn buồn phiền từ những cái mà người ta mang tới cho mình thì từng cái như chất đầy giọt nước tràn ly hay là nó đổ vỡ một cách đáng tiếc.
Con người chúng ta, luôn luôn bị những ưu phiền những tạp niệm những gánh nặng trói buộc của cuộc sống này làm cho chúng ta đánh mất đi những cái ý niệm sống tốt hay là những giá trị thực sống hay đánh mất sự bình yên sống trong kiếp sống ngắn ngủi.
Thì quả thật, ai biết an trú chánh niệm hơi thở, ai biết quay về giá trị nương tựa của sự thực tập của sự tu tập những pháp môn chẳng hạn như là ở đây là niệm hơi thở hay niệm sự tịch tịnh thì người đó đã được an vui người đó sẽ có một bến bờ bình yên của chính mình. Bến bờ bình yên này không ai tạo ra cho ai cả mà chính chúng ta tự xây dựng tự thiết lập và chính chúng ta cũng tự nếm trải ở trong chính cái sự thực hành của chính mình ./.
No comments:
Post a Comment