Saturday, October 27, 2018

Chủa Ba La Mật

Chùa Ba La Mật – Huế


Chùa Ba La Mật tọa lạc ở đường Thuận An, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa do Bố Chánh Nguyễn Khoa Luận lập ra vào năm 1886 ở thôn Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi đã treo ấn từ quan. Ngài xin xuất gia ở chùa Từ Hiếu, làm đệ tử của ngài Hải Thiệu Cang Kỷ. Sau đó về nhà xây một ngôi chùa trong vườn để tu hành. Những pháp tử thuộc các thế hệ sau tiếp tục trùng tu như ngài Viên Thành, ngài Trí Thủ và chùa trở thành một trong những ngôi chùa trang nghiêm ở Huế.

Chùa có kiến trúc chữ khẩu, khuôn viên rộng thoáng mát chừng 0,80 ha. Sau cổng tam quan kiểu cổ lầu hai tầng hai mái, phía bên phải là một hồ sen nhỏ, giữa hồ có tượng đá tạc hình Nguyễn Khoa Luận cao gần 2,00m đang ngồi đọc sách, phía bên trái là nhà thờ họ Nguyễn Khoa.



Chùa Ba La Mật thuộc phái Liễu Quán tu theo pháp môn Tịnh độ. Cách bố trí tượng thờ ở chánh điện phía tiền đường nhìn một cách khái quát như sau: Nơi cao nhất chính giữa thờ tượng 18 vị AlaHán (Đây là một trong bốn bộ tượng xưa nhất còn lưu giữ tại Huế). Tầng tiếp theo thờ Phật Tam Thế: Phía trong giữa là Phật Thích Ca, bên trái là Phật A-di-Đà, bên phải là Phật A-di-Lặc. Phía ngoài thấp xuống một bậc ở giữa là Phật Thích Ca, bên trái là Ca Diếp, bên phải là AnanĐa. Tầng thấp nhất trên chánh điện phía trước ở giữa là Phật Di Lặc, bên trái là Đức Thế Chí, bên phải là Quan thế Âm.

Hai căn bên chánh điện: Căn bên trái là bàn thờ thần Hộ Pháp (thiện), Căn bên phải là bàn thờ thần Tiêu Điện (ác). Phía hậu đường của chánh điện là Bàn thờ tổ: Nơi cao nhất có ảnh 18 vị A-la-Hán. Trên bàn thờ theo thứ tự là: Thờ Nguyễn Khoa Luận Thờ hương Linh, Địa tạng Thờ dòng họ Nguyễn Khoa Trong điện thờ Quan Âm có Tượng Quan Âm cao 3,50m.

Hiện nay, Chùa Ba La Mật là trụ sở của Ban Đại diện Phật giáo huyện Phú Vang. Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1993.

No comments:

Post a Comment