Lầu Đô Phủ Chuyên Nhìn Màu Ngói, Chùa Quan Âm Chú Nghe Tiếng Chuông
Hòe An Quốc Ngữ
Một hôm Hoà Thượng Dịch Đường (1805-1879) chuyên chú lắng nghe tiếng chuông sáng ngân vọng, rồi từ trong Thiền định đứng dậy, gọi người thị giả đến và hỏi xem ai là người đánh chuông sáng nay. Vị thị giả mới thưa đó là chú Sa Di nhỏ. Ngay khi ấy, Hòa Thương cho gọi chú Sa Di nhỏ kia đến mà hỏi rằng:
- Sáng nay con đánh chuông với tâm trạng như thế nào ?
-Dạ, Bạch Hòa Thượng, chẳng có tâm trạng gì hết, con chỉ đánh mà thôi. Chú Sa Di nhỏ đáp.
-Sao hả ? Làm sao có chuyện đó được chứ ? Thế nào con cũng có nghĩ gì trong tâm chứ ? Nếu không có gì làm sao có tiếng chuông ngân hay vậy chứ ? Hoà Thượng bảo.
- Bạch Hòa Thượng, con không nghĩ vậy. Tuy nhiên, xưa kia Thầy con có dạy rằng mỗi khi đánh chuông thì phải xem chuông như là Phật và đừng quên chú tâm mà đánh, nên con luôn luôn khắc ghi lời Thầy dạy, kính chuông như kính Phật và thường xuyên lễ bái chuông ạ! Chú Sa Di nhỏ trả lời.
Hòa Thượng Dịch Đường khen thầm tâm của chú Sa Di và khuyên vị ấy rằng:
- Từ nay cho đến khi chết, con đừng bao giờ quên cái tâm sáng nay nhé!
Chính vị Sa Di nhỏ này sau là Thiền Sư Sum Điền Ngộ Do (1834-1915), cĩ Quán Thủ (Kansu) của Vĩnh Bình Tự (Eihei-ji).
(Thấy nơi vo tâm, nghe với vô tâm, chính nơi ấy là Thiền. Thế thì chỉ (kỳ ma-thiền chỉ) nghe với vô tâm là như thế nào ? Ấy chính là nhân mục tham cứu"
Đây là câu thơ do Quản Công làm khi bị lưu đày đến Thái Tể Phủ. Các bậc thiền giả lấy hai chữ "thấy nghe" để làm ngôn từ biểu hiện cho "Thiền Kỳ Ma" (Thiền Chỉ) của vô tâm..
No comments:
Post a Comment