Cây sáo 43.000 năm tuổi cho thấy người tiền sử tiến bộ hơn ta nghĩ
Có vẻ như con người từ hơn 4 vạn năm trước đã là những thợ thủ công lành nghề và có sự tinh tế trong âm nhạc. Điều này hoàn toàn khác xa những gì các sử gia chính thống vẫn khẳng định về con người tiền sử.
Chiếc sáo Divje Babe là một hiện vật lịch sử có niên đại từ 43-60.000 năm trước. Nó được phát hiện trong một hang động ở Slovenia vào năm 1995.
Tác phẩm lâu đời này được làm từ mảnh xương đùi của một chú gấu nhỏ, đây được xem là nhạc cụ cổ xưa nhất từng được tìm thấy. Những lỗ khoan trên thân sáo khá đều và có hình tròn hoàn hảo, điều này cho thấy con người lúc bấy giờ đã yêu thích âm nhạc và có những khả năng nhất định trong lĩnh vực này. Nó không giống với chân dung mà các sử gia chính thống đưa ra về người tiền sử, rằng họ là những con người giống vượn và có ít trí thông minh.
Di chỉ khảo cổ học tại Divje Babe, Slovenia, nằm trong một hang động dài 45m, rộng 14m ven sông Idrijca, gần thành phố Cerkno. Hơn 600 hiện vật khảo cổ đã được tìm thấy tại đây sau khi khai quật gần 10 lớp đất đá, trong đó đáng chú ý là những vật dụng bằng xương động vật và khoảng 20 lò sưởi có niên đại khoảng 55.000 năm.
Chiếc sáo xương là một trong những hiện vật được tìm thấy, trên thân sáo được khoét những lỗ rộng khoảng 11,6mm, 2 đầu có lỗ thoát âm rộng khoảng 35mm. Nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra xoay quanh việc liệu đây có phải những lỗ sáo do con người tạo ra hay chỉ là vết cắn của một số động vật hung dữ.
Một khám phá tương tự đã được thực hiện vào năm 2008 tại hang động gần thành phố Ulm, bang Baden-Württemberg, nước Đức. Chiếc sáo xương cũng có niên đại 43.000 năm với 5 lỗ, thân sáo được làm từ xương cánh của một con chim, cho thấy con người tiền sử có khả năng âm nhạc và sản xuất nhạc cụ.
Ý tưởng này rất khó được giới học giả chính thống chấp nhận. TS. Cajus Diedrich đã nghiên cứu và đưa ra một kết luận đầy tranh cãi đó là, những lỗ hổng trên thân sáo thực chất là vết cắn của loài linh cẩu.
Kết luận này khiến nhiều người ngạc nhiên khi các bằng chứng khác đã hoàn toàn bị bỏ qua. Điều quan trọng là nhiều nhà khảo cổ và cả nghệ sĩ chuyên nghiệp đã thử chơi nhạc cụ bằng xương này và nó có thể đáp ứng được đầy đủ các nốt nhạc theo yêu cầu của âm nhạc hiện nay. Thậm chí người ta còn có thể chơi một khúc nhạc giao hưởng Ode to Joy của Beethoven với chiếc sáo xương trên (phút thứ 2:30 trong clip). Những vết cắn sao có thể tạo ra đủ 7 nốt nhạc?
Mặc dù TS. Driedrich đã bỏ qua phần lớn các bằng chứng thực tế để đưa ra giả thuyết của mình, vẫn có nhiều nhà khoa học khác công nhận chiếc sáo Divje Babe là một nhạc cụ hoàn chỉnh.
Trên thực tế, việc này bắt nguồn từ quan điểm cho rằng con người cổ đại là những động vật khờ khạo không có tư duy, không có khả năng tạo ra những vật dụng phức tạp. Từ quan điểm đó đã tạo ra cách nhìn chưa được đầy đủ của con người ngày nay về người tiền sử.
Những thay đổi lớn về cách nhìn nhận lịch sử chắc chắn sẽ tạo ra nhiều áp lực lên một số học giả, những người xem địa vị của mình quan trọng hơn sự thật. May mắn thay, ngày càng có nhiều bằng chứng thách thức lịch sử đã được khám phá. Nhận thức của con người hiện đại về người tiền sử đang dần khác đi và có lẽ đến một thời điểm thích hợp, sử sách sẽ phải trải qua những thay đổi lớn…
Hoàng An
Nguồn: http://tinhhoa.net/cay-sao-43000-nam-tuoi-cho-thay-nguoi-tien-su-tien-bo-hon-ta-nghi.html
No comments:
Post a Comment