Phật Pháp là phương lương dược giúp người nghiện cai được ma túy
by Elizabeth Critton, The Easier, Softer Way, Aug 18, 2013
Nguyễn Văn Hoà - Việt dịch
Venice, California (Mỹ) - Cai thuốc phiện thường là một quá trình khó khăn và đau đớn. Chúng tôi đã mất đi nhiều năm để thoát khỏi mọi ý nghĩ và cảm xúc dằn vặt. Các chất ma túy tạo nên những ảo ảnh của giải pháp hoàn hảo. Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã tìm được một tâm thái bình yên và thanh thản mà chúng tôi đang tìm kiếm.
Sau khi tỉnh táo, chúng tôi đột nhiên thoát khỏi sự mê man của các chất ma túy. Bởi vì những suy nghĩ và cảm xúc bắt đầu xuất hiện trong tâm thức của chúng tôi, chúng tôi thấy mình bị tổn hại rất nhiều. Những năm tháng nghiện ngập đã che mờ tâm trí của chúng tôi, nẩy sinh ra những suy nghĩ và cảm xúc khó chịu. Khi tâm bắt đầu tỉnh thức, những suy nghĩ và cảm xúc phát sinh và chúng tôi không có bất kỳ một trang cụ gì để hội nhập với chúng.
Phật giáo cung cấp một trang cụ hoàn hảo cho người đã cai ma túy. Tìm hiểu về giáo lý căn bản của Phật giáo, những suy luận cho hành vi của chúng ta bắt đầu có ý nghĩa hơn. Giáo lý về nhân quả khai sáng cho khả năng này. Đầu tiên, chúng ta chịu trách nhiệm về hành động của chúng ta. Nghiện ngập và hành vi mà đi cùng với nó có một nguyên nhân gốc rễ trong tâm trí của chúng ta.
Ba căn nguyên không lành mạnh, hoặc ba chất độc đặc biệt áp dụng đối với sự cai nghiện. Chất độc đầu tiên, sự ngu dốt (ngã mạn), là điều tiên quyết của hai điều kia. Với sự ngu dốt, quan điểm của chúng ta về thế giới bị bóp méo rất nhiều. Chúng ta tách biệt với thế giới bên ngoài, lúc nào cũng chỉ biết tới cái "tôi." Coi cái tôi là trên hết thì luôn luon chia rẽ. Nếu chúng ta có "cái tôi", thi tất cả mọi thứ khác trên thế giới đều là "tụi nó" hoặc " chúng nó." Sự phân chia này sẽ mở đường cho những mối tương quan khó khăn đối với những gì không phải là tôi.
Chất độc thứ hai (sân) là xu hướng chối bỏ, trốn chạy, thù hận, hoặc có những hành động hung bạo đối với những thứ khác. Nếu không có chánh niệm và sự hiểu biết, sự ác cảm thường được cho là những người khác gây ra, tình huống khác tạo ra, hoặc từ hành động, ngôn ngữ khắc nghiệt mà ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự ác cảm là do từ nội tâm; đó là những cảm xúc, suy nghĩ, hay giận hờn mà chúng ta sinh ra ác cảm, thù ghét, hoặc có thành kiến. Cảm giác thương tâm gây nên nghĩ tưởng u uất nặng nề , và phản ứng tự nhiên và vụng về của chúng ta là phản kháng lại. Đạo Phật dạy người nghiện mới tỉnh táo mà sự ác cảm không phải là bất cứ điều gì ngoại trừ những cảm giác này, và chúng ta từ bi và chánh niệm phải chấp nhận những cảm xúc như họ bình thản. Như AjahnSumedho đã nói: "Ngay bây giờ, nó là như thế này."
Bị vướng vào loại độc thứ ba không những chỉ gói ghém trong việc xử dụng các chất ma túy. Nó còn lien quan đến cả đời sống không nghiện ngập của chúng ta. Nghiện ngập và tham lam khiến chúng ta muốn mọi thứ đều phải theo một cách nhất định. Nếu chúng ta cứng nhắc đeo đuổi một ý tuởng rằng những việc này phải như thế này, chúng ta sẽ chịu nhiều đau khổ. Tương tự như vậy, chúng ta sẽ đau khổ nếu chúng ta them muốn những thứ khác với những gì chúng ta đang có. Để phục hồi trong việc nghiện ngập, them khát được thống trị và được say mê sẽ tước bỏ đi những giây phút hiện tại.
Mặc dù giáo lý Phật giáo là một giáo lý siêu tuyệt để học và tìm hiểu, nhưng không phải là con đường đúng duy nhất. Để xem những gì mà giáo pháp thực sự nói đến, chúng ta phải tự ngồi yên và tham thiền. lắng nghe một giảng sư nói về giáo Pháp là một cách tuyệt vời để tìm hiểu, nhưng phải trải qua qua kinh nghiệm bản thân thì chúng ta mới bắt đầu phát hiện ra tấm lòng của chúng ta, bỏ lại thói quen háo động ở phía sau, và phát triển để trở thành những chúng sinh có tâm thiện, có lòng từ. .
No comments:
Post a Comment