Wednesday, June 10, 2015

Nghệ Thuật Phật Giáo và Con Đường Mậu Dịch (tiếp theo)

Nghệ Thuật Phật Giáo và Con Đường Mậu Dịch (tiếp theo)


Nguồn tiếng Anh: Asia Society

Nguyễn văn Hòa dich thuật

Nghệ Thuật Phật Giáo Tại Các Nước Đông Nam Á

Nền văn minh Phật giáo và Ấn Độ đã đến các nước Đông Nam Á phần lớn thông qua hàng hải, và, một phần nữa là qua các tuyến đường thương mại trong lục địa chớ không phải là qua các cuộc chinh phục thuộc địa hay chiếm lãnh. Sự thực này có thể giải thích tại sao mỗi một phần của khu vực duy trì được tính cách cá biệt của nó dù là tất cả đều vay mượn từ Phật giáo Ấn Độ và nghệ thuật của Phật giáo Ấn. Mỗi một quốc gia hoặc vương quốc tìm đến Ấn Độ với những lý do khác nhau, đã tiếp thu các yếu tố khác nhau, và sau đó đã sửa đổi và giải thích các yếu tố thu nhập cho phù hợp với thị hiếu riêng của mình, một quá trình thể hiện rõ trong nhiều phong cách nghệ thuật khác biệt xuất hiện trong nghệ thuật Phật giáo Đông Nam Á. Phật giáo và biểu tượng của Phật giáo được truyền đến không phải chỉ do các tăng lữ Ấn Độ và sau này Sri Lanka mang đến mà còn do các tăng sĩ du học tại các tu viện nổi tiếng của Ấn Độ mang về và do sự đóng góp của cả những người hành hương đã đi qua các địa danh liên quan tới cuộc sống của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi các khách hành hương trở về Đông Nam Á, họ mang theo những truyền thuyết và cả những quà lưu niệm như các trang thờ bằng gỗ đá, các tác phẩm điêu khắc, các thứ hàng mã, và những bản thảo kinh văn.

Burma

Theo truyền thuyết địa phương cho rằng Phật giáo đã được giới thiệu vào Miến Điện (Myanmar) trong thế kỷ thứ ba Trước Công Nguyên (B.C.E.) bởi các nhà truyền giáo của vua Ashoka, một vị vua của Ấn Độ, mặc dù cuộc khai quật khảo cổ cho đến nay cho thấy sự hiện diện của Phật giáo chỉ từ khoảng thứ hai tới thế kỷ thứ ba C.E. Mặc dù một vài tông phái Phật giáo khác nhau đã được tu tập tại Miến ĐiệnPhật giáo Nguyên Thủy được thành lập như một tôn giáo ưu thế hơn trong năm 1056 bởi vua Anawrahta (trị vì 1044-1077), người đã thống nhất đất nước nàyTuy nhiên, nhiều tông phái của các truyền thống Phật giáo đến Miến Điện từ Ấn Độ và Tích Lan đã để lại vết tích không thể xóa nhòa bởi các tài liệu văn hóa của nóđược chứng minh bởi hai hình ảnh Đức Phật Thích Ca trong bộ sưu tập của hội châu Á. Phật giáo Nguyên Thủy Tích Lan ảnh hưởng lớn trong việc tu tập của Phật giáo Miến Điện và trong một ý nghĩa gần gủi hơn đã ảnh hưởng tới nghệ thuật của Miến ĐiệnNhững hình ảnh của Đức Phật trong hội Châu Á (Fig. 1) có thể được liên hệ với Phật giáo Nguyên Thủy bởi sự mô tả của hai trong số các đệ tử quan trọng nhất của Phật Thích Ca được thấy đang quỳ trước mặt NgàiPhần lớn sự chú ý của người Miến Điện cũng được tập trung vào Bồ Đề Đạo Tràng ở đông bắc Ấn Độ, là nơi Đức Phật đạt giác ngộThật ra, vào khoảng năm 1098 vua Kyanzittha tài trợ cho việc chỉnh trang lại ngôi đền Mahabodhi Temple nổi tiếng tại Bồ Đề Đạo TràngTại thế kỷ thứ mười một đến thế kỷ thứ mười hai những tượng Phật của Phật Giáo Miến Điện (Fig. 2) có thể có liên hệ với Phật giáo Đại thừa và ảnh hưởng của nghệ thuật từ các trung tâm Phật giáo ở đông bắc Ấn Độ do sự hiện diện của hai vị Bồ Tát nhỏ bé chầu hai bên Đức Phật Thích Ca như sự mô tả của bức tượng, đã được phát triển trong triều đại Pala của đông bắc Ấn Độ (ca. 8 - thế kỷ 12)(Fig. 3).
 




Shrivijayan Empire

Phật giáo phát triển rực rỡ trong nhiều lĩnh vực của Đông Nam Á, và sự kiểm soát hàng hải của Shrivijaya đóng một vai trò quan trọng trong sự giao thoa của văn hóa Phật giáo ở châu Á. Vương quốc giàu có nàylà lực lượng thống trị trong khu vực giữa thế kỷ thứ bảy và thế kỷ thứ mười một, kiểm soát phần lớn ở miền nam Thái Lan, Malaysia, và ngày nay là đảo Sumatra của Indonesia và JavaCho đến năm 1025 họ cũng kiểm soát eo biển Malacca, việc thông qua chiến lược đường biển giữa vịnh Bengal và vịnh Thái Lan. Do vậy Shrivijaya là một trung gian quan trọng giữa Ấn Độ và Trung Quốc và các học giả Phật giáo từ cả hai nước đã dành nhiều năm nghiên cứu thường xuyên Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim Cương thừa với những tu viện nổi tiếng của Shrivijaya. Ví dụ, vào năm 671, theo ký sử của Ngài Huyền Trang ghi rằng khoảng 1.000 tăng sĩ thuộc cộng đồng quốc tế đã được học tập tại thủ đô Shrivijayan. Một hình ảnh của Đức Văn Thù, Bồ Tát của Trí tuệ (Fig. 4), thuộc về truyền thống điêu khắc của Shrivijayannhưng tư thế rất giống với điêu khắc của Ấn Độ thời kỳ Pala được minh chứng bằng cơ thể của Ngài hơi nghiên và ngồi trên toà sen bằng đồng, trên đầu có gắng ngọc trai, các tính năng này được thấy trên các nghệ thuật của Pala (Fig. 5).


Thailand

Mặc dù truyền thống Thái Lan, giống như Miến Điện, cho rằng Phật giáo được giới thiệu vào các khu vực bởi các người truyền giáo của đại đế Ashoka trong thế kỷ thứ ba trước CN, gần đây bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng các hội truyền giáo Phật giáo được thành lập sau đó, vào thế kỷ thứ haCECác hình tượng của Thái Lan trong bộ sưu tập Asia Society đến từ ba khu vực địa lý và văn hóa: khu vực trung tâm, khu vực đông bắc và miền đông, và bán đảo phía nam .(Fig. 4)được sản xuất tại Thái Lan dưới sự bảo hộ của đế quốc Shrivijayan. Từ khoảng thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ chín, vùng trung tâm Thái Lan đã được cai trị bởi các dân tộc người Môn. Khu vực này thường được gọi là khu vực Dvaravati, mặc dù là biên giới của Dvaravati và cho dù đó là một vương quốc hay một nhóm của vương quốc không ai biết. Phật giáo Nguyên Thủy là tôn giáo chính của dân tộc Môn. Mặc dù Phật giáo Ðại thừa cũng đượcc tu tập vào thế kẻ thứ bảy, với các hình ảnh của các vị Bồ tát. Trong khi những hình ảnh của Ðức Phật sản xuất bởi người Môn họ duy trì các công thức lý tưởng và biểu tượng cơ bản phát triển Ấn Ðộ (Fig. 6)điểm đặc trưng của dân tộc Môn luôn thể hiện, đặc biệt là trong các tính năng của nét mặt (Fig. 7) Nghệ thuật Phật giáo từ vùng bán đảo với các tác phẩm điêu khắc ảnh hưởng Phật giáo Ðại thừa tiêu biểu là Ðức Bồ Tát Văn Thù đã được nhắc tới ở đọan trước. Nghệ thuật Phật giáo tại đông bắc Thái Lan, một khu vực ngang dọc bởi các tuyến đường cổ xưa, cho thấy ảnh hưởng phong cách đến từ khu vực Dvaravati, thời kỳ tiền Angkor của Campuchia, cũng như các vương quốc Chàm nằm trên bờ phía đông ngày nay của Việt Nam. Ảnh hưởng của Campuchia mạnh nhứt ? miền đông Thái Lan như là khu vực này thường được sự cai trị của Campuchia trong thời kỳ tiền Angkor, và sau đó, vào thế kỷ thứ mười một và thế kỷ th mười haiMột hình ảnh của Bồ Tát Di Lặc (Fig. 8) cho thấy sự ảnh hưởngnghệ thuật Khmer đầu tiên của ngườMôn, đặc biệt là khuôn mặt có quai hàm vuông và đôi mắt khảm..



Cambodia

Các tài liệu lịch sử đầu tiên về Campuchia đề cập đến một vương quốc gọi là Phù Nam, trong đó tổ chức lãnh địa, từ khoảng thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai cho đến giữa thế kỷ thứ bảy, bao gồm phần đất phía nam của Campuchia và Việt Nam ngày nay, và cũng bao gồm các phần đất ở miền nam Thái Lan và có thể xa hơn. Tài sản của Phù Nam tạo dựng được là nhờ ở thương mại, việc này được các nhà khảo cổ chứng minh bằng những cổ vật tìm thấy như trang sức bằng vàng của Ấn Độ, những bảng đá khắc chữ Brahmi (một loại chữ của Ấn Độ), những huy chương bằng vàng và những tiền xu của La Mã, những tấm gương từ đời nhà Hán bên Trung Quốc (ca. 206 TCN - 220 CE) , và hàng hóa từ Ba Tư và vùng Địa Trung Hải, như các mảnh vỡ của ly chén thủy tinh. Ít nhất Phật giáo cũng đã được truyền bá tại Campuchia từ thế kỷ thứ sáu, mặc dù Ấn Độ giáo vẫn được coi là tôn giáo chính của nơi này cho đến khoảng thế kỷ thứ mười hai.Những tượng Phật được biết đến sớm nhất, vào thế kỷ thứ sáu, có liên hệ mật thiết với các trung tâm Phật giáo của miền đông nam Ấn Độ qua các đường nét mỹ thuật như một phần vồ lên phía dưới sọ (nhục kế) được bao phủ bằng những lọn tóc quăn lớn dính sát đầu. Tuy nhiên, sau thế kỷ thứ bảy, ảnh hưởng của Ấn Độ đối với nghệ thuật Campuchia không còn thấy rõ, khác hẳn với nghệ thuật Phật giáo được phát triển tại các khu vực khác của Đông Nam Á, những sản phẩm mỹ thuật này thường xuyên chịu ảnh hưởng của các dòng nghệ thuật Ấn Độ. Không giống như những tượng Phật thông thường của khu vực, được trang sức bình dị, những tượng Phật được sản xuất dưới đế chế Khmer, cai trị Campuchia từ thế kỷ thứ chín đến thế kỷ mười ba, thường được đội vương miện và được trang sức lộng lẫy (Fig. 9). Trong thế kỷ thứ mười hai và thế kỷ thứ mười ba, các vị vua Khmer đã cố gắng tạo cho quần chúng thấy mối quan hệ gần gũi của họ với Đức Phật, gần như xác định họ chính là Phật. Do đó, vương miện và đồ trang sức dành cho những tượng Phật này cũng tương tự như trang sức của các vị vua trần thế. .


No comments:

Post a Comment