Hỏi: Nếu chỉ suy nghĩ mà không làm thì có tạo nghiệp không ?
(Câu thảo luận ngày 7-9-2012 trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma - Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu trả lời: Vấn đề phiền não khởi sanh và vấn đề tà tư duy khởi sanh là hai điểm khác nhau, bởi vì tâm đang bực bội khó chịu nhưng không hướng tâm đến đối tượng nào thì như vậy chưa có tạo quả của nghiệp.
Nghiệp tạo quả thì có ba là Vaciikamma-khẩu nghiệp, kāyakamma-thân nghiệp, manokamma-ý nghiệp.
Trường hợp Manokamma-ý nghiệp thì xuất phát từ nơi tâm sân cho nên nếu nói tạo ra quả dị thục thì phải nói là giai đoạn ý nghiệp giai đoạn đó mới tạo ra nghiệp. Còn khi tâm mới sanh khởi thì trường hợp đó chưa. Hai trường hợp này khác nhau.
Trong Kinh "Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì", Trung Bộ Kinh, Đức Phật thuyết: ý nghiệp có hai loại là nên hành trì loại không nên hành trì, tâm sân có hai loại là loại nên hành trì loại không nên hành trì, tưởng đắc kiến đắc có hai loại v.v...
Thì như vậy rõ ràng ở đây giữa ý và tâm sân có hai lãnh vực khác nhau.
Cho nên, câu hỏi: nếu suy nghĩ mà không biểu lộ bằng hành động lời nói thì có tạo ra quả nghiệp không?
Chúng ta nói, tùy, nếu sự suy nghĩ đó mà có đối tượng thì trong trường hợp này là ý nghiệp dầu chưa biểu lộ hành động lời nói thì vẫn cho quả nghiệp, còn phiền não mà sanh khởi lên bình thường mà không có đối tượng thì chưa tác thành nghiệp - phải có đối tượng mới được.
Thí dụ, chàng công tử Soreyya một hôm đi chơi ngoài thành gặp Tôn Giả Mahakaccana, Ngài có màu da trắng mịn rất đẹp, anh ta khởi nên tà tư duy và khi khởi lên tà tư duy với đối tượng là bậc thánh như vậy, tự nhiên giới tính của anh ta bị thay đổi và trở thành một nữ nhân, với bộ phẩn sinh dục biến thái, hổ thẹn anh ta trốn sang xứ khác. Khi trốn sang xứ khác với thân phận nữ nhân anh ta gặp một người nam cưới về làm vợ sau đó anh ta gặp người bạn cũ thuở xưa ở quê nhà đi đến xứ Takkasilà để làm việc, anh kể câu chuyện mình với người bạn này, nghe câu chuyện người bạn mới dẫn anh ta đến gặp Ngài Tôn Giả Mahakaccana để xin sám hối, khi sám hối thành tâm thì anh ta đã hoàn lại giới tính của mình là người nam.
Câu chuyện này, chúng tôi nhắc để cho thấy ý nghiệp quan trọng, ý nghiệp tạo ra quả dị thục chứ không phải là không tạo ra quả dị thục. Thành thử ra chúng ta phải biết rằng, hễ phiền não phát sanh bằng hại tư duy, sân tư duy mà phiền não đó nhắm đến một đối tượng thì tùy đối tượng đó là phàm phu hay là bậc thánh thì tùy theo mang nghiệp như thế nào. Cho nên không cần người đó phải thể hiện bằng hành động lời nói mà người đó chỉ khởi lên ý niệm tham sân si và hướng đến một đối tượng thì vẫn bị quả dị thục của nghiệp như thường.
Trường hợp khác, là trường hợp một vị tỳ kheo thuộc phe nhóm của Devadatta, vị tỳ kheo này vì ngưỡng mộ thầy của mình là Devadatta, do khởi lên tâm bực bội sân giận đối với Tôn Giả Sàrìputta, khi khởi lên một ý niệm sân hận phỉ báng đối với Tôn giả Sàrìputta. thì vị tỳ kheo đó bị quả nghiệp liền là cơ thể trở lên nóng nảy và mọc lên mụn nhọt trên cơ thể và các mụn nhọt đó lớn lên và bể, lúc bấy giờ anh ta mệnh chung. Đó chỉ là ý niệm thôi, chỉ là sự suy tư trên đối tưởng với ý tưởng tà vạy nên mang nghiệp quả như thế.
Còn vấn đề chúng ta không suy nghĩ, mà chúng ta dùng tâm sân. Tâm suy nghĩ là tâm hướng đến đối tượng còn tâm sân là tự nó khởi lên mà chưa đặt vào đối tượng nào hết thì như vậy ở đây chúng ta nên hiểu rằng ý nghiệp dầu tư tưởng dầu không biểu lộ bằng hành động lời nói mà tư tưởng hướng tâm đến đối tượng bằng ý niệm tham hay là sân, với ý niệm đó là nó đã tác thành nghiệp chứ không đợi đến khi biểu lộ bằng hành động lời nói.
Chúng tôi nhắc lại là chúng ta có rất nhiều trường hợp khi con người chỉ khởi nên một tư duy một ý niệm bất thiện pháp là cũng có nghiệp rồi.
No comments:
Post a Comment