Hỏi : Chúng ta ứng dụng được gì về Bát Chánh Đạo trong đời sống hàng ngày?
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 27 tháng 12 năm 2007 Minh Hạnh chuyển biên)
(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 27 tháng 12 năm 2007 Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng trả lời: Nên hiểu rằng con người của chúng ta thường sống cực đoan, bởi vì sống cực đoan do vậy thường hay mất quân bình, và Đức Phật Ngài giới thiệu pháp Bát Chánh Đạo như một con đường trung đạo. Con đường trung đạo có nghĩa là một phương pháp thực hành có phương pháp và không nghiên về một thứ nào quá đáng để làm hỏng những thứ khác. Nói tóm lại ở đây Đức Phật rất chú trọng đến phương pháp, và tu tập theo phương pháp này chúng ta có được một sự thành tụ nhất định.
Trước nhất ở trong chánh kiến được hiểu là cái nhìn dẫn đến sự hiểu biết dựa trên nhân quả, ví dụ như chánh kiến được hiểu là biết được sự khổ, rồi biết nhân sinh khổ, biết về sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ. Nếu một người nhìn sự vật không có tính nhân quả thì người đó không có chánh kiến. Thí dụ: tự nhiên trong lòng không vui mình kêu con cái, kêu bạn bè hay kêu người nào ra để gây với người đó, tại vì chúng ta không vui và không biết vì lý do gì cho nên chúng ta tìm người nào đó để trút giận, thì như vậy chúng ta không có chánh kiến như thực về nhân quả trong đời sống này.
Nhân quả tức là hiểu mình khổ do đâu, và nếu hiểu được thế nào là khổ và do đâu mình khổ, thì mình sẽ hiểu được sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ. Ngài nói đến chánh kiến là cái nhìn phải thấy sự liên quan đến nhân quả. Và cũng trong mạnh văn nói về tuệ học nói về trí tuệ hiện thực, thì ở đây nếu chúng ta muốn nhìn mọi sự vật một cách thật sự sáng suốt thì chúng ta nên tránh đừng để cho cái nhìn đó bị chi phối bởi dục tư duy, bởi sân tư duy, bởi hại tư duy. Có nghĩa là khi chúng ta lượng định đánh giá hay nhận xét điều gì đó, mà trong sự nhận xét lượng định đánh giá đó đi chung với sự ham muốn thì chúng ta không trung thực, hoặc với sự bực tức bực bội thì cũng không chung thực, và với sự hiềm hận thì dĩ nhiên còn tệ hơn nữa. Thì nói một cách khác là ở trong thời gian chúng ta suy nghĩ về sự một sự vật tốt đẹp nhất nếu nội tâm của chúng ta không bị dục tư duy, không bị sân tư duy, không bị hại tư duy, những thứ đó chi phối mình. Ví dụ như bây giờ qúi vị vào trong rơom nghe pháp ở thời điểm nào, ở tâm thái nào mà qúi vị nghe pháp tốt nhất, ở giờ phút thanh thản nhất không bị dục, sân và hại tư duy chi phối.
Do vậy khi chúng ta nói đến chánh tư duy thì chúng ta nên hiểu một điểm là hễ chúng ta muốn nhìn sự vật một cách trung thực một cách sáng suốt thì chúng ta đừng để cho bị chi phối bởi dục, bởi sân, và bởi hại tư duy, cả ba điều đó làm cho cái nhìn của chúng ta lệch lạc.
Chúng ta biết đến chính ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, có nhiều người hơi ngạc nhiên về điểm này là tại sao khi mình tu tập hạ thủ công phu là mình ngồi xuống hành trì thiền, thì có thể ở trong rừng, ở trong am thất, dưới cội cây, và những lúc đó đâu có chuyện gì chúng ta phải nói đến chánh ngữ, phải nói đến chánh nghiệp và đâu phải nói đến chánh mạng. Chánh mạng là nuôi mạng chân chánh chẳng hạn, về điểm này thì chúng ta đọc được rất nhiều lời dạy rất hữu ích là hành động lời nói và sự nuôi mạng của chúng ta ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, ảnh hưởng lớn lắm. Nói một cách thẳng là nếu qúi vị hành thiền mà qúi vị tiếp tục sống bằng nghề đánh cá, chúng tôi không lên án ai, nhưng nghề đánh cá là nghề không được xem là chánh mạng trong đạo Phật, và nghề đó ảnh hưởng đến chuyện tu thiền của chúng ta. Bởi vậy trong kinh thường nói rằng xin giới của những vị xuất gia hay của vị cư sĩ thì ảnh hưởng đến sự tu tập rất nhiều.
Chúng tôi để ý trong chùa là ngay cả Chư Tăng đi xuất gia mà vị nào có cách nuôi mạng mà Đức Phật gọi là tà mạng: Ví dụ như làm thầy pháp, làm bói, làm thầy phong thủy. Chúng tôi xin lỗi qúi vị đừng buồn là đôi khi cách nuôi mạng của chúng ta ngoài cách mà Đức Phật Ngài cho phép thì tự nhiên con đường mình đi nó lệch liền, rất khó để hành thiền. Người cư sĩ có những nghề mà Đức Phật Ngài dạy: Ví dụ như muốn tu tập thiền định mà còn buôn bán người, buôn bán thú, buôn bán khí giới, buôn bán thuốc độc, buôn bán rượu. Đôi khi có một vài Phật tử hỏi chúng tôi "Vậy chứ bây giờ con qua Mỹ sống nghề nào cũng được, miễn có tiền là được, mở tiệm rượu có ảnh hưởng gì không?" Thì thưa qúi vị đời sống hàng ngày một người đi chùa lễ Phật xong đi về bán rượu thì không ảnh hưởng gì hết, nhưng ở trong thực tế nếu qúi vị muốn ngồi xuống tu tập thiền định thì chuyện bán rượu hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến việc tu tập. Việc đó là việc rất nhiều vị thiền sư đã cho chúng ta biết như vậy.
Nghề thì dẫn đến nghiệp, những việc sinh kế ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều. Đôi khi sự tiến bộ về tin thần bị trì trệ thì chúng ta nên hỏi rằng điều đó ảnh hưởng từ nguyên nhân nào? có khi chúng ta là người nói nhiều quá ,hay chúng ta có bịnh nói chia rẽ - nói chia rẽ là một tà ngữ - có người có tật là đến người này nói sao cho chia rẽ người kia, đến người kia chia rẽ người nọ. Khi mình nói như vậy nhiều khi chỉ là cái tật, ít khi mình nhận ra tật đó, nhưng nó ảnh hưởng đến sự tu tập thiền định rất nhiều. Hoặc là vị thiền sư nói rằng chúng ta có bịnh gọi là nói nhảm nhí vô ích gọi là phiếm luận, tức là hễ chuyện nào có tánh cách Phật pháp hay lợi lạc thì chúng ta không bàn, mà chúng ta thích ngồi tán gẫu tán dóc với nhau. Bình thường thì không có hại gì hết, xem như việc đó mình nói là có nói đó, không chết ai hết, vô thưởng vô phạt, nhưng với một người nói nhảm nhí vô ích nhiều quá dành thì giờ với những chuyện không đâu ra đâu thì người đó họ vi phạm một điều rất hệ trọng đối với sự hành thiền, đó là sự lãng phí thời gian và lãng phí đời sống này.
Chỉ riêng sự lãng phí thôi người đó không thấy được là tại sao đời sống này cần phải có thái độ tích cực. Tại sao đời sống này những lúc chúng ta khỏe trong người là lúc mà chúng ta tương đối có thể tập trung tinh thần, thì chúng ta không dùng cho một lợi ích, mà chúng ta lại dùng cho chuyện tán gẫu với nhảm nhí vô ích, và khi chúng ta làm những chuyện đó không phải phí thì giờ người khác mà nó hại rất nhiều đến cách nhìn trong đời sống của mình. Nột người mà cảm thấy rằng mình có quá dư thì giờ để nói những chuyện không đâu ra đâu, thì người đó chưa có thái độ nghiêm túc về đời sống, thì đừng nói chi đến sự tu tập. Đức Phật Ngài đặc biệt dạy rằng khi mình hành thiền tu tập thì chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng ảnh hưởng tới sự tu tập.
Một nữ cư sĩ dạy thiền mà chúng tôi rất kính trọng. Vị nữ cư sĩ này khi dạy thiền nói rằng: Khi nấu ăn có những thứ thức ăn bắt buột phải rửa sạch, nếu không sạch nấu ăn sẽ có vị khác." Còn nói chuyện ở trong chùa khi mình nhuộm y thì vải phải cho sạch, yếu tố sạch đó giúp cho vải ăn màu. Thì cũng như vậy; Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng làm cho tâm thái của chúng ta, làm cho đời sống của chúng ta có cảm giác của gọi là sạch sẽ, để sẵn sàng để được dùng vào cái gì thích đáng. Còn ví dụ như trong đời sống của chúng ta những thứ đó không có thì giống như rau không rửa sạch còn cát còn bụi mà đem nấu ăn thì không hợp cách. Bởi vậy ở đây đề cập đến một yếu tố khác nữa nhiều khi người ta nghĩ rằng nó bình thường thôi không liên hệ trực tiếp mình ngồi thiền thì mình chỉ ngồi xuống tập trung vào hơi thở, thì có mắc mớ gì đến chuyện nghề của mình là nghề gì, việc của mình là việc gì, và nuôi mạng sinh kế thế nào. Nhưng điều đó ảnh hưởng đến mình rất lớn.
Và ở đây khi nói đến định học, nói về yếu tố tinh thần thì Đức Phật Ngài dạy chúng ta có ba thứ:
1) Đó là nghị lực hay là sự tinh tấn tức là sức mạnh nội tại, chúng ta nói năng lực. Một người thiếu nghị lực năng lực nội tại nhiều thì thân thì có thể khỏe nhưng tâm lúc nào cũng không có sức của nó, không có nghị lực nó, không có chất sống của nó, và ở đây chánh tinh tấn rất là cần mang lợi ích cho cuộc sống.
Và hai khả năng quan trọng khác của nội tâm đó là khả năng tập trung và khả năng bám sát với thực tại.
Tập trung với thực tại là chánh định.
Bám sát với thực tại là chánh niệm.
Và hai khả năng quan trọng khác của nội tâm đó là khả năng tập trung và khả năng bám sát với thực tại.
Tập trung với thực tại là chánh định.
Bám sát với thực tại là chánh niệm.
2) Chánh định là gì, chánh định là khả năng mình có thể làm một việc gì đó, sống với việc gì đó phải trong một thời gian tương đối lâu để chúng ta được thẩm thấu, để chúng ta có thể thấm nhuần, và để chúng ta thuần thục trong việc đó. Còn người mà tâm của họ giống như con lật đật thật, ra chúng tôi cũng chưa biết con lật đật ra sao nên tạm gọi là bắt cóc bỏ diã, giống như con khỉ nó không thể ngồi yên đượ,c nó lăng xăng hết chuyện này qua chuyện kia, hết chuyện kia qua chuyện nọ. Thì tâm mà không có định cũng như vậy, nó không có khả năng tập trung như vậy, thì khó có cái nào mà nó đào sâu.
Có nhiều Phật tử nói với chúng tôi rằng đi nhiều rơom nghe pháp mà không có chỗ nào thấy học được cái gì hết, chúng tôi ít bao giờ trả lời những điều đó, nhưng nếu là người Phật tử rất thân thì chúng tôi khuyên rằng nên dành nhiều thì giờ ở một chỗ, cố sức tập trung chút xíu, vì nếu qúi vị cứ hai ba cái nick rồi đi hết rơom này qua rơom khác nghe, rồi làm hết việc này đến việc kia, thì không có thì giờ để cho phép mình được cảm nhận, được tiếp nhận, được đón nhận, được hấp thụ, và được thuần thục ở trong điều đó. Vì vậy chuyện tu tập về lâu về dài ngay cả chuyện học Phật pháp cũng vậy, chúng ta khoan nói đến tu thiền, khoan nói đến chuyện lớn là hoằng pháp. Nếu nghĩ rằng nghe để cho vui, nghe để cho có, khi nào muốn nghe pháp thì mình vô nghe thì không có thấm đâu, mình muốn thấm nhuần thì theo ngôn ngữ thường thức người ta nói : "Thấm nhuần tương chao" thì thật sự mình phải chịu khổ với chuyện đó, chịu sống với điều đó dù trời nắng, trời mưa, trời sáng, trời tối cũng vì Phật pháp. Có nhiều người nghĩ chuyện học Phật pháp là dịch ba trang kinh, rồi xử dụng khả năng ngôn ngữ, xử dụng khả năng kiến thức của mình, rồi đánh giá vị này nói hay, vị kia nói dở, rồi quyển sách này đẹp, quyển sách kia trình bài không đẹp, và mình hiểu như vậy là Phật pháp. Phật pháp giống như hơi thở, phải giống như văn hoá, giống như một phần thân thiết của đời sống, chúng ta phải có mặt ở đó, phải hiện hữu, phải hít thở ,và từ từ để cho chúng ta có được cơ hội. Cơ hội đó là gì, cơ hội được thấm nhuần, thật ra ở trong sự thuần thục nói lên một bản lãnh rất quan trọng là định tâm sống với cái gì đó. Đức Phật Ngài thường nhắc chúng ta một điều rằng chúng ta hay hời hợt, sự hời hợt ở đây là thấy chúng ta lăn xăng, thấy chúng ta có vẻ biết nhiều, nghe nhiều, nói nhiều, nhưng thật sự không có gì thấm vào trong tâm tư của chúng ta.
3) Chánh niệm: Về khả năng sống với cái gì đó trong một thời gian dài, mà khả năng sống với điều gì đó sự tập trung rất là quan trọng của đời sống, khả năng đó gọi là chánh niệm. Chánh niệm là sự tỉnh táo hay là khả năng bám sát với thực tại, nếu đời sống chúng ta mà chúng ta nghĩ bình thường, và chúng ta thường sống trong sự vẩn vơ, ở trong sự vẩn vơ đó ít có khi nào thật sự chúng ta bám sát được với thực tại. Hồi chúng tôi sống với Ngài Ajahan Cha, Ngài thường nhắc tới một việc đó là một người tu thiền không nhất thiết là phải đi vào trong rừng sống yên lặng một mình, Ngài dạy rằng ngay cả sống giữa tăng chúng khi mình ăn uống thì chịu khó ngồi đàng hoàng, một vị tỳ kheo mà quên mình vừa ăn vừa đi, vừa cầm cái tách vừa uống vừa đi, thì Ngài nói rằng cách đó không hợp cho người tu tập. Khi nghe nói vậy thì tưởng Ngài khó, nhưng không phải, về lâu thì mình hiểu rằng con người mình thường thường trong sinh hoạt của mình đời sống mình không để tâm vào, ông bà chúng ta nói là "Không có ý tứ" không ý tứ không để tâm vào, vì chúng ta không để tâm vào do đó chúng ta rất là dễ xa rời với thực tại, mình không biết là mình đang suy nghĩ cái gì, mình đang làm cái gì, và mình không bám sát được nó. Ví dụ như là qúi vị có con nhỏ và qúi vị nuôi nhưng không bao giờ để ý đến, nó đi sao, nó buồn sao cũng mặc, nó đói nó no mình cũng không để ý đến nó, thì chỉ có những bậc cha mẹ nuôi con giỏi đều hiểu một chuyện là hãy bám sát lấy nó và khả năng để bám sát thực tại là một đặc điểm của chánh niệm.
Ba phần mà chúng ta gọi là định học đó là về tinh tấn hay nghị lực, khả năng bám sát hay chánh niệm, và khả năng tập trung tức là khả năng bền bỉ của chúng ta trong một đối tượng lâu dài, thì quí vị thấy ích lợi cho chúng ta vô cùng. Vì vậy khi chúng ta học Phật nhiều lúc chúng ta nghe một giáo pháp rất cao sâu. Đức Phật Ngài dạy trong Bát Chánh Đạo là Ngài nói về con đường diệt khổ là một con đường rất cao siêu huyền diệu, không phải là chuyện chúng ta nói ăn cơm uống nước trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải học từ đó rất nhiều ở trong cuộc sống hiện tại này, bởi vì Đức Phật cho chúng ta những gợi ý rất lớn, gợi ý rất lớn khi chúng ta hiểu về giáo lý Bát Chánh Đạo. Chúng tôi mong rằng mỗi một người Phật tử đều nên nhớ một điều rằng con đường của Đạo Phật đi là con đường trung đạo và con đường trung đạo mà Đức Phật đề cập đến là con đường Bát Chánh Đạo, nó cần có sự quân bình của thân của tâm những yếu tố tình cảm và trí tuệ, những yếu tố ngoại tại và nội tại. Chúng ta đọc vào Bát Chánh Đạo và đọc thật kỹ và nghiệm thực kỹ thì chúng ta không thấy rằng đó là một cách nói một chiều hay nói một điểm, mà là gợi cho chúng ta rất nhiều thứ, và ngày hôm nay chúng ta rất cần, bởi vì đa phần khi chúng ta nói chuyện gì thì chúng ta chỉ nói một chiều một cách thôi, nhưng khi áp dụng thì nó là vấn đề khác. Giống như khi qúi vị nói chuyện làm ăn thì nói sao cũng được nhưng nếu thật sự muốn bắt tay vào chuyện làm ăn thì chúng ta phải hiểu về cách quản trị nhân sự như thế nào, quản trị tài chánh như thế nào, có những đề xuất cho tương lai như thế nào, nó có nhiều việc nhiều khía cạnh để suy nghĩ đến chứ không thể nói rằng mình giỏi tay nghề mà mình không giỏi vấn đề quản trị người, quản trị nhân sự mà chúng ta làm được.
Nói chung là giáo lý Bát Chánh Đạo chúng tôi hy vọng rằng qúi Phật tử có thể đọc trong vài quyển sách trong những quyển sách của Ngài Bodhi đề cập đến Bát Chánh Đạo, chúng ta thấy rằng phương pháp không những chỉ lợi cho một người tu thiền mà còn lợi cho tất cả chúng ta ở trong đời sống hàng ngày. Đó là vài điều chúng tôi xin được nêu nên ở đây.
No comments:
Post a Comment